Thực trạng kinh doanh ngoại hối

Một phần của tài liệu 0339 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại NHTM CP dầu khí toàn cầu luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 48 - 65)

Hoạt động kinh doanh ngoại hối của GP.Bank trong những năm qua đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong thanh toán quốc tế và chi trả kiều hối, GP.Bank là ngân hàng TMCP nhưng đã cố gắng rất nhiều trong lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ về cả doanh số mua và bán.

46

Bảng 2.3. Doanh số chi trả kiều hối GP.Bank 2007-2010

□ Doanh số chi trả kiếu hối Đơn vị: Nghìn USD

Biểu đồ 2.3: Doanh số chi trả kiều hối GPBank 2007-2010

Hoạt động kinh doanh ngoại hối của GPBank được thực hiện thông qua một số nghiệp vụ chủ yếu sau:

- Nghiệp vụgiao ngay

- Nghiệp vụ kỳ hạn

- Nghiệp vụ hoán đổi

2.2.2.1 Nghiệp vụ kinh doanh giao ngay.

Loại tiền Tỷ giá mua Tỷ giá bán Tiền mặt Chuyển khoản

Đây là nghiệp vụ kinh doanh truyền thống và luôn chiếm tỷ trọng cao trong doanh số mua bán ngoại tệ trên thị trường của ngân hàng. Thực trạng về hoạt động này phản ánh thông qua một số các tiêu chí như: Phương pháp niêm yết tỷ giá và thông báo tỷ giá, quy trình giao dịch, doanh số giao dịch,...

a) Phương pháp xác định tỷ giá.

Hàng ngày trên cơ sở tỷ giá VND/USD bình quân liên ngân hàng do NHNN Việt Nam công bố, biên độ do NHNN quy định, biên độ tỷ giá giữa các đồng tiền (được ban lãnh đạo phê chuẩn), tỷ giá giao dịch thực tế trên thị trường liên ngân hàng và các biến động tỷ giá trên thị trường quốc tế, phòng kinh doanh ngoại tệ xây dựng bảng tỷ giá ngoại tệ để kịp thời công bố vào trước 8h các ngày làm việc. Hiện nay, theo quyết định số 230/QĐ-NHNN ngày 11/02/2011 của thống đốc NHNN Việt Nam tỷ giá mua, bán giao ngay của đồng Việt Nam so với các ngoại tệ khác được xác định như sau:

- Đối với Đô la Mỹ: Không được vượt quá biên độ +-1% (một phần trăm) so với tỷ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng áp dụng cho ngày giao dịch do NHNN công bố.

- Đối với ngoại tệ khác: Do Tổng giám đốc các tổ chức tín dụng được phép hoạt động hối đoái ấn định.

- Chênh lệch giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán: Do Tổng giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối ấn định.

Dựa vào tỷ giá VND/USD do NHNN Việt Nam công bố, tỷ giá giữa các ngoại tệ khác với USD trên hệ thống Reuter Dealing System vào đầu ngày giao dịch, lấy thông tin tỷ giá mới nhất áp dụng cho khách hàng và liên ngân hàng (interbank) của ít nhất ba ngân hàng (gồm Vietcombank và hai ngân hàng TMCP- Techcombank, Eximbank.) GP.Bank xác định được tỷ giá chéo VND với các loại ngoại tệ khác ngoài USD. Trường hợp tỷ giá các loại ngoại tệ khác so với USD trên thị trường biến đổi mạnh, GP.Bank thay đổi tỷ giá VND so với các loại ngoại tệ khác ngay lập tức nhằm đảm bảo tỷ giá được cập nhật và hoạt động kinh doanh đươc an toàn và hiệu quả.

48

Chúng ta hãy xem bảng tỷ giá của GP.Bank vào đầu ngày làm việc 31/12/2010.

USD ( mệnh giá <50) 19,480 USD (mệnh giá từ 50-100) 19,495 19,500 19,500 EUR 27,354 27,464 27,933 JPY 252.98 257.29 AUD 20,912 21,439 CAD 20,591 21,087 GBP 31,883 32,419 CHF 22,023 22,533 SGD 15,970 16,310 THB 656 729

(Nguồn: Phòng KDNT-NH TMCP Dâu khí toàn câu)

Việc xác định tỷ giá tại các chi nhánh là do Giám đốc chi nhánh quyết định có tham khảo tỷ giá của trụ sở chính và không được phép vượt trần tỷ giá cho phép của NHNN.

b) Các chủ thể kinh doanh ngoại tệ của GPBank.

Hiện nay GP.Bank tham gia mua bán ngoại tệ với 4 đối tượng chính: Ngân hàng nhà nước, các tổ chức tín dụng (TCTD) được phép hoạt động ngoại hối, các tổ chức kinh tế, các tổ chức khác và cá nhân.

