Ngày nay, dịch vụ phi tín dụng ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động của các ngân hàng thương mại trên thế giới. Trong điều kiện nền kinh tế mở, tự do hóa thương mại và tự do hóa tài chính, nhu cầu về các dịch vụ phi tín dụng sẽ ngày càng gia tăng. Các ngân hàng hàng đầu thế giới đã phát triển mạnh về dịch vụ tín dụng đều nhận định rằng hoạt động tín dụng có thể tạo ra nguồn thu ổn định tuy nhiên nguy cơ rủi ro rất cao. Trong khi hoạt động phi tín dụng mang lại nguồn doanh thu cao, chắc chắn, ít rủi ro. Vì vậy, các ngân hàng đều hy vọng rằng dịch vụ phi tín dụng sẽ ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số của họ và trong bối cảnh hoạt động tín dụng hiện nay còn nhiều khó khăn, thì việc làm sao để đẩy mạnh dịch vụ phi tín dụng là điều cần thiết. Dịch vụ phi tín dụng mang lại rất nhiều lợi ích cho cả phía nhà cung cấp dịch vụ và cả phía khách hàng. Nói cách khác, dịch vụ phi tín dụng đã mang lại lợi ích cho toàn xã hội và cho cả nền kinh tế. Nền kinh tế tăng trưởng trong đó, có phần đóng góp của ngành tài chính - ngân hàng mà trong đó dịch vụ phi tín dụng là một trong những thành tố quan trọng.
3.2. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG
TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2020 3.2.1. Mục tiêu kinh doanh đến năm 2020
Với phương châm hoạt động là: Chất lượng - tăng trưởng bền vững - hiệu quả - an toàn, Agribank đã xác định từng mục tiêu kinh doanh cụ thể như sau:
Chất lượng - Nâng cao chất lượng hoạt động thông qua việc phân loại nợ xấu phấn đấu trích đủ dự phòng rủi ro đối với dư nợ tín dụng thương mại, tăng cường kiểm soát và hạn chế nợ xất phát sinh. Nâng cao chất lượng sản phẩm - dịch vụ cung ứng cho khách hàng, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng.
động vốn, đảm bảo tăng trưởng qui mô phù hợp với năng lực tài chính và khả năng kiểm soát được rủi ro, đẩy mạnh hoạt động dịch vụ, tập trung vào các dịch vụ phi tín dụng, dịch vụ tài chính, đưa vào khai thác các sản phẩm - dịch vụ mới, ứng dụng công nghệ hiện đại. Tiếp tục mở rộng và phát triển mạng lưới ở các thành phố trọng điểm, các tỉnh, vùng kinh tế.
Hiệu quả - Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thông qua việc điều chỉnh cơ cấu tài sản nợ, tài sản có theo hướng: tăng hoạt động dịch vụ, hoạt động đầu tư vốn, tăng tín dụng ngắn hạn trong đó tập trung vào tín dụng thương mại xuất nhập khẩu, tín dụng ngoài quốc doanh, tín dụng tiêu dùng.... Tập trung cho những khu vực, lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn có khả năng sinh lợi và nguồn thu tín dụng lớn nhằm đảm bảo tăng trưởng nhưng vẫn an toàn và hiệu quả.
An toàn - tiếp tục nâng cao năng lực tài chính, phấn đấu đạt chỉ tiêu an toàn vốn theo đúng lộ trình của NHNN, theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
3.2.2. Định hướng kinh doanh đến năm 2020
Agribank từ khi thành lập cho đến nay đã luôn khẳng định vai trò là một NHTM lớn nhất, luôn giữ vai trò chủ đạo đối với nền kinh tế của đất nước, đặc biệt đối với lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn, là một trong những ngân hàng có mạng lưới chi nhánh rộng khắp, thực hiện sứ mệnh quan trọng dẫn dắt thị trường, đi đầu trong việc nghiêm túc chấp hành và thực thi chính sách của Đảng, của Nhà nước, sự chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước Việt Nam về chính sách tiền tệ, đầu tư vốn cho nền kinh tế. Với mục tiêu là đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, khai thác các nhóm sản phẩm dịch vụ hiện có dựa vào những lợi thế so sánh của ngân hàng để đạt được mục tiêu bán được nhiều sản phẩm dịch vụ, tăng thị phần dịch vụ ngân hàng.
