Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu 0339 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại NHTM CP dầu khí toàn cầu luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 66 - 74)

2.3.2.1 Những hạn chế.

Trong các lĩnh vực kinh doanh, thì kinh doanh ngoại tệ là một lĩnh vực khó, không chỉ đối với khách hàng mua bán lẻ mà còn đối với các nhà kinh doanh chuyên nghiệp như các NHTM, thậm chí đối với cả những nhà hoạch định chính sách như NHTW khi họ phải đưa ra các văn bản điều chỉnh luật, các nguyên tắc hoạt động phù hợp cho các đối tượng tham gia trên thị trường ngoại hối để có thể hỗ

trợ, thúc đẩy hoạt động này phát triển. Cũng vì vậy, việc kinh doanh thành công hay thất bại của các NHTM một phần xuất phát từ chính chủ quan của ngân hàng, một phần khác cũng do khách quan mang lại. Là một Ngân hàng TMCP, nghiệp vụ thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối mới chỉ bắt đầu trong vài năm gần đây, bởi vậy mà những khó khăn vướng mắc còn lớn hơn nhiều so với các thành tựu đạt được, chúng ta có thể kể đến những hạn chế sau:

Thứ nhất, phạm vi thị trường kinh doanh còn hẹp. Đây là tình hình chung của các NHTM Việt Nam đều gặp phải, không riêng gì GP.Bank. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ chỉ diễn ra trên thị trường trong nước, vì còn non yếu trong việc KDNH nên việc mua bán với phía nước ngoài là rất ít, hoạt động kinh doanh của GP.Bank như đã trình bày ở trên, chủ yếu nhằm đáp ứng nguồn ngoại tệ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng như thanh toán quốc tế, cho vay bằng ngoại tệ, chi trả kiều hối, trong khi mục đích kinh doanh kiếm lời chỉ là thứ yếu. Phạm vi kinh doanh hẹp một phần do đội ngũ cán bộ có đủ kỹ năng, kỹ thuật giao dịch trên thị trường ngoại hối quốc tế còn chưa có. Tất cả các yếu tố đó đã hạn chế đáng kể cơ hội kinh doanh của ngân hàng, thêm vào đó, nó còn hạn chế sự cọ xát trong kinh doanh và mở rộng hoạt động kinh doanh đối ngoại của ngân hàng.

Thứ hai, các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối còn nghèo nàn. Hoạt động kinh doanh ngoại hối của GP.Bank nói chung chỉ giới hạn trong nghiệp vụ mua bán đơn giản, chủ yếu là mua bán giao ngay (Spot), các giao dịch phức tạp hơn như Forward, Swap, Option.. .cũng đã được thực hiện nhưng ít nên doanh số chưa cao. Mặt khác, trình độ nghiệp vụ của các cán bộ về nghiệp vụ kinh doanh hiện đại và phức tạp như Forward, Swap, Option chưa cao, việc đào tạo nghiệp vụ chủ yếu vẫn dựa trên cơ sở tự đào tạo, các chương trình đào tạo về nghiệp vụ cũng chưa bao quát đầy đủ, hầu hất các cán bộ nghiệp vụ phải vừa học, vừa làm, vừa nghiên cứu để triển khai nghiệp vụ mới, kinh nghiệm để xử lý những vấn đề phức tạp chưa có nhiều. Kiến thức về luật thương mại quốc tế và các thông lệ trong ngoại thương còn thiếu.

Thứ ba, việc xác định tỷ giá chưa linh hoạt và theo kịp sự biến động của các đồng tiền trên thị trường quốc tế.. Tỷ giá mua bán của GP.Bank dựa vào tỷ giá công bố của NHNN và tỷ giá của Vietcombank mà không chủ động phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến những thay đổi của tỷ giá. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng. Ngân hàng khó có thể tư vấn cho khách hàng nên mua, nên bán đồng tiền nào sao cho có lợi nhất.