Trong mối quan hệ với Ngân hàng Nhà nước, tại một thời điểm nhất định, khi nhu cầu ngoại tệ gia tăng mà ngân hàng không đáp ứng được hoặc cũng không mua được từ các ngân hàng khác, trạng thái ngoại tệ gần âm đến mức giới hạn thì

Năm doanh sốTổng Mua vào Tăng/giảm% Bán ra Tăng/Giảm%

phải xin mua từ NHNN, nhưng mua ngoại tệ từ NHNN thường gặp nhiều khó khăn, vì thứ nhất NHNN chỉ bán ngoại tệ cho việc thanh toán nợ của chính phủ hay nhập khẩu mặt hàng chiến lược, thứ hai NHNN cũng hạn chế lượng bán ra.

Trong quan hệ với các TCTD được phép kinh doanh ngoại tệ. GP.Bank thực hiện mua bán ngoại tệ với các ngân hàng khác trên thị trường liên ngân hàng vừa là cầu nối giữa các NHTM trong việc mua bán vốn với nhau, mặt khác, GP.Bank trực tiếp kinh doanh ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng nhằm đem lại lợi nhuận cho mình. Tỷ giá giao dịch cũng dựa trên cơ sở thỏa thuận nhưng không vượt quá giá ngoại tệ theo quy định của NHNN.

Với khách hàng là các tổ chức kinh tế: Hoạt động kinh doanh ngoại tệ được thực hiện tại phòng kinh doanh ngoại tệ. Tại GP.Bank, khách hàng mua ngoại tệ dưới hình thức giao ngay chủ yếu để thanh toán các món nợ đến hạn, thanh toán hợp đồng nhập khẩu và các khoản dịch vụ cho nước ngoài, trả nợ vay ngân hàng cũng như trả nợ vay nước ngoài, thanh toán tiền hàng cho tổ chức ủy thác xuất khẩu và tổ chức nhập khẩu ủy thác, phí vận tải, bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu và mua ngoại tệ để mở thư tín dụng theo đúng chế độ quản lý ngoại hối. Tuy nhiên, số lượng người mua được khống chế đáng kể mà phải kinh doanh trên thị trường quốc tế. Mặt khác, GP.Bank mua ngoại tệ từ các doanh nghiệp xuất khẩu có quan hệ giao dịch với ngân hàng theo giá thỏa thuận nhưng không vượt quá giá bán ra của loại ngoại tệ đó vào ngày giao dịch.

Với đối tượng khách hàng là cá nhân: Hoạt động mua bán ngoại tệ giao ngay cho khách hàng cá nhân là do phòng hối đoái và các phòng giao dịch đảm nhận.

Thông thường, các cá nhân chủ yếu mua ngoại tệ tại ngân hàng với mục đích đi du lịch, học tập, công tác, tham viếng, chữa bệnh,.. .và các loại phí khác cho nước ngoài hoặc trợ cấp, thừa kế cho gia đình và người nước ngoài. Theo quy định, khi cá nhân có nhu cầu mua ngoại tệ sẽ nộp hồ sơ gửi ngân hàng gồm:

+ Đơn xin mua ngoại tệ.

+ Giấy tờ hợp pháp chứng minh các nhu cầu thực tế phải chi ngoại tệ ở nước ngoài như: Thông báo của trường học, giấy báo thu phí, lệ phí của nước ngoài(đối

50

với người được cử đi công tác, học tập) hoặc các giấy tờ liên quan khác của cơ quan có thẩm quyền quyết định cho phép xuất cảnh.

+ Ngân hàng sau khi nhận đủ bộ hồ sơ thì quyết định bán ngoại tệ theo tỷ giá công bố cho khách hàng.

Mặt khác, GP.Bank mua tất cả các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi: USD, EUR, GBP, JPY, SGD.. .mà không phân biệt nguồn gốc, số lượng. Tỷ giá mua là tỷ giá mua ngoại tệ được niêm yết công khai ở các quỹ tiết kiệm và các đại lý thu đổi ngoại tệ, các bộ phận chi trả kiều hối. GP.Bank mua ngoại tệ của các cá nhân chủ yếu là các cá nhân thụ hưởng kiều hối từ nước ngoài chuyển về. Đây là nguồn ngoại tệ quan trọng đối với ngân hàng vì vậy GP.Bank đã tích cực hoàn thiện chất lượng dịch vụ chuyển tiền cá nhân để thu hút nguồn kiều hối.

