Khái quát các mặt hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu 0442 giải pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh yên bái luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 55)

2.1.3.1. về huy động vốn

Trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào thì vốn cũng là yếu tố, tiền đề quan trọng để tiến hành các hoạt động kinh doanh. Đối với NHTM thì nguồn vốn kinh doanh là yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh.Khi nguồn vốn huy động có cơ cấu hợp lý, chi phí huy động vốn thấp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Xác định được tầm quan trọng của nguồn vốn kinh doanh, Agribank tỉnh Bắc Giang luôn xác định công tác huy động vốn là một hoạt động đi trước một bước, là khâu mở đường, là cơ sở để đưa ra các kế hoạch kinh doanh nhằm đảm bảo an toàn

hiệu quả và đạt mức lợi nhuận tối uu. Đến 31/12/2014, thị phần nguồn vốn của chi nhánh chiếm tỷ lệ trên 50% tổng nguồn vốn huy động của các ngân hàng và TCTD trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.Tình hình huy động vốn của Agribank tỉnh Bắc Giang đuợc thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại Agribank tỉnh Bắc Giang

tiền (%) tiền (%) 2012 tiền (%) 2013 I. Theo thành phần kinh tế 7.056 100 8.317 1Õ4 1.261 10.550 100 2.233 1. Tổ chức kinh tế 86 6 123 48 9 59 -377 67 3 4 6, 184" 2. Dân cu 6.188 877 7.826 94T 1.638 9.873 996 " 2.047 3. Tổ chức tín dụng 2 0,0 2 0,0" 0" 4 0, 0" 2 II. Theo kỳ hạn 7.056 Ĩõõ- 8.317 1Õ4 1.261 10.55 0 100 2.233 1. Tiền gửi KKH 76 2 108 76 6 92 4 96 7 9, 2 204 2. Tiền gửi CKH < 12T 5.786 82,0 7.029 84,7 1.243 8.409 797 1.380 3. 12T <= TG CKH < 24T 27 9 40 0 42 T 14 1.130 107 710 4. Tiền gửi CKH >= 24T 22 9 32" Õ21 ũ" -127 44 4 0, -58

II. Theo loại tiền huy động 7.056 100 8.317 1Õ4 1.261 10.55

0 100 2.233 1. Nội tệ 6.632 940 7.885 948 1.253 10.10 2 958 2.217 2. Ngoại tệ 42 4 6,0 2 43 5,2 8 8 44 2 4, 16^

2012 đến 2014 đều tăng lên qua các năm. Tổng nguồn vốn huy động năm 2013 đạt 8.317 tỷ đồng, tăng 1,261 tỷ đồng so với năm 2012. Năm 2013 là năm nền kinh tế có nhiều bất ổn và diễn biến phức tạp, tình hình kinh tế thị truờng có những biến động khó luờng ảnh huởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng; tuy nhiên, tổng nguồn vốn huy động của NH vẫn tăng và đạt tốc độ

17,87%. Điều này có được là do ngân hàng đã thực hiện tốt công tác chỉ đạo, điều hành kế hoạch kinh doanh, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch theo đúng quy định. Các chỉ tiêu kế hoạch được theo dõi, quản lý chặt chẽ, không để xảy ra tình trạng vi phạm kế hoạch, đảm bảo khả năng thanh khoản toàn chi nhánh. Bám sát di ễn biến lãi suất trên thị trường, điều hành lãi suất theo đúng quy định và đảm bảo khả năng cạnh tranh, tạo điều kiện nâng cao năng lực tài chính. Triển khai có hiệu quả các chương trình dự thưởng của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam cũng như chương trình kh uyến mại, tri ân của Agribank tỉnh Bắc Giang; có thể kể đến như: kết quả chương trình "Tài lộc đầu xuân" huy động được 448 tỷ đồng, chương trình huy động tiết kiệm dự thưởng "kỷ niệm 25 năm thành lập Agribank - may mắn nhân ba" huy động được 468 tỷ đồng và 758 ngàn USD, chương trình "chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn dự thưởng năm 2013" huy động được 334 tỷ đồng và 482 ngàn USD, chương trình "Cùng Agribank Mừng Quốc Khánh - Niềm vui nhân ba" huy động được 606 tr đồng và 947 ngàn USD.

