2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triên
Thị trường thẻ Việt Nam ra đời từ những năm đầu của thập kỷ 90, cùng với việc triển khai nghiệp vụ thanh toán thẻ của Ngân hàng Ngoại thương. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, nhận thức được sự phát triển của công nghệ và sự cần thiết của các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, từ năm 1993, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có những quy định đầu tiên về việc phát hành và thanh toán thẻ nhằm tạo một hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh thẻ. Chính phủ và các NHTM cũng đã có quyết định và biện pháp nhằm khuyến khích mở tài khoản cá nhân và sử dụng phương tiện thanh toán phi tiền mặt.
Trong giai đoạn 1990-1996, doanh số thanh toán thẻ Việt Nam đã tăng nhanh với tốc độ 200%/năm, đạt gần 200 triệu USD/năm. Năm 1995, sau khi Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm vận thì nhiều ngân hàng trong nước và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã bắt đầu quan tâm đến loại hình dịch vụ mới mẻ này. Thị trường thanh toán trở nên sôi động với sự tham gia của hàng chục NHTM (trước đó chỉ có Ngân hàng Ngoại thương). Tuy nhiên, doanh số thanh toán có phần chậm lại, năm 2000, doanh số thanh toán thẻ tại thị trường Việt Nam là 220 triệu USD.
Trong giai đoạn 1996 - 2001, tuy đã có một số ngân hàng là thành viên của Visa/MasterCard nhưng nhìn chung, thị trường thẻ Việt Nam còn hết sức sơ khai, nhận thức của người dân về thanh toán thẻ còn hạn chế nên các sản phẩm thẻ chủ yếu chỉ đáp ứng nhu cầu của tầng lớp dân cư có thu nhập cao và phần lớn chỉ được sử dụng khi mua sắm hàng hoá dịch vụ ở nước ngoài. Bắt đầu từ khoảng năm 2002, trên nền tảng hệ thống ngân hàng “lõi” (Core banking) mới, hiện đại được các NHTM đầu tư nâng cấp, các NHTM đã lần lượt triển khai các ứng dụng. Trong đó
Năm Số lượng thẻ phát hành luỹ kế(chiếc)
Tỷ trọng trong tổng số lượng
Thẻ nội địa Thẻ quốc tế Thẻ nội địa Thẻ quốc
2007 ~ 9.075.633 567.901 94.1% 5.9% 2008 13.978.622 1.026.985 93.2% 6.8% 2009 20.241.073 1.433.929 93.4% 6.6% 2010 28.500.000 3.200.000 89.9% 10.1% 2011 39.250.674 2.383.572 94.3% 5.7%
nổi bật lên là những sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa lần đầu tiên được phát hành tại Việt Nam như Connect24 của Vietcombank, F@stAccess của Techcombank, thẻ đa năng của Ngân hàng Đông Á, v.v...và cùng với việc Vietcombank triển khai hệ thống giao dịch ATM dựa trên nền tảng kết nối trực tuyến toàn hệ thống, thị trường thẻ Việt Nam bắt đầu thực sự có bước đột phá quan trọng. Tiếp đó, nhiều NHTM khác cũng đã tích cực đầu tư hệ thống công nghệ phục vụ cho phát triển sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa. Nhờ đó, người dân đã bắt đầu biết đến và làm quen với một phương tiện thanh toán tiện lợi, nhanh gọn, dễ đăng ký, dễ sử dụng hoạt động dựa trên cơ sở tài khoản cá nhân. Điều này đã giúp cho công cụ thanh toán thẻ có chỗ đứng rất quan trọng trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của khu vực dân cư tại Việt Nam hiện nay.