Do công nghệ ngân hàng ngày càng phát triển phong phú, GP.Bank không chỉ kinh doanh ngoại tệ phục vụ cho khách hàng mà còn kinh doanh ngoại tệ thuần túy trên thị trường trong nước. Việc ngân hàng kinh doanh ngoại tệ là thực hiện đa dạng hóa kinh doanh, mang lại một nguồn lợi cho ngân hàng hơn hết để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nhằm ổn định và ngày càng mở rộng mạng lưới.

c) Phân tích doanh số mua bán ngoại tệ 2009-2010. Doanh số mua bán ngoại tệ trong nước.

Để thấy được tình hình hoạt động kinh doanh ngoại tệ của GP.Bank một vài năm gần đây, ta xem xét bảng số liệu dưới đây:

Bảng 2.5. Doanh số mua bán ngoại tệ thị trường trong nước 2008-2010

2008 251,350 126,250 125,100

2009 198,367 100,256 -20,59 98,111 -21,57

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh NH TMCP Dầu khí toàn cầu 2008-2010)

□ Tổng doanh số Đơn vị: triệu USD

Biểu đồ 2.4: Doanh số mua bán ngoại tệ thị trường trong nước 2008-2010

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, doanh số mua bán ngoại tệ năm 2009 giảm chỉ bằng 78% so với năm 2008, điều này có thể được giải thích là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nền kinh tế gặp không ít khó khăn, đặc biệt là hoạt động XNK, vì nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam và giá cả Quốc tế giảm sức hút mạnh. Đồng thời, các nước gia tăng các biện pháp bảo hộ mới, đặt ra nhiều hơn các rào cản phi thuế. Do đó, hoạt động XNK chịu tác động tiêu cực trên cả ba phương diện:(1) đơn đặt hàng ít đi do bạn hàng gặp khó khăn về tài chính, nhu cầu của người tiêu dùng nước nhập khẩu suy giảm; (2) giá cả nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dầu thô, than đá, lúa gạo, cao su, cà phê, hạt tiêu, thủy sản...bị sụt giảm mạnh so với năm 2008; (3) các doanh nghiệp kinh doanh hàng xuất khẩu gặp khó khăn về vốn và đầu ra, kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tổng kim nghạch xuất khẩu hàng hóa 2009 đạt 56,6 tỷ USD, giảm 9,7% so với năm 2008 và bằng 87,06% kế hoạch, tổng kim nghạch hàng hóa nhập

khẩu năm 2009 đạt 68,8 tỷ USD giảm 14,7% so với năm 2008 do vậy nhập siêu hàng hóa năm 2009 vẫn ở mức 12,2 tỷ USD, tuy giảm 32,1% so với năm 2008 song vẫn bằng 21,6% tổng kim nghạch xuất khẩu của cả năm. Tổng kim nghạch XNK giảm làm cho nhu cầu TTQT của các nhà XNK giảm và hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng ảm đạm hơn năm trước. Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu cũng chịu những tác động từ các yếu tố khách quan đó, vì vậy doanh số mua chỉ đạt 100,256 triệu USD, giảm 20,59% so với năm 2008, doanh số bán chỉ đạt 98,111 triệu USD, giảm 21,57% so với năm 2008.

Tổng doanh số mua bán ngoại tệ năm 2010 đạt 279,865 triệu USD tăng 41,08% so với năm 2009, cụ thể doanh số mua đạt 140,725 triệu USD tăng 40,37% so với năm 2009, doanh số bán đạt 139,140 triệu USD đạt 41,82% so với năm 2009. Điều này có được là do năm 2010 tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế đạt 6,78%, Năm 2010 khép lại với kim ngạch xuất và nhập khẩu đều vượt trên 10 tỷ USD so với kế hoạch, nhập siêu giảm so với năm 2009 và hoàn thành chỉ tiêu khống chế dưới 20% tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm, Tổng kết cả năm, kim ngạch xuất khẩu 2010 ước đạt 71,63 tỷ USD, tăng 25,5% so với năm 2009; nhập khẩu đạt 84 tỷ USD và tăng 20,1%. Như vậy, nhập siêu cũng tiến đến 12,4 tỷ USD, giảm so với năm 2009 (so với 12,85 tỷ USD) và chiếm khoảng 17,3% tổng kim ngạch nhập khẩu cả năm 2010. Phía xuất khẩu, đóng góp vào con số gần 72 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, khu vực doanh nghiệp FDI có sự phục hồi nhanh hơn các thành phần còn lại và chiếm hơn nửa tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Mức tăng trưởng kim ngạch của khu vực này đạt 27,8%, nếu không kể dầu thô đạt 40,1%. Dệt may năm nay lần đầu tiên đạt kim ngạch trên 11 tỷ USD, đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu trong 26 mặt hàng chính. Trong khi đó thủy sản, da giày đã vượt qua dầu thô để lên các vị trí trong top 3 mặt hàng có kim ngạch cao nhất. Có một số thay đổi vị trí, nhóm các mặt hàng xuất khẩu chủ lực năm nay vẫn tiếp tục là thiết bị, nguyên liệu đầu vào sản xuất, khoáng sản, sản phẩm công nghiệp nhẹ và nông sản. Tính gia công và giá trị gia tăng thấp vẫn thể hiện trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Thêm hạt điều và sản phẩm chất dẻo gia nhập danh mục các mặt hàng có

kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, năm 2010 có tới 16/26 nhóm hàng được Tổng cục Thống kê liệt kê trong báo cáo có kim ngạch xuất khẩu đạt mức này. Xét về tăng trưởng kim ngạch, đa số các mặt hàng được Tổng cục Thống kê đưa vào báo cáo đạt tăng trưởng dương, một số nhóm tăng ở mức cao như: cao su, thép, hóa chất, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị, dây và cáp điện...

Nhìn chung doanh số mua bán ngoại tệ của Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu đã có những bước cố gắng cụ thể biểu hiện qua những phân tích trên đây. Việc mua bán kinh doanh ngoại tệ chủ yếu diễn ra với thành phần là cá nhân và tổ chức kinh tế, việc mua bán trên thị trường liên ngân hàng diễn ra ít.

Doanh số mua bán ngoại tệ giao ngay luôn chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu. Nhìn vào biểu đồ sau ta thấy thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại tệ giao ngay:

Biểu đồ 2.5: Doanh số mua bán Spot / Tổng DS mua bán

Đơn vị: Triệu USD

→- Giao ngay

→- Tổng doanh số Đơn vị: Triệu USD

Năm doanh sốTổng Mua vào Tăng/giảm% Bán ra Tăng/giảm%

Nhìn vào biểu đồ ta thấy, trong 3 năm 2008-2010, nghiệp vụ giao ngay của Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu luôn chiếm tỷ trọng từ 80%-90% trên tổng doanh số mua bán ngoại tệ của Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu. Tỷ lệ này cho thấy thị trường ngoại hối của GP.Bank cũng giống như các ngân hàng khác, còn rất sơ khai về mặt nghiệp vụ, các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu chưa được bảo vệ rủi ro trước sự biến động của tỷ giá; Ngân hàng chưa thực sự sẵn sàng phát triển nghiệp vụ kỳ hạn, bởi vì trong suốt thời gian qua, tỷ giá VND/USD chỉ biến động tăng một chiều, trong lúc ngoại tệ lại luôn khan hiếm, do đó các đơn vị xuất nhập khẩu chỉ muốn ký hợp đồng mua kỳ hạn ngoại tệ từ ngân hàng làm cho nghiệp vụ này chưa thể phát triển.

Hoạt động mua bán ngoại tệ quốc tế.

Trong khi các giao dịch trong nước nhằm mục đích chính là trung gian phục vụ khách hàng thì hoạt động kinh doanh ngoại tệ trên thị trường quốc tế tại các Dealing Room sôi động và mang tính chất năng động hơn hẳn, được thực hiện trực tiếp giữa các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi. Các Dealer luôn theo dõi biến động của tỷ giá trên màn hình Reuter để dự đoán sự biến động của tỷ giá trong từng giai đoạn cụ thể, kết hợp với việc phân tích tình hình để đưa ra khung giá giao dịch với từng loại ngoại tệ và đưa ra giá có thể chấp nhận nếu lỗ. Do hoạt động trong môi trường biến động với tốc độ nhanh nên việc quản lý rủi ro rất được chú trọng.

Nhận thức được tầm quan trọng của nghiệp vụ này nên GP.Bank có sự đầu tư thích hợp về con người, bởi vì trong lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ, con người chiếm vai trò trọng tâm, nhất là trong môi trường kinh doanh ngoại tệ trên thế giới đầy sôi động. Nếu như các giao dịch ngoại tệ trên thị trường trong nước mới chỉ dừng lại ở các hình thức mua bán giao ngay thông qua VND và hoạt động của ngân hàng với tư cách trung gian phục vụ khách hàng thì hoạt động kinh doanh ngoại tệ trên thị trường quốc tế không hề có sự tham gia của VND mà thực hiện giao dịch trực tiếp giữa các ngoại tệ tự do chuyển đổi.

Ta cùng tìm hiểu về hoạt động kinh doanh ngoại tệ trên thị trường quốc tế thông qua bảng dưới đây:

55

Bảng 2.6. Doanh số mua bán ngoại tệ trên thị trường quốc tế.

2008 90,25 46,11 44,14

2009 75,36 38,24 -17,06 37,12 -15,90

Một phần của tài liệu 0339 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại NHTM CP dầu khí toàn cầu luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 48 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w