Sang năm 2014, nguồn vốn của ngân hàng tăng lên nhanh chóng từ 8.317 tỷ đồng năm 2013 tăng lên đến 10.550 tỷ đồng năm 2014, tăng 2.233 tỷ đồng (tương đương 26,85%. Sự tăng trưởng vượt bậc trong năm 2014 do những nguyên nhân chính là ngân hàng bám sát diễn biến lãi suất trên thị trường, điều hành lãi suất cho vay và huy động vốn nghiêm túc theo đúng chỉ đạo của NHNN Việt Nam, NHNN tỉnh Bắc Giang và hướng dẫn của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, đảm bảo khả năng cạnh tranh, tạo điều kiện nâng cao năng lực tài chính nhưng vẫn chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp và hộ vay. Ngân hàng cũng thực hiện việc gắn công tác huy động vốn với cho vay, mua bán ngoại tệ và sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng Nông nghi ệp. Thêm vào đó là việc chỉ đạo các đơn vị thực hiện tốt công tác huy động vốn, đưa ra các giải pháp phù hợp để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trên địa bàn như khoán đến tổ nhóm và người lao động, nâng cao phong cách giao dịch. Triển khai có hiệu quả các chương trình dự thưởng của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam cũng như

chương trình khuyến mại của Ngân hàng Nông nghi ệp tỉnh Bắc Giang. Ket quả chương trình "Tài lộc đầu xuân" huy động được 448 tỷ đồng, chương trình huy động tiết kiệm dự thưởng: "kỷ niệm 25 năm thành lập Agribank - may mắn nhân

ba" huy động được 426 tỷ đồng và 495 ngàn USD.

Phân tích nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế

Nguồn vốn của Agribank tỉnh Bắc Giang từ các tổ chức kinh tế, dân cư và các tổ chức tín dụng. Trong đó, nguồn vốn từ dân cư vẫn chiếm tỷ trọng chính và tăng dần qua các năm, cụ thể nguồn vốn dân cư qua các năm như sau: năm 2012 là 6.188 tỷ đồng chiếm 87,7%; đến năm 2013 là 7.826 tỷ đồng chiếm 94,1%, tăng 1,638 tỷ đồng so với năm 2012 và sang năm 2014 đạt 9.873 tỷ đồng chiếm 93,6%, tăng 2.047 tỷ đồng so với năm 2013. Nguồn vốn từ tổ chức kinh tế giảm nhẹ trong năm 2013 (giảm 377 tỷ đồng) nhưng sang năm 2014 đã tăng 184 tỷ đồng so với năm 2013. Nhờ đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm, dịch vụ tiện ích, triển khai và thực hiện có hiệu quả các chương trình huy động, nguồn vốn huy động từ dân cư tăng.

Phân tích nguồn vốn huy động theo kỳ hạn

Nguồn vốn không kỳ hạn có xu hướng tăng nhẹ, nguồn vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng luôn là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất (tỷ trọng từ năm 2012 đến 2014 lần lượt là: 82,0%; 84,5% và 79,7%). Ngu ồn vốn này tăng lên qua các năm nhưng tỷ trọng lại giảm vào năm 2014 từ 84,5% năm 2013 xuống 79,7% năm 2014. Nguyên nhân là do sự tăng lên mạnh trong năm 2014 của nguồn vốn có kỳ hạn từ 12 tháng đến 24 tháng, từ tỷ trọng chỉ chiếm 5,0% trong năm 2013 thì sang năm 2014 đã chiếm 10,7% trong tổng nguồn vốn huy động. Nguyên nhân là do lãi su ất các kỳ hạn ngắn thấp, mặt khác, tình hình kinh tế vẫn đang khó khăn, hoạt động đầu tư còn gặp nhiều rủi ro, nên khách hàng có xu hướng gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn, đặc biệt là các kỳ hạn dài.

2.1.3.2. Hoạt động tín dụng

Hoạt động cho vay là hoạt động chủ đạo của Agribank nói chung và Agribank tỉnh Bắc Giang nói riêng. Hoạt động này mang lại thu nhập chủ yếu

cho ngân hàng tuy nhiên cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Nhận thức đúng đắn vấn đề này, trong những năm qua Agribank tỉnh Bắc Giang luôn coi trọng công tác tín dụng, với phuơng châm “An toàn - Hiệu quả - Bền vững”. Hoạt động cho vay ngày càng đuợc nâng cao cả về chất và luợng, đảm bảo an toàn, hiệu quả. Hoạt động cho vay của Agribank tỉnh Bắc Giang qua các năm đuợc thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.2: Tình hình sử dụng vốn tại Agribank tỉnh Bắc Giang

tiền (%) tiền (%) 2012 tiền (%) 2013 I. Tổng dư nợ 7.00 5 Ĩ06 7.96 8 ĨÕ6 963^ 8.745 ĨÕ6 77 7

