Kiến nghị với Agribank Việt Nam

Một phần của tài liệu 0442 giải pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh yên bái luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 121 - 122)

Thứ nhất: NHNo&PNT Việt Nam cần tập trung toàn hệ thống thực hiện đồng

bộ các giải pháp. Trước tiên, tiếp tục thực hiện nghiêm túc, kịp thời chủ trương của

Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chính sách tiền tệ. Đẩy mạnh huy động vốn từ nhiều nguồn. Tăng cường hợp tác, kết nối thanh toán với các tổ chức, doanh nghiệp lớn. Tăng cường huy động vốn tại các đô thị, thành phố để bổ sung vốn cho nông thôn, nông dân đảm bảo các yêu cầu vốn phục vụ “tam nông”.

Thứ hai: Thực hiện đầu tư có chọn lọc và có trình tự ưu tiên, tập trung vốn đáp ứng vốn cho ‘tam nông” và các chương trình trọng điểm của Chính phủ, đảm bảo tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống theo đúng chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước. Tổ chức đánh giá triển khai thực hiện chiến lược kinh doanh đã và đang thực hiện, xây dựng chiến lược kinh doanh giai đoạn mới 2012-2015, tầm nhìn đến 2020; xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu Agribank.

Thứ ba: Phát triển mạnh công nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại hóa trên hệ thống IPCASII để phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ mới có chất lượng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, nâng cao thế cạnh tranh, trong đó chú trọng phát triển các sản phẩm thanh toán như thanh toán hiện đại như thanh toán quan thiết bị POS, SMS - banking, chuyển tiền biên giới, chi trả kiều hối, kinh

doanh ngoại tệ.... Phát triển hệ thống kết nối trực tuyến giữa khách hàng và ngân hàng thông qua hệ thống hiện đại hoá IPCAS II; bao gồm các chuơng trình ứng dụng khai thác và xử lý thông tin khách hàng, ứng dụng quản lý sản phẩm dịch vụ. Trụ sở chính cần phát huy lợi thế trong việc liên kết có tính hệ thống với các thuơng hiệu lớn, các chuỗi hệ thống bán lẻ nhu Siêu thị Metro, Big C} v.v... nhằm mở rộng các sản phẩm liên kết cũng nhu khả năng tiếp cận và mở rộng hệ thống POS/EDC với các đơn vị có doanh số thanh toán lớn

Thứ tư: Cần nghiên cứ kỹ các sản phẩm dịch vụ mới trước khi ra đời. Đối với mỗi sản phẩm dịch vụ truớc khi ra đời, Agribank cần có một bộ phận nghiên cứu nhu cầu của thị truờng xem khả năng thích ứng của sản phẩm, khả năng tạo ra lợi nhuận. Đảm bảo mỗi sản phẩm ra đời sẽ có kết quả tốt nhất, tránh lãng phí vốn, đầu tu và công nghệ.Ngoài ra, xây dựng các gói sản phẩm và các sản phẩm đặc trung và có cơ chế khuyến khích các chi nhánh để đẩy mạnh phát triển sản phẩm địch vụ ngoài tín dụng.

Thứ năm: Không ngừng hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ theo mô hình

quản

mới phù hợp với thông lệ quốc tế của ngân hàng hiện đại. Đặc biệt, chú trọng xây

dựng,

đào tạo nguồn nhân lực mạnh về số luợng và chất luợng đáp ứng nhu cầu phát triển của

Agribank trong giai đoạn mới, đua thuơng hiệu, văn hóa Agribank không ngừng lớn mạnh, có tầm ảnh huởng trong nuớc và vuơn xa hơn trên thị truờng khu vực và quốc tế,

mang lại sự thịnh vuợng và phát triển bền vững của ngân hàng, khách hàng, đối tác và

cộng đồng.

Một phần của tài liệu 0442 giải pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh yên bái luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 121 - 122)