Năm 2006, thị trường thẻ Việt Nam đã có hơn 18 ngân hàng tham gia phát hành thẻ. Đến nay, chúng ta đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc của thị trường thẻ Việt Nam, tính đến ngày 31/12/2012 toàn thị trường có 48 tổ chức tham gia phát hành thẻ phát hành trên 250 sản phẩm thẻ các loại bao gồm các sản phẩm dựa trên tính năng tiện ích của thẻ ghi nợ nội địa, thẻ ghi nợ quốc tế, thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế và thẻ trả trước. Sự tham gia đông đảo của các ngân hàng vào lĩnh vực kinh doanh dịch vụ Thẻ, cùng với việc đưa ra nhiều sản phẩm Thẻ đa dạng, phong phú và có nhiều tính năng, tiện ích mới đã làm cho hoạt động của thị trường Thẻ trong những năm gần đây trở nên sôi động hơn bao giờ hết, với các sản phẩm ngày càng phong phú đa dạng. Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đã được thiết lập, kết nối đến 64 tỉnh thành trong cả nước.
2.1.2. Thực trạng hoạt động thị trường thẻ của các ngân hàng thương mại Việt Nam
2.1.2.1. Hoạt động phát hành thẻ
Tính đến ngày 31/12/2012 tổng số lượng thẻ phát hành của toàn thị trường đạt 54,9 triệu thẻ các loại tăng gần 32% so với năm 2011. Đến 30/6/2013, tổng số lượng thẻ phát hành toàn thị trườnglà 57,243,292 thẻ.
Biểu đồ 2.1: Tổng số thẻ phát hành tại Việt Nam giai đoạn năm 2007— 2012
Đơn vị: 1000 thẻ
(Nguồn: Báo cáo Hội Thẻ Ngân hàng Việt Nam)
Quan sát biểu đồ trên cho thấy số lượng thẻ phát hành toàn thị trường, tăng trưởng nhanh qua các năm, đặc biệt giai đoạn từ năm 2009-2012, số lượng phát hành tăng khoảng 10.000 thẻ mỗi năm, cho thấy nỗ lực của các NHTM trong việc phát triển quy mô thị trường thẻ. Tuy nhiên xét trong tỷ trọng số lượng thẻ phát hành toàn thị trường, số lượng thẻ nội địa vẫn chiếm đa số (khoảng 90%), số lượng thẻ quốc tế có tăng trưởng qua từng năm nhưng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Điều đó thể hiện rõ qua kết quả ở bảng sau:
Bảng 2.1: Số lượng và tỷ trọng thẻ nội địa và thẻ quốc tế toàn thị trường
Từ bảng trên ta thấy, thẻ nội địa tiếp tục là sản phẩm chủ yếu của các NHTM, luôn duy trì ở mức khoảng 90% tổng lượng phát hành toàn thị trường. Năm 2012, có 41/48 ngân hàng phát hành thẻ nội địa, với số lượng đạt hơn 50,7 triệu thẻ, tăng 29,2% so với năm 2011. Và có 34/48 ngân hàng phát hành thẻ quốc tế, trong đó có 26 ngân hàng phát hành thẻ ghi nợ quốc tế, 30 ngân hàng phát hành thẻ tín dụng quốc tế, và 23 ngân hàng phát hành cả 2 loại thẻ trên. Tổng số thẻ quốc tế tích lũy toàn thị trường đến hết năm 2012 đạt trên 4,2 triệu thẻ, tăng 76,8% so với năm 2011, trong đó nhóm ngân hàng nước ngoài phát hành trên 520.000 thẻ, chiếm khoảng 12,46% thị phần.
2.1.2.2. Hoạt động sử dụng và hoat động thanh toán thẻ
Trong những năm qua doanh số thanh toán thẻ và doanh số sử dụng thẻ không ngừng gia tăng. Đến năm 2012, doanh số sử dụng thẻ các loại đạt hơn 882.000 tỷ VNĐ, tăng 21,66% so với 2011, thể hiện nhu cầu sử dụng thẻ của người dân ngày một gia tăng. Riêng 6 tháng đầu năm 2013, doanh số sử dụng thẻ đạt 526.314 tỷ VNĐ. Trong tổng số doanh số sử dụng thẻ các loại, doanh số sử dụng thẻ ghi nợ nội địa vẫn chiếm tỷ trọng cao tới 92,88% trong đó doanh số rút tiền mặt chiếm 85,12%, doanh số chuyển khoản chiếm 14,4%, doanh số thanh toán tại ĐVCNT chỉ chiếm 0,4% và doanh số thanh toán hóa đơn chiếm 0,06%. Qua đó cho thấy người dân vẫn chủ yếu sử dụng thẻ nội địa để rút tiền mặt.