1. Theo loại tiền

- Nội tệ 6.88 1 982 97.70 967 828" 8.540 7 97 1 83 - Ngoại tệ 12 4 U 9 25 33 135^^ 206 2-3 -54 2. Theo TPKT - Doanh nghiệp 1.86 4 26,6 31.90 239 39 1.886 21,6 -4" - Hộ GĐ,cá nhân 5.14 1 7^ 6.06 5 761 92 4 6.859 76 4 79 4 3. Theo kỳ hạn - Ngắn hạn 4.91 1 704 5.36 0 672 44 9 5.508 63 14 8^^ - Trung hạn 2.03 2 29,0 2.47 0 31 438- 3.042 36 8" 57 2 - Dài hạn 6 2 0,9 8^ 13 U 76 195" 2,2 57 II. Nợ xấu 1. Số du nợ xấu 15 2 4 15 22 168" 14 2. Tỷ lệ nợ xấu (%) 189 1,94^ 1,9 6

2013 - 2014 là những năm các doanh nghiệp tiếp tục phải đối mặt với vô vàn khó khăn. Tuy nhiên, nhờ có sự điều hành tín dụng luôn theo dõi sát diễn biến thực tế để chỉ đạo điều hành cơ cấu tín dụng theo đúng định huớng và hợp lý của ban lãnh đạo Ngân hàng đã giúp cho tình hình tín dụng năm 2013 và 2014 vẫn tăng truởng ổn định. Tổng du nợ tín dụng năm 2013 đạt 7.968 tỷ đồng tăng 963 tỷ đồng (tuơng đuơng 13,74%) so với năm 2012. Tổng du nợ tín dụng năm

2014 đạt 8.745 tỷ đồng (tuơng đuơng tăng 9,75% so với năm 2013). Đây là những kết quả thể hiện sự nỗ lực rất lớn của Ngân hàng. Mặc dù các tháng đầu năm 2014, tốc độ tăng truởng tín dụng chậm so với kế hoạch đề ra, để đạt đuợc mục tiêu tăng truởng du nợ năm 2014, Ban giám đốc đã triển khai thực hiện các biện pháp nhu: Tích cực triển khai chuơng trình kết nối Ngân hàng, doanh nghiệp và nguời dân trên địa bàn theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh và Ngân hàng nhà nuớc; thành lập các đoàn công tác do một đồng chí trong Ban Giám Đốc làm truởng đoàn đến làm việc với chi nhánh loại III để nắm bắt tình hình hoạt động kinh doanh, giải quyết những khó khăn vuớng mắc trong việc tăng truởng tín dụng; tích cực triển khai thực hiện cho vay theo hạn mức tín dụng đối với hộ gia đình, kinh doanh quy mô nhỏ theo quyết định số 889/QĐ-NHNo-HSX ngày 29/08/2014; phát động thi đua khuyến khích tăng truởng tín dụng trong toàn chi nhánh. Chính vì vậy, mặc dù lãi suất cho vay biến động giảm liên tục, bên cạnh đó là sự cạnh tranh gắt gao của các tổ chức tín dụng khác nhung tổng du nợ năm 2014 vẫn tăng hơn so với năm 2013 là 9,75% tuơng đuơng 777 tỷ đồng.

Cơ cấu dư nợ theo loại tiền

Du nợ cho vay nội tệ vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu, từ năm 2012 đến năm 2014 du nợ nội tệ chiếm tỷ trọng lần luợt là 98,2%, 96,7% và 97,7%. Du nợ ngoại tệ chiếm tỷ trọng rất thấp chỉ đạt duới 4% trong cả ba năm. Nguyên nhân do nhu cầu vay ngoại tệ của khách hàng vẫn thấp, khách hàng của Ngân hàng có nhu cầu vay ngoại tệ phục vụ cho hoạt động kinh doanh không nhiều.

Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế

nghiệp, trong đó, dư nợ đối với hộ sản xuất luông chiếm tỷ trọng lớn hơn và ngày càng tăng. Dư nợ hộ sản xuất năm 2014 đạt 6.859 tỷ đồng chiếm 78,4%, tương đương tăng 794 tỷ đồng so với năm 2013. Trong khi đó, dư nợ tín dụng cho vay doanh nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ hơn và tăng trưởng chậm. Năm 2014, dư nợ tín dụng doanh nghiệp chỉ đạt 1.886 tỷ chiếm 21,6%, giảm 17 tỷ đồng so với năm 2013. Nguyên nhân là do năm 2013 và 2014 tiếp tục là những năm khó khăn đối với doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn chưa được cải thiện nhiều do đó, nhu cầu vay vốn cũng chậm lại. Bên cạnh đó, Ngân hàng nông nghiệp thực hiện chủ trương mà Đảng và Nhà nước đã đề ra, đẩy mạnh đầu tư tín dụng cho nông nghiệp nông thôn, giúp nông nghiệp nông thôn phát triển.

Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn

Dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất, trong ba năm lần lượt chiếm tỷ trọng như sau: 70,1%; 67,2% và 63%. Dư nợ cho vay ngắn hạn mặc dù tăng nhưng so với tốc độ tăng trưởng của tổng dư nợ thấp hơn do đó tỷ trọng có xu hướng giảm khi mà dư nợ vẫn tăng. Ngoài ra, mặc dù chiếm tỷ trọng thấp hơn so với dư nợ ngắn hạn, nhưng dư nợ trung hạn lại có sự tăng trưởng nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng qua các năm như sau: năm 2012 là 2.032 tỷ đồng, chiếm 29% đến năm 2013 đã là 2.470 tỷ đồng, chiếm 31%, tăng 438 tỷ đồng; và sang năm 2014 đạt 3.042 tỷ đồng, chiếm 34,8% tăng 572 tỷ đồng.

về tình hình nợ xấu

Qua ba từ năm 2012 đến năm 2014, ảnh hưởng của việc suy thoái kinh tế làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghi ệp trong nước bị đình trệ, một loạt các doanh nghiệp rơi vào nguy cơ phá sản. Bước sang năm 2014, nền kinh tế đã bắt đầu khôi phục, tuy nhiên tổng cầu nền kinh tế tăng chậm, sức hấp thu vốn còn yếu, khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp còn hạn chế. Do đó hoạt động của ngân hàng nói chung và của Agribank tỉnh Bắc Giang nói riêng vẫn bị ảnh hưởng đáng kể. Tình hình nợ xấu của Agribank tỉnh Bắc Giang có tăng lên nhưng không đáng kể, tỷ lệ nợ xấu qua 3 năm như sau:

1,89%; 1,94% và 1,93%. Điều này do trong quá trình điều hành hoạt động tín dụng luôn theo dõi sát diễn biến thực tế để chỉ đạo điều hành cơ cấu tín dụng theo đúng định huớng. Thuờng xuyên đánh giá chất luợng hiệu quả theo đối tuợng đầu tu, cảnh báo sớm các loại hình đầu tu, các đối tuợng rủi ro cao để chỉ đạo các biện pháp quản lý chất luợng tín dụng. Đi đôi với việc mở rộng tín dụng, toàn chi nhánh đã tập trung nâng cao chất luợng tín dụng. Chỉ đạo các chi nhánh tăng cuờng quản lý nợ xấu, bám sát diễn biến nợ quá hạn, giao chỉ tiêu trích lập dự phòng rủi ro, thu hồi nợ đã xử lý, phân loại nợ theo đúng quý định, từ đó đánh giá thực trạng chất luợng tín dụng của từng khoản nợ, đề ra giải pháp thu hồi hiệu quả.

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK TỈNH BẮC GIANG

2.2.1. Khái quát chung về sản phẩm dịch vụ phi tín dụng tại Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Giang

Hoạt động dịch vụ của chi nhánh vẫn chủ yếu là các hoạt động truyền thống nhu thanh toán chuyển tiền trong nuớc, dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ thẻ, thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, chi trả kiều hối... Trong những năm gần đây, đặc biệt là từ năm 2012, chi nhánh đã tập trung chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 161/NQ-HĐTV ngày 18/5/2012 về các giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ của Agribank nhằm đổi mới, nâng cao chất luợng và phát triển các sản phẩm dịch vụ. Triển khai đồng bộ, kịp thời các giải pháp về huy động vốn và mở rộng cho vay; Tổ chức xây dựng và bảo vệ kế hoạch phát triển sản phẩm dịch vụ đối với các chi nhánh trực thuộc; Nâng cao chất luợng, hiệu quả các sản phẩm dịch vụ hiện có, mở rộng các sản phẩm dịch vụ mới, bảo đảm chất luợng và có tính thuơng hiệu cao; Cung cấp các gói sản phẩm dịch vụ kết hợp với việc mở rộng cho vay đối với khách hàng; Tổ chức cuộc thi tìm hiểu sản phẩm, dịch vụ Agribank, góp phần hoàn thiện và phát triển sản phẩm dịch vụ của Agribank... nhờ đó thu nhập từ hoạt động dịch vụ đã thu đuợc những kết quả đáng khích lệ .

TT món/DSố S Tỷ trọn g (%) Số món/D S Tỷ trọn g (%) Số món/D S Tỷ trọn g (%)

2.2.1.1. Dịch vụ thanh toán trong nước

Hoạt động thanh toán là một trong những hoạt động quan trọng trong kinh doanh ngân hàng nó không những là hoạt động mang tính truyền thống mà trong giai đoạn hiện nay chất lượng hoạt động thanh toán đã mang một màu sắc mới. Hoạt động thanh toán nhanh chóng, chính xác không những nâng cao giá trị thương hiệu của doanh nghiệp mà còn tạo ra nguồn vốn lớn với lãi suất đầu vào thấp thông qua số dư trên tài khoản vãng lai của khách hàng.

Khi nhận thức được tầm quan trọng của công tác thanh toán có ý nghĩa lớn

Một phần của tài liệu 0442 giải pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh yên bái luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 55)