Các sản phẩm và quy trình tín dụng của Ngân hàng Hợp tác

Một phần của tài liệu 0397 giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng của NH hợp tác xã việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 59 - 61)

2.2.1.1. Các sản phẩm tín dụng của Ngân hàng Hợp tác

-Cho vay từng lần: chủ yếu áp dụng cho các khách hàng có nhu cầu vay vốn kinh doanh không thuờng xuyên; cho vay vốn luu động, bù đắp thiếu hụt tài chính tạm thời.

- Cho vay theo hạn mức tín dụng: đối tuợng áp dụng là các khách hàng có nhu cầu vay vốn luu động thuờng xuyên, có đặc điểm sản xuất kinh doanh, luân chuyển vốn liên tục không phù hợp với phuơng thức cho vay từng lần.

- Cho vay theo dự án đầu tư: áp dụng cho các khách hàng thực hiện các dự án đầu tu phát triển sản xuất kinh doanh, theo đó khách hàng và ngân hàng ký hợp đồng thỏa thuận mức vốn đầu tu duy trì cho cả thời gian đầu tu của dự án, phân định các kỳ hạn trả nợ, vốn đuợc giải ngân theo tiến độ thực hiện dự án. Sản phẩm này áp dụng cho các món vay trung và dài hạn.

- Các sản phẩm khác: NHHTcòn áp dụng một số sản phẩm cho vay khác nhu đồng tài trợ, cho vay tiêu dùng, cho vay theo hạn mức thấu chi, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành thẻ...

Các sản phẩm cho vay của NHHTX đuợc đánh giá là cơ bản phù hợp và đáp ứng đuợc các nhu cầu về sản phẩm tín dụng. Tuy nhiên, hiện nay các sản phẩm tín dụng đang ngày càng phát triển đa dạng, linh hoạt. Các sản phẩm dịch vụ tín dụng của NHHTX vẫn còn một số điểm thiếu đa dạng, linh hoạt so với một số tổ chức tài chính khác.

2.2.1.2. Quy trình tín dụng tại Ngân hàng Hợp tác

- Tại NHHTX nơi cho vay

+ Người thẩm định khoản vay (CBTD) tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, thẩm định và lập báo cáo thẩm định trình Người kiểm soát khoản vay.

+ Người kiểm soát khoản vay kiểm soát hồ sơ vay vốn và báo cáo thẩm định trình Người phê duyệt khoản vay.

+ Người phê duyệt khoản vay ra quyết định phê duyệt khoản vay.

+ Ký kết Hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, khai báo phê duyệt thông tin vào hệ thống BMS và giải ngân vốn vay.

+ Kiểm tra giám sát sau khi cho vay, thu nợ vá xử lý phát sinh.

+ Thanh lý HĐTD, Hợp đồng bảo đảm tiền vay và giải chấp tài sản bảo đảm. - Tại nơi phê duyệt vượt thẩm quyền.

+ Tiếp nhận hồ sơ

+ Tái thẩm định hồ sơ khoản vay + Kiểm soát hồ sơ khoản vay + Phê duyệt cho vay

Quy trình tín dụng tại NHHTX thực hiện theo Quyết định số 152/QĐ-NHHTX ngày 01/07/2013 về quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NHHT.

* Thẩm định trước khi cho vay

Thẩm định trước khi cho vay đóng vai trò quan trọng nhất của quá trình ra quyết định cho vay: Cán bộ tín dụng (CBTD) cần thu thập hồ sơ, thông tin và đánh giá về khách hàng vay vốn như thông tin về pháp lý, thông tin, phải thu thập đầy đủ các hồ sơ: hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế, hồ sơ vay vốn và các thông tin khác.Cùng với việc thu thập thông tin, cán bộ tín dụng cần kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý, chân thực, đầy đủ của các loại hồ sơ về khách hàng vay vốn.

- Lịch sử quan hệ của khách hàng: tìm hiểu lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng đối với các tổ chức tín dụng, lịch sử nhóm nợ của khách hàng, lịch sử trả nợ của khách hàng và nguyên nhân.

lý, năng lực điều hành, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh và các khía cạnh cá nhân của lãnh đạo doanh nghiệp; đánh giá về mô hình tổ chức, bố trí lao động, mô hình kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó có thể đánh giá đuợc tu cách khách hàng.

- Kiểm tra mục đích vay vốn: kiểm tra sự phù hợp của mục đích vay vốn đối với đăng ký kinh doanh, tính hợp pháp của mục đích vay vốn (so sánh đối tuợng xin vay với danh mục những hàng hoá, dịch vụ đang bị cấm thực hiện theo quy định của pháp luật). Đối với những khoản vay vốn bằng ngoại tệ, kiểm tra mục đích vay vốn phù hợp với những quy định về quản lý ngoại hối hiện hành. NHHTX đánh giá đuợc tu cách pháp nhân của khách hàng

- Phân tích ngành: CBTD phân tích đánh giá tình hình và triển vọng trong tuơng lai

của doanh nghiệp trong mối quan hệ với tình hình thị truờng hiện tại: xu huớng phát triển của ngành, khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị truờng trong và ngoài nuớc; chính sách nhà nuớc đối với ngành, vị thế của doanh nghiệp trong ngành hàng đó .. .Phân tích tài chính doanh nghiệp: xem xét về vốn góp, các số liệu trên báo cáo tài chính của khách hàng nhu thế nào, cơ cấu tài chính có hợp lý không, dòng tiền nhu thế nào, có đảm bảo khả năng thanh khoản không, có đủ vốn để thực hiện phuơng án.. .Tính khả thi của phuơng án, dự án: địa điểm thực hiện, trang thiết bị, công nghệ, nhân lực, nguồn nguyên liệu, khả năng phân phối, tiêu thụ.. .Từ đó NHHTX đánh giá đuợc khả năng tài chính, khả năng hoàn thành dự án, khả năng hoàn trả cho ngân hàng.

- Tài sản bảo đảm cho khoản vay: tìm hiểu về loại tài sản, tính pháp lý, giá trị, tính thanh khoản của tài sản trong mối tuơng quan với món vay.

Sau khi phân tích đuợc khách hàng phù hợp với yêu cầu về pháp lý, tu cách, knh tế, tài sản đảm bảo chi nhánh ra quyết định cho vay.

* Kiểm tra trong khi cho vay

Cán bộ ngân hàng tiến hành kiểm tra xem nhu cầu giải ngân vào hàng hoá, dịch vụ nào, có đúng với mục đích cho vay vốn không; hàng hoá dịch vụ đã có hay ứng truớc, phuơng thức thanh toán nhu thế nào; chứng từ giải ngân có hợp lý, hợp lệ, hợp pháp và đầy đủ không. Việc kiểm soát chặt chẽ khi cho vay là yếu tố rất quan trọng để đảm bảo tính pháp lý của hồ sơ vay, giúp cho việc giám sát khách

hàng sử dụng vốn đúng mục đích .

* Kiểm tra sau khi cho vay

Sau khi giải ngân cán bộ tín dụng cần thường xuyên quan tâm, bám sát khách hàng để xem thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, vốn của ngân hàng giải ngân ra có đúng mục đích không, có hiệu quả không, khách hàng có thể gặp những khó khăn gì? Từ đó có phương pháp xử lý phù hợp, kịp thời.

Một phần của tài liệu 0397 giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng của NH hợp tác xã việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w