Hoạt động thanh toán thẻ chủ yếu là doanh số thanh toán thẻ tại ATM của thẻ nội địa. Năm 2012, doanh số thanh toán đạt 978.108 tỷ VNĐ, trong đó doanh số thanh toán thẻ nội địa tại ATM là hơn 833.899 tỷ VNĐ. Hoạt động thanh toán tại ĐVCNT chủ yếu là thanh toán thẻ quốc tế tại ĐVCNT, trong tổng số 98.942 tỷ doanh số thanh toán thẻ tại POS, doanh số thanh toán thẻ quốc tế là 54.767 tỷ VNĐ chiếm 55,35% ngược lại hoạt động thanh toán tại ATM chủ yếu là thẻ nội địa, tuy nhiên, doanh số thanh toán tại ATM gấp 9 - 10 lần doanh số thanh toán tại POS.
2.1.2.3. Phát triển mạng lưới ATM và POS
Trong những năm gần đây, hoạt động mở rộng mạng lưới thanh toán thẻ bao gồm hệ thống ATM và đặc biệt là hệ thống EDC/POS đã có sự tăng trưởng đáng kể.
STT Năm ATM EDC/POS Số lượng (lũy kế) % tăng trưởng so với năm N-1 Số lượng (lũy kế) % tăng trưởng so với năm N-1 1 2006 3.000 - 11.000 - 2 2007 4.596 53,0% 19.616 78,3% 3 2008 7.480 62,7% 26.930 37,2% 4 2009 9.723 29,9% 36.620 35,9% 5 2010 11.696 20,2% 53.952 47,3% 6 2011 13.649 16,7% 77.467 43,6% 7 2012 14.448 5,9% 104.882 35,4% 8 30/6/2013 14.713 1,8% 111.669 6.5%
Số lượng thiết bị EDC lắp đặt tại các ĐVCNT tăng trưởng rõ rệt qua từng năm.
Biểu đồ 2.2: Tổng số lượng thiết bị EDC/POS toàn thị trường Việt Nam giai đoạn 2007 -2012
Đơn vị: thiết bị
Từ biểu đồ trên cho thấy, nếu năm 2006, cả thị trường mới có hơn 11.000 EDC/POS thì đến 31/12/2012, con số đó đã lên tới 104.882 EDC/POS, tăng hơn 7 lần, tạo cơ sở vững chắc đẩy mạnh doanh thu từ thanh toán thẻ. Tuy nhiên so với thị trường thẻ trên thế giới thì số lượng EDC/POS của Việt Nam vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ. Theo thống kê, đến năm 2012, số lượng EDC toàn cầu đạt trên 40 triệu thiết bị, trong đó, khu vực Châu Âu chiếm trên 14 triệu EDC, Mỹ trên 11 triệu EDC, Châu Á Thái Bình Dương trên 5 triệu EDC. Đến 30/6/2013, số lượng EDC/POS toàn thị trường là 111,669 POS tăng 6,47% so với cuối năm 2012.