Agribank tỉnh Bắc Giang là một thành viên trong hệ thống, cũng luôn nỗ lực để
thực hiện mục tiêu và định hướng mà Agribank đã xác định, và từng bước khẳng định
vai trò, uy tín, thương hiệu của chi nhánh. Chi nhánh cũng đã đặt ra cho mình những mục tiêu cụ thể như là: Phát triển thêm các sản phẩm dịch vụ mới, đồng thời mở rộng
Đứng trước mục tiêu hoạt động chung, chi nhánh có đưa ra các giải pháp cụ thể. Đẩy mạnh phát triển, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ tiện ích đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ hiện có như là: Bên cạnh việc phát triển các sản phẩm dịch vụ mới thì việc khai thác có hiệu quả hệ thống sản phẩm dịch vụ hiện có được đánh giá là quan trọng hàng đầu vì đây là các sản phẩm dịch vụ mang lại nguồn thu cho chi nhánh. Chú ý phát triển đồng bộ các sản phẩm dịch vụ đồng thời nghiên cứu đưa vào triển khai nhiều tiện ích hơn nữa để thu hút được khách hàng. Chi nhánh đề ra giải pháp triển chọn gói các sản phẩm và mở rộng các sản phẩm liên kết với nhà cung cấp dịch vụ khác, đẩy mạnh bán chéo sản phẩm, đưa ra các gói sản phẩm với những ưu đãi riêng để thu hút giữ chân khách hàng cũ đồng thời thu hút khách hàng mới. Chi nhánh nâng cao đường truyền công nghệ thông tin, đảm bảo hệ thống vận hành một cách thông suốt nhất. Chi nhánh cũng đưa ra giải pháp xây dựng văn hóa với thương hiệu Agribank, đồng thời quảng bá sản phẩm, quảng bá thương hiệu cần thay đổi về hệ thống nhận diện thương hiệu nhằm tạo được ấn tượng, điểm nhấn trong lòng khách hàng một cách rộng rãi.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng hậu WTO của Việt Nam, trên cơ sở đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh đạt được trong thời gian qua, Agribank đã xây dựng thành công chiến lược hoạt động giai đoạn 2012 - 2014 và tầm nhìn chiến lược đến năm 2020 dưới sự trợ giúp và tư vấn của các tổ chức quốc tế. Kế hoạch chiến lược này đã được Agribank xây dựng một cách công phu, bài bản và khoa học dựa trên những phân tích đầy đủ về môi trường kinh tế - chính trị - xã hội, nắm bắt cơ hội thị trường, cơ hội hợp tác kinh doanh, nhận diện sâu sắc đối thủ cạnh tranh, xác định và tập trung phát triển những lĩnh vực có tiềm năng.... Một số chính sách điển hình có thể kể đến gồm:
- Nâng cao năng lực tài chính, đưa hoạt động của ngân hàng vào chuẩn mực chung, kinh doanh có hiệu quả, các chỉ tiêu về cơ cấu tài chính và hiệu quả kinh
doanh phải được phản ánh một cách phù hợp với thông lệ quốc tế.
thông tin quản lý tập trung và quản lý rủi ro độc lập.
- Xác định rõ chiến luợc khách hàng và thị truờng, phát triển và đa dạng hóa sản phẩm - dịch vụ ngân hàng hiện đại với mạng luới phân phối rộng khắp nhằm
đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng.
- Tập trung đẩy mạnh, hiện đại hóa công nghệ và khai thác ứng dụng một cách hiệu quả công nghệ mới trong hoạt động kinh doanh.
Tính đến nay, Agribank đã đi đuợc một chặng đuờng nhỏ của chiến luợc này với
những thành quả đạt đuợc đáng khích lệ, tuy nhiên đây lại là một chặng đuờng rất quan
trọng,khởi đầu cho sự nghiệp xây dựng Agribank thành một tập đoàn tài chính
- Ngân hàng vững mạnh, kinh doanh đa lĩnh vực, hoạt động theo thông lệ quốc tế với chất luợng ngang tầm với các ngân hàng hiện đại trong khu vực.
