Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu 0397 giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng của NH hợp tác xã việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 47 - 48)

Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam ra đời trên cơ sở chuyển đổi từ Quỹ Tín dụng Nhân dân Trung uơng (tên tiếng Anh là Central People's Credit Fund, viết tắt: CCF). Quỹ tín dụng Trung uơng đuợc hình thành dựa trên Quyết định số 390/QĐ- TTg ngày 27/7/1993 và công văn số 6901/KTTH năm 1994 của Chính phủ Việt Nam. Đến năm 1995, Thống đốc Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam có quyết định số 162/QĐ-NH5 ngày 8/6/1995 cho thành lập Quỹ tín dụng nhân dân Trung uơng và Quyết định số 200/QĐ-NH5 nhằm cấp giấy phép hoạt động cho Quỹ tín dụng nhân dân Trung uơng với số vốn điều lệ ban đầu là 200 tỷ đồng. Từ năm 2010, vốn điều lệ đuợc tăng lên 2000 tỷ đồng.

Năm 2013, với vốn điều lệ là 3.000 tỷ đồng, theo giấy phép số 166/GP- NHNN đuợc Thống đốc Ngân hàng Nhà nuớc ký ban hành ngày 04/06/2013, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đuợc thành lập, có thời hạn hoạt động 99 năm. Vốn điều lệ của ngân hàng bao gồm vốn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nuớc Việt Nam, vốn góp của quỹ tín dụng nhân dân thành viên và các pháp nhân khác.

2.1.1.1. Các mốc lịch sử

Ngày 08/06/1995: Thống đốc Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam có Quyết định số 162/QĐ-NH5 về việc cho phép thành lập Quỹ tín dụng nhân dân Trung uơng và Quyết định số 200/QĐ-NH5 về việc cấp giấy phép hoạt động cho Quỹ tín dụng nhân dân Trung uơng với số vốn điều lệ là 200 tỷ đồng, thời gian hoạt động 99 năm.

Ngày 05/08/1995: Quỹ tín dụng nhân dân Trung uơng đã tiến hành tổ chức lễ khai truơng chính thức đi vào hoạt động tại 40 Hàng Vôi - Quận Hoàn Kiếm - Hà nội với 19 cán bộ đuợc tổ chức thành 6 Phòng, Ban.

Năm 1996: thành lập Chi bộ, Công đoàn cơ sở Hội sở và Đoàn thanh niên hoạt động trực thuộc Đảng bộ Ngân hàng Trung uơng, Công đoàn Ngân hàng Việt Nam và Đoàn thanh niên Ngân hàng Trung uơng

Năm 1997: thành lập Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh; Điểm giao dịch tại Hai Bà Trưng - Hà nội và thành lập thêm một số Phòng, Ban.

Năm 2001 - 2002: Triển khai thực hiện Quyết định số 207/QĐ - NHNN ngày 20/3/2001 về “Phê duyệt Đề án tổng thể mở rộng mạng lưới hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương”, bắt đầu từ năm 2001 Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương đã tiến hành nhận bàn giao, sáp nhập 21 Quỹ tín dụng Khu vực thành Chi nhánh Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương và thành lập thêm một số Chi nhánh mới tại những nơi không có Quỹ tín dụng Khu vực.

Ngày 17/12/2012: Qũy tín dụng nhân dân Trung ương tổ chức Đại hội chuyển đổi thành Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam.

Ngày 05/02/2013: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành văn bản số 884/NHNN-TTGSNH chấp thuận chuyển đổi Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương thành Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam.

Ngày 22/3/2013, Đại hội thành viên đầu tiên Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam được tổ chức. Đại hội đã thông qua Đề án chuyển đổi mô hình Qũy tín dụng nhân dân Trung ương thành Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam.

Ngày 04/06/2013, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (CO-OPBANK) được thành lập theo giấy phép số 166/GP-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Ngày 01/07/2013, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương và hệ thống mạng lưới chính thức chuyển sang hoạt động theo tên gọi mới là Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam trên toàn quốc.

Ngày 05/07/2016, được sự chấp thuận của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam bắt đầu chuyển trụ sở lam việc từ Tòa nhà 15T Nguyễn Thị Định, Phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội đến địa điểm mới; Tầng 4, Tòa nhà N04 Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

2.1.1.2. Mạng lưới hoạt động

Hiện nay, hệ thống mạng lưới Ngân hàng Hợp tác gồm 27 Chi nhánh, 67 Phòng giao dịch thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, điều hòa vốn cho 1.160 Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) thành viên ở 57 tỉnh, thành phố trên cả nước (trừ Chi nhánh Sở giao dịch không điều hòa vốn cho QTDND).

Một phần của tài liệu 0397 giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng của NH hợp tác xã việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w