So sánh sự tăng trưởng quy mô mạng lưới EDC/POS trên thị trường thẻ Việt Nam với sự tăng trưởng số lượng ATM được các NHTM triển khai lắp đặt, số lượng thiết bị EDC tăng trưởng nhanh, mạnh hơn rất nhiều qua từng năm. Điều đó được thể hiện qua kết quả ở bảng sau:
Bảng 2.2: Tăng trưởng số lượng ATM/EDC tại Việt Nam qua từng năm giai đoạn 2006-2012
phát triển (1) hàng (2) (3) (4) (5) (6) (7)
(Nguồn: Báo cáo Hội Thẻ Ngân hàng Việt Nam)
Như vậy, trong những năm gần đây, các NHTM đã thực hiện đúng định hướng của NHNN về đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, đồng thời thể hiện việc chuyển hướng trong kinh doanh dịch vụ thẻ. Thay vì đầu tư lớn mở rộng mạng lưới ATM vốn chưa mang lại hiệu quả kinh doanh, các NHTM tiết giảm chi phí, chuyển sang tập trung mở rộng mạng lưới EDC/POS góp phần tăng thu từ dịch vụ thẻ và tạo thói quen mua sắm hiện đại cho người tiêu dùng. Điều này không chỉ mang lại lợi ích cho ngân hàng, khách hàng sử dụng thẻ mà còn đem lại lợi ích lâu dài cho toàn xã hội.
2.2. THỰC TRẠNG NÂNG CAO NĂNG Lực CẠNH TRANH DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
2.2.1. Giới thiệu chung về dịch vụ thẻ tại Agribank
2.2.1.1. Khái quát mô hình tổ chức hoạt động dịch vụ thẻ tại Agribank
Dịch vụ thẻ của Agribank được triển khai thử nghiệm từ năm 1999 với 04 máy ATM đặt tại 2 trung tâm lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Nhận thấy tầm quan trọng của dịch vụ thẻ trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng tiên tiến, hiện đại, Trung tâm Thẻ Agribank được chính thức thành lập từ ngày 18/07/2003 theo Quyết định số 201/QĐ-HĐQT của Chủ tịch Hội đồng quản trị với 5 phòng chức năng gồm: Phòng thanh toán, phòng Đại lý và chủ thẻ, phòng kỹ thuật, phòng phát hành thẻ và phòng hành chính nhân sự.
Trung tâm Thẻ thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Agribank trong việc quản lý, phát hành, nghiên cứu, ứng dụng và phát triển nghiệp vụ thẻ trong hệ thống Agribank đảm bảo yêu cầu pháp lý trong nước và phù hợp với thông lệ quốc tế. Tháng 8/2004 được sự chấp thuận của Thống đốc NHNN Việt Nam, Trung tâm Thẻ chuyển mô hình hoạt động thành Đơn vị sự nghiệp có thu, đồng thời các phòng chức năng cũng được cơ cấu lại cho phù hợp với mô hình mới. Theo đó, hiện tại Trung tâm Thẻ bao gồm các phòng nghiệp vụ: Phòng dịch vụ khách hàng, phòng phát hành thẻ, phòng nghiên cứu và phát triển, phòng kế toán, phòng kỹ thuật, phòng quản lý rủi ro và phòng hành chính nhân sự.
Ban Giám đốc
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam giai đoạn 2015, tầm nhìn 2020 - Trung tâm thẻ Agribank)
STT Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 Tăng/giảm 2012/2011 (+/-) Tăng/giảm 2012/2011 (%) 1 Thu từ DV thanh toántrong nước___________ 419 554 799 855 56 7,03 2 Thu từ DV thanh toánquốc tế______________ 193 263 359 271 -88 -24,60 3 ngoại hối____________Thu từ DV kinh doanh 190 497 557 329 -228 -40,94 4 Thu từ DV thẻ 52 121 147 185 38 26,08 5 Thu từ DV bảo lãnh 206 314 298 257 -41 -13,73 6 Thu từ DV khác 214 369 467 528 61 12,99 Tổn
g
doanh thu dịch vụ toàn hệ thống
_______________
1.274 2.118 2.627 2.475 -202 -7,69
Cơ cấu bộ máy tổ chức của Trung tâm Thẻ thời điểm hiện tại bao gồm: 1 Giám đốc, 3 Phó Giám đốc giúp việc và 7 phòng nghiệp vụ chuyên trách. Các phòng nghiệp vụ phụ trách phần nghiệp vụ của phòng mình và phối kết hợp với các phòng nghiệp vụ khác để hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu của Trung tâm Thẻ.