3.2.3. Chiến lược phát triển dịch vụ phi tín dụng đến năm 2020
3.2.3.1. Các sản phẩm truyền thống
Tạo niềm tin của khách hàng đối với chi nhánh: Đầu tu các trụ sở khang trang, sạch đẹp; với trang thiết bị hiện đại, đuợc bố trí khoa học sẽ tạo đuợc thiện cảm, tạo đuợc sự tin tuởng cao và làm cho khách hàng quyết định nhanh hơn trong việc lựa chọn sản phẩm dịch vụ của chi nhánh. Xây dựng quầy giao dịch thanh niên kiểu mẫu có trang thiết bị hiện đại, bố trí hợp lý, phù hợp với phong tục, tập quán, văn hoá...nhằm tạo không khí ấm cúng, gần gũi, thân thiện trong giao dịch. Đây là một yếu tố quan trọng trong việc tạo dựng, duy trì và phát triển mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng.
Xây dựng mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa các cán bộ công nhân viên chức. Tạo động lực thúc đấy, giúp đỡ nhau trong công tác, hoàn thành chiến luợc kinh doanh của chi nhánh. Đây không phải là hoạt động Markting trực tiếp, mà là thông qua các hoạt động giáo dục, đào tạo, các động lực khuyến khích, thúc đẩy nhân viên nâng cao năng suất, chất luợng công việc, tạo môi truờng làm việc chuyên nghiệp giúp cho cán bộ công nhân viên chức gắn bó, cống hiến hết mình cho chi
tối đa cho khách hàng.
Khai thác tối đa nhu cầu gửi tiền, các dịch vụ cho khách hàng, Chi nhánh đã có loại sản phẩm mang tính cạnh tranh cao nhu: sản phẩm tiền gửi tiết kiệm bậc thang, nó
có đặc tính linh hoạt nhu: gửi tiền với kỳ hạn gửi một lần nhung rút tiền nhiều lần ... Điều này vừa giúp Chi nhánh thu hút triệt để tiền nhàn rỗi trong dân, vừa tăng sức cạnh
tranh với các đối thủ trong và ngoài hệ thống.
Phát triển các giá trị tăng thêm của dịch vụ nhu bán chéo dịch vụ và phục vụ trọn
gói nhằm giữ chân khách hàng ở lại với NH lâu bền hơn nhu: khách hàng khi sử dụng
tài khoản để thanh toán thuờng đuợc tu vấn sử dụng các dịch vụ VN- top up để quản lý
chi tiêu trên tài khoản hay sử dụng thẻ ghi nợ để rút tiền hoặc thanh toán...
về nguồn vốn:
Công tác huy động vốn tiếp tục là vấn đề quan tâm của chiến luợc phát triển dịch vụ phi tín dụng đến năm 2020. Mục tiêu tăng truởng nguồn vốn là từ 13% đến 15%. Trong đó các mục tiêu cụ thể: tăng truởng nguồn vốn ngoại tệ đảm bảo phục vụ
và tuơng xứng với đầu tu tín dụng; tăng truởng nguồn vốn từ dân cu đạt tỷ trọng 93%
tổng nguồn vốn huy động, giảm nguồn vốn từ các TCTD xuống mức <2%; xây dựng nguồn vốn trên 12 tháng với tỷ trọng từ 10 - 15% tổng nguồn vốn đảm bảo đủ vốn cho nhu cầu đầu tu tín dụng trung và dài hạn, tăng truởng cao nguồn vốn không kỳ hạn và duới 12 tháng do chi phí đầu vào thấp mang lại thu nhập cho ngân hàng.
về nghiệp vụ thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ:
Tập trung phát triển SPDV “Chi trả kiều hối và Thanh toán quốc tế”. Phấn đấu đạt và giữ vững thị phần là 65%, riêng SPDV CTKH phải đạt 75%.Cụ thể:
3.2.3.2. Các sản phẩm dịch vụ mới
Tiếp tục tăng cường triển khai các dịch vụ mới:Dịch vụ quản lý tài sản, tiền mặt, thu ngân sách Nhà nước, các dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ Tư vấn tài chính, quản lý
danh mục đầu tư, dịch vụ chứng khoán, phát hành các công cụ nợ, dịch vụ Ngân hàng
hiện đại khác.
3.3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠIAGRIBANK TỈNH BẮC GIANG AGRIBANK TỈNH BẮC GIANG
3.3.1. Nâng cao chất lượng quản lý điều hành và chất lượng nguồn nhân lực
3.3.1.1. Nâng cao chất lượng quản lý điều hành
- Nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, NHNN, UBND tỉnh, Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam về các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và bảo
đảm hoạt động ngân hàng an toàn hiệu quả.
