- Tỷ lệ nợ quá hạn
07 176 270 05 123 69 153 37 33.6 94.0 Dư nợ trung dài hạn 5 ĩ 221.72
3.2.4. Nâng cao chất lượng tài sản đảm bảo
Tài sản đảm bảo là cơ sở để xác lập trách nhiện người vay, giảm rủi ro nhất là đối với các khách hàng mới. Tuy tỉ lệ tài sản đảm bảo của Chi nhánh những năm gần đây khá tốt (luôn ~80% tổng dư nợ) song việc đánh giá chất lượng thật sự của tài sản đảm bảo khá lỏng lẻo, chủ quan, mang tính hình thức. Điều này sẽ tiềm ẩn những khó khăn cho Ngân hàng trong tương lai khi thu hồi vốn.
Để nâng cao chất lượng tài sản đảm bảo, cán bộ tín dụng cần phải tiến hành kiểm tra kĩ lưỡng tình trạng thực tế của tài sản được mang ra thế chấp như nguồn gốc, giấy tờ quyền sở hữu, giá trị theo thị trường, khả năng thanh lý và khả năng cất giữ. Cần lưu ý các tài sản các tài sản có giá trị hiện tại lớn nhưng khó bảo quản, hạn sử dụng ngắn như ao đầm, chuồng trại,... để giảm thiểu mức rủi ro tốt nhất
- Phải nắm chắc sơ đồ bố trí sản xuất, bố trí máy móc, thiết bị... là tài sản bảo đảm. Điều này, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quản lý, theo dõi tài sản trên
thực tế. Bố trí mặt bằng là sự sắp xếp các loại máy móc, vật dụng, khu vực
sản xuất
của công nhân, khu vực phục vụ khách hàng, khu vực chứa nguyên vật liệu,
lối đi,
văn phòng làm việc, phòng nghỉ, phòng ăn...
Bên cạnh đó, sự thiếu hiểu biết của người quản lý, người cho vay về những vấn đề này đôi khi cũng là nguyên nhân gây ra những khó khăn trong việc phối hợp quản lý tài sản; dễ phát sinh nhiều phiền toái từ hai phía. Nắm bắt được sơ đồ bố trí sản xuất, có thể làm cho công tác quản lý tài sản bảo đảm trở nên dễ dàng hơn nhiều. Hồ sơ về sơ đồ bố trí sản xuất, bố trí máy móc, thiết bị hoặc kho hàng... cần phải được lưu k èm theo hồ sơ tín dụng để phục vụ cho công tác giám sát, kiểm tra, quản lý tài sản bảo đảm.
- Phải hiểu, nắm thật kỹ quy trình sản xuất kinh doanh (SXKD) của dự án, khách hàng. Có được sơ đồ bố trí sản xuất, sắp xếp thiết bị, máy móc, chỉ là điều
thác sử dụng tài sản.
Thực tế, có một lỗi hệ thống rất đáng quan ngại, là cán bộ quản lý thuờng quản lý dự án, tài sản bảo đảm tiếp cận theo kiểu thói quen, cảm tính... mà bỏ qua một khâu hết sức quan trọng đó là nhất thiết phải nghiên cứu, hiểu rõ về dự án, khách hàng để biết về mô hình tổ chức, quy trình SXKD của doanh nghiệp mình quản lý. Để làm đuợc điều này, thì trong quá trình quản lý dự án, tài sản bảo đảm, nguời cán bộ phải nghiên cứu, tìm hiểu kỹ về hồ sơ dự án, tham khảo thực tế để tự rút ra cho mình phuơng thức quản lý khoa học, khả thi, phù hợp nhất. Thực tế, không phải tất cả các dự án đều vận hành theo một quy trình SXKD cố định.