Thứ tư, GP.Bank chưa có sự phân tích, tính toán rủi ro tỷ giá so với rủi ro lãi suất, tỷ lệ sinh lời từ mức lãi suất cho vay hiện tại, sau khi trừ đi yếu tố biến động tỷ giá, mức cho vay ngoại tệ USD với doanh số quá cao vượt hơn cả nguồn ngoại tệ huy động đi cùng với tỷ giá ngày càng cao có thể tiềm tàng rủi ro. Đây chính là sự chưa chuyên nghiệp trong kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng, mà rủi ro này lại có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Thứ năm, thị phần có xu hướng giảm và chất lượng dịch vụ chưa cao. GP.Bank phải đối diện với một thực tế là thị phần đang giảm mạnh trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng, đặc biệt không thể cạnh tranh được với các ngân hàng có tiềm lực mạnh và có truyền thống trong thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ như Vietcombank, Eximbank. Chất lượng dịch vụ nói chung còn thấp, phần lớn khách hàng mong muốn khi lựa chọn giao dịch là được đáp ứng nhu cầu đa dạng, được tư vấn, được hướng dẫn, giá cả hợp lý. Tuy nhiên, GP.Bank hiện nay chưa có bộ phận hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Các nhân viên giao dịch chỉ thực hiện mua bán theo yêu cầu của khách hàng, chưa đảm nhiệm vai trò tư vấn hỗ trợ khách hàng trong việc lựa chọn các phương thức mua bán phù hợp để đảm bảo lợi ích cho khách hàng cũng như chính ngân hàng.

Thứ sáu, trang thiết bị công nghệ đã được nâng cấp, bổ sung, liên tục đổi mới nhưng để phục vụ cho việc mở rộng hơn nữa hoạt động kinh doanh ngoại tệ thì vẫn là chưa đủ.

2.3.2.2 Nguyên nhân.

Nguyên nhân khách quan.

Thứ nhất, thị trường ngoại hối chưa phát triển.

Hoạt động kinh doanh ngoại hối muốn mở rộng và phát triển phải có nền tảng vững vàng là thị trường ngoại hối và thị trường phải phát triển tới một mức độ nhất định. Nhưng trên thực tế thị trường ngoại hối của Việt Nam chưa thể phát triển được như các nước trên thế giới thậm chí là so với các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Mặt khác, trên thị trường chưa có các nhà mội giới ngoại hối chuyên nghiệp để tạo điều kiện cho cung cầu ngoại tệ gặp nhau. Hiện nay, chức năng này do Sở giao dịch NHNN đảm nhận nhưng nhìn chung chưa hiệu quả.

Thứ hai, các chủ thể tham gia thị trường và nhận thức của họ về kinh doanh ngoại hối còn nhiều hạn chế.

Đối tượng tham gia trên thị trường còn hạn chế, chủ yếu là các ngân hàng thương mại. Chúng ta biết rằng trong các tầng lớp dân cư hiện nay còn tồn đọng một lượng lớn ngoại tệ mặt lớn. Nếu đối tượng tham gia thị trường được mở rộng không giới hạn sẽ thu hút một bộ phận lớn dân cư tham gia giao dịch, hạn chế được các hoạt động mua bán trên thị trường tự do. Các giao dịch tập trung trên thị trường ngoại hối sẽ tạo điều kiện để hoạt động thêm phong phú, đa dạng hơn và quan trọng là phản ánh chính xác quan hệ cung cầu ngoại tệ, góp phần vào việc xác định tỷ giá linh hoạt và sát với thực tế.

Trình độ nhận thức của dân chúng về thị trường ngoại hối và các nghiệp vụ kinh doanh trên thị trường này còn hạn chế. Ngay cả các doanh nghiệp Việt Nam cũng chỉ quen với các hoạt động mua bán giao ngay mà chưa có thói quen mua bán kỳ hạn và để mặc rủi ro về tỷ giá. Do đó các ngân hàng cũng khó có thể mở rộng các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ vốn có của thị trường ngoại hối như nghiệp vụ Swap, Option...

Thứ ba, quy định của NHNN trong lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ còn nhiều hạn

chế. Chẳng hạn như việc Nhà nước buộc các ngân hàng giao dịch giữa VND và USD

theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do NHNN công bố nhưng không vượt quá biên độ

+- 1% hay như việc người dân muốn mua ngoại tệ thì phải chứng minh được mục đích

mua hợp lý nhưng có thể bán ngoại tệ cho ngân hàng một cách tự do.

Thứ tư, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tạo nên một môi trường kinh tế đầy thách thức cho hoạt động kinh doanh ngoại hối.

Nen kinh tế rơi vào khủng hoảng kéo theo đó là một loạt những thách thức với hệ thống ngân hàng: Thị trường chứng khoán tăng giảm thất thường, chỉ số giá tiêu dùng tăng mạnh, sự biến động về giá xăng dầu, sắt thép, giá vàng và USD trên thị trường thế giới, tình trạng nhập siêu vẫn phổ biến trong kim nghạch XNK của cả nước. Kéo theo đó là tình trạng khan hiếm ngoại tệ trong suốt thời gian từ cuối năm 2008 đến năm 2009. Các nhà nhập khẩu thì không thể thiếu vốn ngoại tệ, trong khi các nhà xuát khẩu không muốn bán ngay ngoại tệ thu về sau khi xuất khẩu mà chờ cơ hội tỷ giá hối đoái tăng. Nguồn vốn huy động ngoại tệ của ngân hàng giảm do lãi suất huy động VND cao hơn nên người dân chuyển gửi tiết kiện USD sang VND, một bộ phận chuyển giữ USD tiết kiệm sang mua vàng để dự trữ thay vì gửi USD như trước kia,... Mặc dù NHNN đã tiếp tực bơm vốn bằng USD cho các ngân hàng nhưng số lượng không đáng kể so với nhu cầu của nền kinh tế.

Tỷ giá và lãi suất trên thị trường trong và ngoài nước lại liên tục biến động gây bất ổn cho hoạt động của thị trường ngoại hối vốn chưa hoàn chỉnh như thị trường ngoại hối nước ta.

Thứ năm, hiện nay vốn tự có của các NHTM tại Việt Nam có quy mô không giống nhau. Do vậy việc quy định giới hạn trạng thái ngoại tệ bình quân cho tất cả các ngân hàng theo tỷ lệ phần trăm vốn tự có tỏ ra bất cập so với thực tế, hạn chế khả năng mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng. Trong khi đó, NHNN bán ngoại tệ cho các NHTM nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lại rất hạn chế về mặt số lượng, chậm trễ về thời gian và thủ tục lại phức tạp, rườm rà.

Nguyên nhân chủ quan.

+ Trong bất kỳ một hoạt động nào thì yếu tố con người luôn tạo nên tất cả. Nhân lực của phòng kinh doanh ngoại tệ thường xuyên thiếu trong khi công việc

kinh doanh ngày càng tăng (như hiện nay, phòng Dealing Room hiện có 7 nhân viên giao dịch).Với số lượng cán bộ này, phòng chỉ có thể đảm bảo công việc hàng ngày. Cán bộ kinh doanh phải kiêm nhiệm nhiều việc trong khi số cán bộ này được tập trung nghiên cứu phân tích thường xuyên phải bổ sung trong phần khác. Do đó, nguồn lực khó có thể tập trung duy nhất vào một mảng là kinh doanh vì kinh doanh ngoại tệ đòi hỏi một sự tập trung và niềm đam mê cao độ để từ đó dự đoán đúng hướng diễn biến thay đổi của tỷ giá để có thể chớp lấy thời cơ kiếm lời và hạn chế rủi ro tổn thất trong kinh doanh ngoại tệ do tỷ giá gây ra.

Việc đào tạo nhân lực để kế cận và bổ sung cho bộ phận kinh doanh ngoại tệ rất công phu. Bởi vì cán bộ kinh doanh ngoại tệ là những cán bộ thật xuất sắc, còn trẻ, thông minh, nhạy bén và giỏi nghiệp vụ lẫn ngoại ngữ, song việc đào tạo cán bộ mới cần nhiều thời gian, từ 1- 3 năm mới có thể đảm đương công viêc trong bộ phận kinh doanh và nghiên cứu hoặc trong quá trình đào tạo, nếu không đáp ứng được yêu cầu công việc phải chuyển sang phần khác. Từ đó, làm mất nhiều thời gian và công sức để lại đào tạo mới từ đầu cho đội ngũ mới.

+ Cơ cấu tổ chức của ngân hàng cũng như cơ cấu tổ chức của bộ phận KDNT có ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động KDNT. Cơ cấu tổ chức giữa các bộ phận có liên quan với hoạt động KDNT hợp lý sẽ giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất.Vấn đề thời cơ, ra quyết định kinh doanh kịp thời, đúng lúc là điều hết sức cần thiết trong hoạt động KDNT.

+ Mạng lưới kinh doanh chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu là NH TMCP vừa và nhỏ với số lượng các chi nhánh và phòng giao dịch khiêm tốn. Hoạt động kinh doanh ngoại hối tập trung phần lớn ở hai thành phố lớn là Hà nội và TP Hố Chí Minh, các phòng giao dịch chỉ thực hiện các nghiệp vụ đơn giản và truyền thống như nhận tiền gửi, thu đổi ngoại tệ,.. .Chính điều này đã làm ảnh hưởng đến công tác phục vụ khách hàng và tất nhiên hạn chế doanh số và lợi nhuận từ chính hoạt động kinh doanh ngoại tệ này.

