Phát huy mạnh mẽ nhân tố con người

Một phần của tài liệu 0339 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại NHTM CP dầu khí toàn cầu luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 93 - 95)

3.2.2.1 Nâng cao trình độ quản lý .

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ là một hoạt động phức tạp, chứa nhiều rủi ro. Thị trường ngoại tệ là một trong những thị trường biến động nhiều nhất và chịu sự quản lý chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước.

Do dó, trước hết là năng lực của các cán bộ quản lý cần phải được nâng cao. Ban lãnh đạo của GP.Bank cần nắm bắt được những thay đổi của các văn bản, thường xuyên theo dõi tình hình biến động của thị trường; có cái nhìn toàn diện, bao quát, phân tích tổng hợp, linh hoạt sáng tạo đưa ra quyết định kịp thời, không bở lỡ cơ hội kinh doanh hoặc hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất; hình thành các quyết định trên cơ sở những thực tế và ý nghĩa của mình chứ không dựa vào linh cảm, phán đoán.

Để có được phẩm chất này, cán bộ lãnh đạo phải biết tận dụng những kinh nghiệm có được trong thời gian dài có truyền thống kinh doanh đối ngoại, đồng thời cần thường xuyên trau dồi tích lũy nghề nghiệp vững vàng, có khả năng quản lý và có đầu óc phán đoán nhanh nhạy.

Ban lãnh đạo ngân hàng cần lập ra một chiến lược kinh doanh ngoại tệ cụ thể, thực sự hiệu quả. Chiến lược này căn cứ vào kế hoạch do người phụ trách kinh doanh đối ngoại đưa ra trên cơ sở tổng hợp số liệu, phân tích của thời kỳ trước. Có chiến lược kinh doanh đúng đắn sẽ góp phần thực hiện công việc một cách có kế hoạch, tăng tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh.

Các ban lãnh đạo cần cải tiến công tác quản trị, điều hành nhằm xây dựng bộ máy đủ mạnh đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao và phức tạp của hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.

Ngoài ra, Cán bộ lãnh đạo còn phải là tấm gương thi đua về học tập nghiên cứu, phẩm chất đạo đức và tác phong làm việc khoa học để nhân viên cấp dưới noi

theo. Bên cạnh đó, ban lãnh đạo cần có những chính sách khen thưởng và kỷ luật hợp lý để khuyến khích động viên tinh thần làm việc cho mọi người.

3.2.2.2 Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Để thực hiện định hướng là một ngân hàng tốt nhất Việt Nam, với phương châm iiKhong phải là đầu tiên, nhưng phải là tốt nhát" thì một yếu tố không thể thiếu được đó là yếu tố con người, để tổ chức vận hành quản lý các nghiệp vụ của ngân hàng.

Cán bộ ngân hàng phải am hiểu, tinh thông nghiệp vụ không chỉ giỏi về lý luận mà còn ứng dụng tốt vào thực tiễn. Đồng thời cán bộ ngân hàng cần phải có phẩm chất đạo đức tốt, tác phong làm việc tốt, có tinh thần trách nhiệm cao không để xảy ra các vụ việc tiêu cực, làm thất thoát tài sản của ngân hàng, gây thiệt hại cho khách hàng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của mình.

Một ngân hàng có thể có trang thiết bị hiện đại trong một thời gian ngắn nhưng không thể có ngay một đội ngũ cán bộ có trình độ tương xứng trong một thời gian ngắn được. Vì vậy, GP.Bank cần phải có chương trình kế hoạch đào tạo, tuyển chọn, bồi dưỡng cán bộ một cách toàn diện và được thực hiện thường xuyên. Việc đào tạo cán bộ cần đáp ứng được yêu cầu về trình độ nghiệp vụ kinh doanh cao, nghiên cứu thị trường chặt chẽ, tính năng động nhạy bén, có khả năng đánh giá xu hướng biến động của thị trường trong nước cũng như quốc tế.

Do nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ là loại hình kinh doanh khá mới mẻ đối với Việt Nam và nó cũng là một hoạt động ngày càng phát triển trong mô hình Ngân hàng hiện đại. Vì vậy, Ngân hàng có thể tạo điều kiện cho các cán bộ đi học tập ở trong nước và nước ngoài, tham gia các cuộc hội thảo, tọa đàm có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài giàu kinh nghiệm để giúp các cán bộ kinh doanh có cơ hội được học hỏi và nâng cao trình độ.

Con người, nhân tố quyết định đến sự phát triển, là trung tâm của mọi hoạt động. Chuẩn bị tốt nguồn nhân lực sẽ có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện thành công mọi nỗ lực phát triển của ngân hàng.

Một phần của tài liệu 0339 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại NHTM CP dầu khí toàn cầu luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 93 - 95)