Các giao dịch làm phát sinh sự chuyển giao quyền sở hữu về ngoại tệ làm phát sinh trạng thái ngoại tệ (The Foreign Exchange Postion-EP).
Trạng thái ngoại tệ trường (hay trạng thái ngoại tệ dương): Các giao dịch làm tăng quyền sở hữu về một ngoại tệ sẽ làm phát sinh trạng thái trường (hay trạng thái dương) ngoại tệ đó (Long the Foreign Currency - LFC). LFC được tính cho một
thời kỳ nhất định, do đó nó phản ánh doanh số tăng quyền sở hữu ngoại tệ trong tính toán.
Trạng thái ngoại tệ đoản (hay trạng thái ngoại tệ âm): Các giao dịch làm giảm quyền sở hữu về một ngoại tệ sẽ làm phát sinh trạng thái đoản (hay trạng thái âm) ngoại tệ đó (Short the Foreign Currency - SFC). SFC được tính cho một thời kỳ, do đó nó phản ánh doanh số giảm quyền sở hữu ngoại tệ trong kỳ tính toán.
Từ các khái niệm nêu trên, ta liệt kê các giao dịch làm phát sinh trạng thái ngoại tệ trường và đoản như sau:
Các giao dịch làm phát sinh trạng thái ngoại tệ trường - LFC - Mua một ngoại tệ (giao ngay, kỳ hạn).
- Thu lãi cho vay bằng ngoại tệ. - Thu phí dịch vụ bằng ngoại tệ.
- Nhận quà biếu, viện trợ bằng ngoại tệ. - Tiền lương, thưởng bằng ngoại tệ.
Các giao dịch làm phát sinh trạng thái ngoại tệ đoản - SFC - Bán một ngoại tệ (giao ngay, kỳ hạn).
- Trả lãi huy động vốn bằng ngoại tệ. - Trả phí dịch vụ bằng ngoại tệ.
- Cho, tặng, biếu, viện trợ bằng ngoại tệ. - Ngoại tệ bị mất, rách nát, hư hỏng...
Trạng thái ngoại tệ ròng: Là chênh lệch giữa TSC và TSN (nội và ngoại bảng) của một ngoại tệ tại một thời điểm. Nếu TSC > TSN thì ngoại tệ ở trạng thái ròng dương, ngược lại ngoại tệ ở trạng thái ròng âm. Vì là trạng thái tại một thời điểm nên trạng thái ngoại hối ròng của một ngoại tệ phản ứng số dư của ngoại tệ đó tại thời điểm tính toán. Phương pháp xác định trạng thái ngoại tệ ròng:
Thứ nhất: Bằng chênh lệch giữa doanh số phát sinh trạng thái trường và trạng thái đoản đối với ngoại tệ F trong một thời kỳ nhất định
NEPF(I) = LFCF(t0 - t) - SFCF(t0 - t) Trong đó:
NEPF(t): trạng thái ngoại tệ ròng đối với ngoại tệ F tại thời điểm t.
LFCp(t0 - t): doanh số phát sinh trạng thái trường của ngoại tệ F trong kỳ. SFCF(to - t): doanh số phát sinh trạng thái đoản của ngoại tệ F trong kỳ.
Thứ hai: trong thực tế, trạng thái ngoại tệ thường được tính tại thời điểm cuối của mỗi ngày giao dịch, tức không tính riêng cho từng thời kỳ. Công thức tính trạng thái ngoại tệ cuối ngày giao dịch t như sau:
NEPF(t) = NEPF(t - 1) + LFCF(t) - SFCF(t) Trong đó:
NEPF(t): trạng thái ngoại tệ ròng cuối ngày giao dịch t.
NEPF(t - 1): trạng thái ngoại tệ ròng cuối ngày giao dịch (t-1).
LFCF(t): doanh số phát sinh trạng thái trường của ngoại tệ F trong ngày t . SFCF(t): doanh số phát sinh trạng thái đoản của ngoại tệ F trong ngày t.