+ Kỹ năng quản lý của NHTM Việt Nam còn tụt hậu so với các nước trong khu vực. Tuy một số NH có sự hỗ trợ của các tổ chức tài chính cố gắng tiếp cận với

sự tiến bộ của thế giới nhưng sự đổi mới còn trì trệ so với những biến đổi nhanh chóng của công cụ và cách thức quản lý mới. Điều quan trọng nhất là sự đổi mới thực sự trên cơ sở điều hành bằng công nghệ quản lý NH hiện đại.

+ Việc xác định chiến lược mở rộng kinh doanh trên thị trường nước ngoài chưa được quan tâm đúng mức. Hiện nay, doanh số và lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh chủ yếu là do thị trường kinh doanh trong nước tạo nên, còn thị trường quốc tế vẫn đang chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Hơn nữa, các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối trên thị trường quốc tế chưa thực sự sôi động và chưa đúng với bản chất của các nghiệp vụ kinh doanh mà các ngân hàng nước ngoài vẫn đang áp dụng. Phần lớn các giao dịch kinh doanh với nước ngoài chỉ tập trung vào một số thị trường nhất định, với một số ngân hàng đã hiểu rõ GP.Bank và hạn mức kinh doanh ngoại tệ, hạn mức tín dụng thỏa thuận với GP.Bank. Như vậy, để tăng cường doanh số và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ nói chung, GPBank cần phải quan tâm hơn nữa đến mảng kinh doanh ngoại tệ quốc tế thông qua việc mở rộng kinh doanh tại các thị trường mới mẻ, ít rủi ro, lợi nhuận cao.

+ Về công nghệ và trang thiết bị máy móc: Phòng kinh doanh ngoại tệ GP.Bank được trang bị tương đối tốt về công nghệ thông tin. Tuy nhiên với yêu cầu ngày càng cao của một thị trường hối đối hoàn chỉnh thì vẫn còn khá lạc hậu. Do đó để thực hiện các giao dịch, cán bộ phần hành phải mất một khoảng thời gian nhất định để tiếp xúc và thực hiện. Điều này, phần nào ảnh hưởng đến việc phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Xuất phát từ những lý luận cơ bản ở chương 1, chương 2 của luận văn đã phân tích và đánh giá khái quát về thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại hối của GP.Bank qua các nghiệp vụ giao ngay, kỳ hạn. Trong thời gian qua, các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ đã mang lại cho GP.Bank một số thành tựu và kết quả nhất định: Đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của các doanh nghiệp, tăng cường các mối quan hệ giữa ngân hàng với các khách hàng trong và ngoài nước, góp phần hoàn thiện các văn bản pháy lý của nhà nước.Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh ngoại hối của GP.Bank đã và đang bộc lộ những tồn tại như: Chưa đẩy mạnh áp dụng các loại nghiệp vụ mới, chưa đa dạng hóa các loại ngoại tệ kinh doanh, chưa có một quy trình hướng dẫn rõ ràng dẫn đến doanh số còn thấp.. .Sở dĩ có những tồn tại nêu trên trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của GP.Bank là do: Mạng lưới kinh doanh còn hạn chế, nguồn nhân lực có đủ trình độ chuyên môn chưa có, chiến lược kinh doanh trên thị trường nước ngoài chưa được quan tâm đúng mức,.. .Trong thời gian tới, nếu GP.Bank khắc phục được những tồn tại nêu trên thì hoạt động kinh doanh ngoại hối của GP.Bank sẽ không ngừng được nâng cao và tiếp tục góp phần củng cố và tăng cường vị thế uy tín của GP.Bank trên cả thị trường trong nước và quốc tế.

Việc tìm hiểu thực trạng kinh doanh ngoại hối tại GP.Bank, đánh giá những ưu điểm cũng như những hạn chế, khó khăn trong hoạt động kinh doanh, hạn chế những rủi ro tỷ giá hối đoái, cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại GP.Bank, từ đó, tác giả đã đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối tại GP.Bank trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu 0339 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại NHTM CP dầu khí toàn cầu luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 66 - 74)