Sự tất yếu của việc tham gia vào chuỗi cung ứng ngành công nghiệp điện tử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ hội và thách thức đối với ngành công nghiệp điện tử việt nam khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu trong quá trình hội nhập kinh te (Trang 34 - 40)

1.3.1. Sự tất yếu của việc tham gia vào chuỗi cung ứng ngànhcông nghiệp điện tử công nghiệp điện tử

1.3.1.1. Xu thế toàn cầu hóa kinh tế

Tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu đang diễn ra với tốc độ cao, kèm theo xu hướng phân công lao động quốc tế, để có thể duy trì một cách ổn định vị trí trên thị trường quốc tế, một doanh nghiệp, một ngành hay một quốc gia khó có thể tồn tại một cách độc lập. Hội nhập tới đâu, thì chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ phát triển tới đó, sự liên kết giữa các nền kinh tế sẽ được phát triển và mở rộng. Việc tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tận dụng được thế mạnh của mình, trong so sánh tương đối với những chủ thể khác, nhằm tăng hiệu quả sản xuất, tăng giá trị gia tăng, từ đó tăng năng lực của các chủ thể này.

Toàn cầu hóa đem lại khả năng thâm nhập thị trường, tiếp cận nguồn lực và năng lực sản xuất bên ngoài biên giới doanh nghiệp và ngoài biên giới quốc gia dễ dàng hơn. Quá trình tự do hóa và giảm bớt rào cản về thương mại quốc tế, đầu tư cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, đã thúc đẩy quá trình cải cách và tái cấu trúc kinh tế trong từng quốc gia cũng như sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các quốc gia, góp phần khai thác tối đa lợi thế so sánh của các nước tham gia vào nền kinh tế toàn cầu. Những sự thay đổi này là dẫn đến sự hình thành chuỗi cung ứng toàn cầu.

1.3.1.2. Xu hướng của các MNCs và TNCs

Sự ra đời của các công ty xuyên quốc gia (MNCs) và các tập đoàn đa quốc gia (TNCs) với cơ sở, nhà máy sản xuất; các đại lý, văn phòng đại diện và trung tâm phân phối hàng hóa trên khắp thế giới, đã kết nối các thị trường địa phương và hoạt

độngsản xuất địa phương vào hệ thống toàn cầu. Đây chính là cơ hội để tham gia vào mạng lưới cung ứng quốc tế, đặc biệt đối với các nước đang phát triển.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các MNCs, TNCs đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển của GSC. Nó giúp hình thành nên sự tập trung công nghiệp tại một số khu vực nhất định từ đó tạo nền tảng để có được các liên kết bên ngoài doanh nghiệp. Đồng thời FDI góp phần định hướng vị trí, vai trò của các quốc gia khác trong GSC. Hướng đầu tư FDI của nước chủ đầu tư ở các nước chủ nhà sẽ xác định lĩnh vực mà quốc gia đó tham gia vào GSC.

1.3.1.3. Sự phát triển của khoa học công nghệ

Khoa học công nghệ phát triển kéo theo sự chênh lệch lớn giữa các quốc gia, đòi hỏi mỗi quốc gia phải chọn tập trung vào một lĩnh vực mà bản thân họ có điều kiện sản xuất thuận lợi và đạt hiệu quả cao. Do đó, kéo theo là sự thay đổi trong phân công lao động quốc tế. Một quốc gia để sản xuất ra một sản phẩm, thay vì sản xuất tất cả các bộ phận, linh kiện của sản phẩm đó thì có thể chỉ tập trung vào một thứ và nhập khẩu những phần còn lại từ các quốc gia khác. Phân công lao động quốc tế từ đó mà được hình thành một cách ngẫu nhiên và sự phân công này diễn ra theo hướng chuyên môn hóa, hợp tác hóa trong sản xuất.

Sự phát triển của khoa học công nghệ, mạng lưới thông tin làm cho hàng hóa, dịch vụ được lưu thông một cách xuyên suốt, kịp thời, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ đồng bộ giữa các mắt xích trong chuỗi, cơ sở hình thành chuỗi cung ứng toàn cầu với liên kết chặt chẽ hơn giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. Đây là yếu tố có vai trò quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng toàn cầu.

1.3.2. Các hình thức tham gia vào chuỗi cung ứng ngành công nghiệp điện tử

Về cơ bản, chuỗi cung ứng ngành công nghiệp điện tử có sự tham gia của ba nhóm đối tượng chính, đó là: Các hãng dẫn đầu, các nhà sản xuất theo hợp đồng, và các nhà dẫn đầu nền tảng (Sturgeon, J.T., Kawakami, M., 2010).