Thứ ba: Xét từ góc độ kế toán, trạng thái ngoại tệ ròng của ngoại tệ F tại thời điểm t được xác định như sau:
NEPF(t) = TSCF(t) - TSNF(t) (bao gồm cả nội và ngoại bảng) Trong đó:
NEPF(t): trạng thái ngoại tệ ròng cuối ngày giao dịch t TSCF(t): tài sản có của ngoại tệ F tại thời điểm t. TSNF(t): tài sản nợ của ngoại tệ F tại thời điểm t.
Thời điểm phát sinh trạng thái ngoại tệ: Là ngày tại thời điêm ký kết hợp đồng chứ không phải tại thời điểm thanh toán. Ví dụ: nếu một hợp đồng mua bán giao ngay được ký kết ngày hôm nay với số lượng 10.000 USD tại tỷ giá VND/USD = 21.000 thì ngay lập tức sau khi ký hợp đồng người mua USD ở trạng thái trường và người bán USD ở trạng thái đoản, cho dù việc thanh toán xảy ra vào ngày làm việc thứ hai sau ngày ký kết hợp đồng. Tương tự, các giao dịch mua bán ngoại tệ kỳ hạn cũng tạo ra trạng thái ngoại tệ ngay lập tức sau khi ký kết hợp đồng chứ không phải tại thời điểm thanh toán.
Khi có trạng thái ngoại tệ ròng khác 0 thì NHTM phải đối mặt với rủi ro tỷ giá, cụ thể như sau:
- Nếu NEPF(I) > 0 thì ngoại tệ F ở trạng thái trường ròng (Net Long Foreign Currency). Với tỷ giá được yết sao cho ngoại tệ đóng vai trò là đồng tiền yết giá và nội tệ đóng vai trò là đồng tiền định giá, thì khi tỷ giá tăng sẽ tạo ra lãi ngoại hối và khi tỷ giá giảm sẽ phát sinh lỗ ngoại hối đối với NHTM.
- Nếu NEPF(t) < o thì ngoại tệ F ở trạng thái đoản ròng ( Net Short Foreign Currency). Đối với trạng thái ngoại tệ đoản ròng, thì khi tỷ giá tăng sẽ tạo ra lỗ ngoại hối và khi tỷ giá giảm sẽ phát sinh lãi ngoại hối đối với NHTM.
- Nếu NEPF(t) = 0 thì ngoại tệ F ở trạng thái cân bằng (Square Position). Đối với trạng thái ngoại tệ cân bằng thì những thay đổi của tỷ giá đều không ảnh hưởng đến lãi lỗ ngoại hối đối với NHTM.
Về bản chất, kinh doanh ngoại hối tự nó chứa đựng rủi ro rất cao. Ngoài các rủi ro thông thường mà các hoạt động khác cũng phải đối mặt như: rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro kỹ thuật, rủi ro hoạt động,rủi ro pháp lý, rủi ro quốc gia.. .thì kinh doanh ngoại hối còn chịu thêm một rủi ro đặc biệt, đó là rủi ro tỷ giá. Do tỷ giá biến động thường xuyên và không theo một quy luật nào hết nên rủi ro tỷ giá được xem là rủi ro thường trực, gắn liền, và trở thành rủi ro đặc trưng của hoạt động kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng.
Nhà kinh doanh ngoại hối chỉ chịu rủi ro tỷ giá khi duy trì trạng thái ngoại hối mở (Open position). Trạng thái ngoại hối mở của một ngoại tệ là chênh lệch giữa tài sản có và tài sản nợ (nội và ngoại bảng) của ngoại tệ đó tại một thời điểm. Tất cả các giao dịch làm phát sinh sự chuyển giao quyền sở hữu về ngoại tệ (hiện tại và tương lai đều tạo ra trạng thái ngoại tệ, trong đó thông qua giao dịch mua bán là chủ yếu. Chính vì vậy, trong thực tế, chỉ cần quản lý tốt trạng thái mua bán ngoại tệ cũng đủ để ngăn ngừa rủi ro tỷ giá phát sinh.