- Chủ động, linh hoạt trong việc điều hành hoạt động kinh doanh theo định hướng, mục tiêu chương trình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương và
theo sự
chỉ đạo điều hành của ngân hàng cấp trên; không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Bắc Giang. - Bám sát diễn biến lãi suất, tỷ giá trên thị trường; điều hành lãi suất cho vay
và huy động vốn nghiêm túc theo đúng chỉ đạo của NHNN tỉnh Bắc Giang và hướng dẫn của Agribank Việt Nam, đảm bảo khả năng cạnh tranh, tạo điều kiện
nâng cao năng lực tài chính nhưng vẫn chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp hộ vay.
- Thường xuyên thực hiện rà soát công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá cán bộ nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ
năm và kế hoạch hàng tháng, hàng quý theo hướng linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường, đồng thời, tăng cường tính chủ động và trách nhiệm của chi nhánh trong điều hành kinh doanh. Chỉ đạo thực hiện tốt việc giao các chỉ tiêu đến từng cán bộ, phải gắn với định hướng tổ chức thực hiện và thường xuyên theo dõi, đôn đốc tiến độ thực hiện.
3.3.1.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Con người luôn là yếu tố cơ bản quyết định sự thành công. Để có thể phát triển các sản phẩm dịch vụ, biến những chiến lược của ngân hàng thành hiện thực, cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Một trong những hạn chế của Agribank tỉnh Bắc Giang hiện nay là đội ngũ cán bộ tuy đông nhưng trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa cao, không đồng đều, năng lực quản trị điều hành và kinh nghiệm của nhiều cán bộ lãnh đạo còn hạn chế. Do vậy, cần phải có giải pháp đồng bộ để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Trước hết là vấn đề tuyển dụng cán bộ. Để có được đội ngũ cán bộ trẻ có trình độ, năng động và sáng tạo trong công việc. Đó chính là bàn đạp để tạo bước nhảy trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập quốc tế trong thời gian tới. Chính bởi vậy, Agribank tỉnh Bắc Giang cần thiết lập quy trình tuyển dụng chặt chẽ bao gồm hệ thống tiêu chuẩn và cách thức tổ chức thi tuyển như sau:
- Công khai hoá thông tin tuyển dụng nhằm tạo khả năng thu hút nhân tài từ nhiều nguồn khác nhau.
- Tổ chức thi tuyển nghiêm túc theo đúng quy trình, tránh tình trạng qua loa hình thức, lựa chọn người không có năng lực.
- Đối với những bộ phận cần năng lực có chất lượng cao, cần nhiều kỹ năng trong một nhân viên, cần có chính sách đãi ngộ thích hợp.
- Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ nhân viên để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thích ứng với hoạt động Ngân hàng hiện đại.
Để làm được điều đó, Agribank tỉnh Bắc Giang cần phối hợp với Trung tâm Đào tạo của Agribank Việt Nam để tổ chức các lớp đào tạo cho những nhân viên kể cả đội ngũ lãnh đạo hiện đang còn thiếu trình độ so với tiêu chuẩn. Đối với nhân
viên chưa có trình độ chuyên ngành cần đào tạo bổ sung kiến thức thông qua các lớp nghiệp vụ hoặc đào tạo điều kiện sắp xếp công việc để họ có thể học thêm bằng thứ hai. Đặc biệt Agribank tỉnh Bắc Giang cần tổ chức các lớp đào tạo bổ sung kiến thức cơ bản về ngoại ngữ, tin học, giao tiếp nhằm nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và các giao dịch quốc tế tối thiểu. Có như vậy mới tạo điều kiện để phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại như E-banking, dịch vụ thanh toán thẻ Visa, Matercard, thanh toán séc du lịch.
Ngoài ra, một vần đề quan trọng mà cần phải thực hiện là đào tạo các kỹ năng cho nhân viên. Thực tế, nhiều cán bộ có trình độ song lại thiếu các kỹ năng như kỹ năng giao tiếp đàm phán. Kỹ năng giao tiếp có vai trò quan trọng trong việc thu hút khách hàng. Nếu nhân viên có kỹ năng giao tiếp tốt khách hàng cảm thấy hài lòng với thái độ phục vụ nhiệt tình của nhân viên sẽ là tiền đề phát triển ngân hàng hiện