Các hãng dẫn đầu (OBM) trong chuỗi cung ứng ngành công nghiệp điện tử là những hãng sở hữu thương hiệu riêng, bán sản phẩm dưới tên thương hiệu của mình và có mạng lưới thị trường bao gồm những người tiêu dùng cá nhân, những doanh nghiệp hay các tổ chức của Chính phủ. Các hãng dẫn đầu thường sở hữu công nghệ rất hiện đại, đây là lợi thế giúp các hãng này giữ một vai trò dẫn đầu trong sự đổi mới công nghệ trong chuỗi. Năng lực này của các hãng dẫn đầu giúp chúng nắm giữ được sức mạnh thị trường. Các hãng điện tử dẫn đầu tham gia vào chuỗi ở các công đoạn như R&D, thiết kế sản phẩm, marketing và xây dựng thương hiệu, phân phối sản phẩm cuối cùng. Những hoạt động này có giá trị gia tăng tương đối cao. Do đó, giá trị mà các hãng dẫn đầu nắm giữ cũng tương đối lớn. Đây là hình thức tham gia cao nhất trong chuỗi cung ứng ngành công nghiệp điện tử.

1.3.2.2. Các nhà sản xuất theo hợp đồng

Nhà sản xuất theo hợp đồng thực hiện công việc tạo ra sản phẩm cho cho cáchãng dẫn đầu và cũng cung cấp một số dịch vụ về thiết kế. Đôi lúc, các hãng dẫn đầuvẫn thực hiện hoạt động lắp ráp sản phẩm cuối cùng ở trong nhà máy của chúng,nhưng việc sử dụng các nhà sản xuất theo hợp đồng ngày càng trở thành xu hướngphổ biến kể từ cuối những năm 1980. Các nhà sản xuất theo hợp đồng bao gồm hailoại chính: các nhà cung cấp dịch vụ chế tạo điện tử (EMS) và các nhà sản xuất theo thiết kế gốc (ODM).

- Các EMS

Đặc điểm của các doanh nghiệp này là chúng không thực hiện chức năng R&D, thiết kế sản phẩm bởi chúng không sở hữu những công nghệ hiện đại, tân tiến. Các doanh nghiệp này chỉ thực hiện chức năng cung cấp các dịch vụ độc lập như hoạt động thu mua hợp phần, linh kiện; lắp ráp bảng mạch; lắp ráp sản phẩm cuối cùng; thử nghiệm. Các EMS có xu hướng hoạt động trên phạm vi toàn cầu và cung cấp dịch vụ chế tạo cho các hãng dẫn đầu ở những phân khúc sản phẩm nhất định. Hiện nay, các EMS lớn nhất trên thế giới là các doanh nghiệp của Đài Loan, Singapore, Mỹ, Canada (Sturgeon, J.T., Kawakami, M., 2010).

Là những doanh nghiệp đảm nhận toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm từ việc thiết kế, thu mua nguyên vật liêu, lắp ráp thành sản phẩm cuối cùng và đóng gói. Hiện nay, các ODM lớn trên thế giới chủ yếu là đến từ Đài Loan (Sturgeon, J.T., Kawakami, M., 2010).

1.3.2.3. Các nhà dẫn đầu nền tảng

Các nhà dẫn đầu công nghệ nền tảng là những công ty đã thành công trong việc gắn kết công nghệ (dưới dạng phần mềm, phần cứng hay cả hai) vào trong các sản phẩm của các công ty đó. Trong những trường hợp cụ thể, các nhà dẫn đầu nền tảng có thể thâu tóm được phần lớn lợi nhuận của ngành công nghiệp và duy trì một sự kiểm soát chặt chẽ quá trình đổi mới trong ngành công nghiệp. Trong ngành công nghiệp điện tử, trường hợp sản xuất máy tính xách tay và điện thoại di động sẽ cho thấy rằng tại sao những hãng dẫn đầu sở hữu những sản phẩm với thương hiệu riêng của mình như Dell hay Motorola lại không phải là những hãng nắm giữ phần lớn giá trị tạo ra trong chuỗi. Đối với ngành công nghiệp máy tính, Intel là một ví dụ điển hình của nhà dẫn đầu nền tảng. Với năng lực công nghệ hiện đại của mình, Intel đã thực hiện việc tích hợp công nghệ vào các sản phẩm chíp máy tính của mình để tạo ra một dòng chíp máy tính có tốc độ xử lý cực mạnh và tạo ra sự độc quyền trên thị trường các sản phẩm chíp máy tính.

1.3.3. Lợi ích khi tham gia vào chuỗi cung ứng ngành công nghiệp điện tử

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, chuỗi cung ứng toàn cầu ngày càng trở nên quan trọng trong việc liên kết các nước với thị trường quốc tế để tiếp cận với nguồn cung cấp, sản phẩm, và lao động trên khắp thế giới. Trước đây, hoạt động của chuỗi cung ứng toàn cầu chỉ được thực hiện trong một vài ngành kinh tế nhất định, và phần lớn tập trung ở các nước phát triển. Sự tham gia của các nước đang phát triển vào chuỗi cung ứng toàn cầu là không đáng kể, và chỉ giới hạn ở việc cung cấp nguyên liệu đầu vào. Những thay đổi gần đây về toàn cầu hóa và những cải tiến trong quản lý chuỗi cung ứng và những thay đổi trong cơ cấu công nghiệp của các nước đang phát triển đã cho thấy sự tham gia tích cực vào phần lớn các quy trình sản xuất của chuỗi cung ứng toàn cầu của các nước đang phát triển. Việc tham

gia vào chuỗi không chỉ là chiến lược hiệu quả đối với các nước phát triển nhằm cắt giảm chi phí sản xuất, tối đa hóa doanh thu bằng việc sử dụng các dịch vụ thuê ngoài, tận dụng chi phí nhân công thấp ở các nước đang phát triển; mà còn mang lại nhiều cơ hội lớn đối với các nước đang phát triển.

1.3.3.1. Tiếp thu khoa học công nghệ hiện đại, tiên tiến

Chuỗi cung ứng toàn cầu hoạt động như kênh chuyển giao kiến thức, hỗ trợ kỹ thuật hiệu quả từ các tập đoàn lớn trên thế giới tới các công ty nhỏ hơn ở các nước đang phát triển. Học hỏi công nghệ từ các mắt xích khác ở trong chuỗi giúp doanh nghiệp tiếp cận được với các công nghệ tiên tiến trên thế giới để nâng cao chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh trong chuỗi cung ứng.

1.3.3.2. Tìm được chỗ đứng và tạo dựng thương hiệu trên thị trường

Hầu hết các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu từ các nước đang phát triển đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên vị thế cạnh tranh trên thị trường thấp, khả năng tham gia phân công lao động quốc tế hạn chế. Việc tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu giúp doanh nghiệp gia tăng cơ hội để sản xuất hàng hoá và thúc đẩy xuất khẩu. Từ đó, khẳng định được sự tồn tại và năng lực của doanh nghiệp. Nâng cao được hình ảnh và vị thế trên thị thường thế giới.

1.3.3.3. Tạo việc làm, nâng cấp nguồn nhân lực, mở rộng cơ hội tham gia cho các nước đang phát triển

Sự chuyển giao công nghệ, tri thức sẽ giúp cải thiện trình độ nhân lực và tăng năng suất lao động. Năng suất lao động tăng lên ở các nước nghèo là một trong những yếu tố mang tính nhân văn nhất của công cuộc phát triển GSC bởi vì nó cho phép đẩy nhanh công cuộc xoá đói giảm nghèo, trực tiếp mang cơ hội có thu nhập cho những tầng lớp tuy được đào tạo cơ bản song không có hoặc thiếu cơ hội tiếp cận việc làm phù hợp.

Bên cạnh những cơ hội toàn cầu, doanh nghiệp cũng phải đối mặt với những rủi ro toàn cầu. Để có thể liên kết và hưởng lợi từ chuỗi cung ứng toàn cầu, các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải tăng cường khả năng cạnh tranh và tạo sự kết nối tốt hơn bằng cách trở thành nhà cung ứng cho các công ty lớn hơn có trụ sở tại thị trường trong nước hoặc liên kết với các nhà sản xuất và người mua ở các nước khác. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến một số yếu tố khác là vấn đề tài chính, huy động vốn, sức mạnh của quan hệ khách hàng, mục tiêu của doanh

nghiệp, trình độ học vấn, kinh nghiệm và sự tiếp xúc thị trường quốc tế của doanh nghiệp.

1.4. Kinh nghiệm tham gia chuỗi cung ứng ngành công nghiệp điện tử của mộtsố nước Châu Á

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ hội và thách thức đối với ngành công nghiệp điện tử việt nam khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu trong quá trình hội nhập kinh te (Trang 34 - 40)