Các nhân tố về môi trường hoạt động

Một phần của tài liệu 0267 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NH hợp tác xã việt nam chi nhánh hải phòng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 35 - 38)

- Tỷ lệ nợ quá hạn

1.3.5.1. Các nhân tố về môi trường hoạt động

a. Môi trường kinh tế

Nền kinh tế là một hệ thống bao gồm các hoạt động k inh tế có quan hệ biện chứng, ràng buộc lẫn nhau nên bất kỳ một sự biến động của một hoạt động kinh tế nào đó cũng sẽ gây ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh của các lĩnh vực còn lại. Nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện lưu thông hàng hóa và các vòng quay tiền tệ cũng trôi chảy làm cho hoạt động tín dụng thuận lợi.

khủng hoảng, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ tiến hành tốt, có hiệu quả mang lại lợi nhuận cao, doanh nghiệp hoàn trả đuợc vốn vay ngân hàng cả gốc và lãi thì hoạt động tín dụng của NH phát triển, chất luợng tín dụng đuợc nâng cao. Nguợc lại, khi nền kinh tế suy thoái, sản xuất kinh doanh bị thu hẹp, đầu tu tiêu dùng giảm sút, lạm phát cao, nhu cầu tín dụng giảm dẫn đến doanh nghiệp hoạt động kinh doanh cũng thất thuờng ảnh huởng đến thu nhập của doanh nghiệp, từ đó ảnh huởng tới quy mô và chất luợng tín dụng của NH.

Chu kỳ kinh tế có tác động không nhỏ tới hoạt động tín dụng. Trong thời kỳ suy thoái, sản xuất vuợt quá nhu cầu dẫn tới hàng tồn kho lớn, hoạt động tín dụng gặp nhiều khó khăn do các doanh nghiệp không phát triển đuợc. Hơn nữa, nếu ngân hàng bỏ qua các nguyên tắc tín dụng thì lại càng làm giảm chất luợng tín dụng. Nguợc lại, trong thời ỳ hung thịnh, tốc độ tăng truởng cao, các doanh nghiệp có xu huớng mở rộng sản xuất inh doanh, nhu cầu tín dụng tăng và rủi ro ít, do đó chất luợng tín dụng cũng tăng. Tuy nhiên, trong thời ỳ này có những hoản vay vuợt quá quy mô sản xuất cũng nhu khả năng quản lý của khách hàng do những truờng hợp chạy đua sản xuất inh doanh, nạn đầu cơ tích trữ nên những hoản vay này vẫn gặp rủi ro.

Sự phù hợp giữa lãi suất cho vay của NH với mức lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất inh doanh và dịch vụ trong nền inh tế cũng ảnh huởng rất lớn đến chất luợng tín dụng NH. Với một mức lãi suất cao hơn mức lợi nhuận mà các doanh nghiệp vay vốn NH thu đuợc từ hoạt động sản xuất inh doanh thì các doanh nghiệp sẽ hông có hả năng trả nợ, ảnh huởng rất lớn đến quá trình tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp nói riêng và nền inh tế nói chung. Hoạt động tín dụng lúc này không còn là đòn bẩy thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển và theo đó chất luợng tín dụng cũng bị ảnh huởng. Bên cạnh đó những biến động về lãi suất thị truờng, tỷ giá thị truờng cũng ảnh huởng trực tiếp tới lãi suất của Ngân hàng.

b. Môi truờng pháp lý

Môi truờng pháp lý là một hệ thống luật và văn bản pháp quy liên quan đến hoạt

động của NH nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Trong nền kinh tế thị

trường có

điều tiết của Nhà nước, pháp luật có vai trò quan trọng, là một hàng rào pháp lý tạo ra

môi trường kinh doanh bình ổn, thuận lợi, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ

thể kinh tế, Nhà nước, cá nhân công dân, bắt buộc các chủ thể phải tuân theo.

Các chính sách của nhà nước ổn định hay không ổn định cũng tác động đến chất lượng tín dụng. Khi các chính sách này không ổn định sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó gây trở ngại cho ngân hàng khi thu hồi nợ và ngược lại.

Hệ thống pháp luật là cơ sở để điều tiết các hoạt động trong nền kinh tế. Nếu hệ thống pháp luật không đồng bộ, hay thay đổi sẽ làm hạn chế hiệu quả các hoạt động inh doanh, gây hó hăn cho NH hi í ết hợp đồng tín dụng. Ngược lại nếu nó phù hợp với thực tế khách quan thì sẽ tạo một môi trường pháp lý cho mọi hoạt động sản xuất inh doanh tiến hành thuận lợi và đạt ết quả cao.

Hiện nay Luật Ngân hàng còn nhiều sơ hở, chưa đồng bộ với các văn bản luật khác gây ảnh hưởng đến việc quản lý chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Các chủ trương chính sách của Nhà nước cũng thay đổi liên tục làm cho nhiều doanh nghiệp không nắm bắt kịp gây xáo động, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó gây ra nợ quá hạn, nợ khó đòi, chất lượng tín dụng giảm sút.

c. Môi trường xã hội

Quan hệ tín dụng được thực hiện trên cơ sở lòng tin. Nó là cầu nối mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng. Sự tín nhiệm ngân hàng càng cao thì càng thu hút nhiều hách hàng, tương tự với một hách hàng tạo được sự tín nhiệm đối với Ngân hàng sẽ dễ dàng vay vốn được thường xuyên với mức lãi suất ưu đãi.

Đạo đức xã hội ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng. Trong trường hợp đạo đức xã hội không tốt, lợi dụng lòng tin để lừa đảo, hoặc do điều kiện khó khăn hay trình độ dân trí chưa cao, kém hiểu biết sẽ làm giảm chất lượng tín dụng.

d. Môi trường tự nhiên

Những biến động bất khả kháng xảy ra trong môi trường tự nhiên như thiên tai (hạn hán, lũ lụt, động đất...), hoả hoạn làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, đặc biệt là trong các ngành có liên quan đến nông nghiệp, thuỷ sản, hải sản.Vì vậy khi môi trường tự nhiên không thuận lợi thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn từ đó làm giảm chất lượng tín dụng của NHTM.

Một phần của tài liệu 0267 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NH hợp tác xã việt nam chi nhánh hải phòng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w