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức tại chi nhánh Agribank
(Nguồn: Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm dịch vụ thẻ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam giai đoạn 2015, tầm nhìn 2020
- Trung tâm thẻ Agribank)
Để thống nhất mô hình tổ chức nghiệp vụ thẻ trong toàn hệ thống Agribank, tháng 12/2004, Tổ Nghiệp vụ Thẻ được thành lập tại Sở giao dịch và các chi nhánh trên toàn quốc. Từ tháng 12/2007, Tổ Nghiệp vụ Thẻ được sáp nhập vào Phòng Dịch vụ và Marketing.
Phòng Dịch vụ và Marketing có nhiệm vụ trực tiếp tổ chức triển khai nghiệp vụ thẻ trên địa bàn theo quy định của Agribank; tham mưu cho Giám đốc chi nhánh phát triển mạng lưới đại lý và chủ thẻ; thực hiện quản lý, triển khai nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ theo quy định của Agribank; quản lý, giám sát hệ thống thiết bị đầu cuối; giải đáp thắc mắc của khách hàng; xử lý các tranh chấp, khiếu nại phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh thẻ thuộc địa bàn phạm vi quản lý.
Từ những nhiệm vụ liên quan đến nghiệp vụ thẻ, phòng Dịch vụ và Marketing tại hội sở chi nhánh sẽ triển khai tới các chi nhánh và phòng giao dịch trực thuộc.
2.2.1.2. Dịch vụ thẻ trong hệ thống sản phẩm dịch vụ của Agribank
Hệ thống sản phẩm dịch vụ của Agribank của Agribank bao gồm các nhóm sản phẩm, dịch vụ sau:
- Nhóm sản phẩm huy động vốn - Nhóm sản phẩm cấp tín dụng
- Nhóm sản phẩm, dịch vụ thanh toán trong nước
- Nhóm sản phẩm, dịch vụ thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ - Nhóm sản phẩm, dịch vụ thẻ
- Nhóm sản phẩm, dịch vụ Mobile Banking
- Nhóm sản phẩm dịch vụ ngân quỹ và quản lý tiền tệ - Nhóm sản phẩm, dịch vụ liên kết bán chéo
Trong cơ cấu sản phẩm, dịch vụ đó, dịch vụ thẻ ngày càng đóng vai trò quan trọng bởi những đóng góp trong tổng nguồn thu. Đặc biệt là trong những năm gần đây, khi nền kinh tế phải đối mặt với những khó khăn, thách thức từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, thu từ các sản phẩm truyền thống như tín dụng, thanh toán quốc tế giảm sút thì thu từ dịch vụ thẻ vẫn tăng trưởng bền vững.
Bảng 2.3: Doanh thu theo nhóm dịch vụ ngoài tín dụng tại Agribank
Nhìn vào bảng trên cho thấy, thu từ dịch vụ thẻ có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất 26,08% trong các nhóm dịch vụ, tiếp theo lần lượt là thu từ dịch vụ khác và thu từ dịch vụ thanh toán trong nước.
Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng doanh thu theo nhóm dich vụ năm 2011
(Nguồn: Báo cáo tổng kết chuyên đề sản phẩm dịch vụ 2012)
Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng doanh thu theo nhóm dich vụ năm 2012
(Nguồn: Báo cáo tổng kết chuyên đề sản phẩm dịch vụ 2012)
Từ biều đồ trên ta thấy, tỷ trọng doanh thu từ sản phẩm dịch vụ thẻ ngày càng tăng lên. Mặt khác, trong thời gian qua Chính phủ đã phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2011-2015 và ban hành nhiều cơ chế chính sách và cơ chế tạo điều kiện thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt của