Định hướng kinh doanh

Một phần của tài liệu 0339 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại NHTM CP dầu khí toàn cầu luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 74 - 77)

Năm 2011 vẫn là năm khó khăn trong hệ thống Ngân hàng VN do tình hình kinh tế, chính trị thế giới có nhiều biến động, nền kinh tế VN vẫn còn tiềm ẩn một số yếu tố rủi ro, thách thức. Những yếu khó trong năm 2010 như lạm phát tăng cao, những biến động về tỷ giá, biến động giá vàng, nhập siêu... nếu không được kiểm soát có khả năng sẽ tiếp tục ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng ổn định của nền kinh tế trong năm 2011.

Nhìn chung, trong năm 2011 hoạt động của ngành ngân hàng song hành cả cơ hội và thách thức. Do vậy, GP.Bank xác định chiến lược hoạt động trong năm 2011 xoay quanh các mục tiêu: tăng trưởng nhanh trên cơ sở kiểm soát tốt rủi ro để đảm bảo an toàn, tăng cường năng lực quản lý và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Năm 2011, GP.Bank phấn đấu nâng chỉ tiêu hoạt động bao gồm tổng tài sản, huy động từ khách hàng, dư nợ cho vay và lợi nhuận lên gấp 1,5 đến 2 lần so với năm 2010. Đi đôi với tăng trưởng nhanh, mục tiêu bảo toàn và sử dụng vốn hiệu quả nhằm gia tăng lợi ích cho cổ đông cũng được GP.Bank rất chú trọng, các chỉ số tài chính chủ yếu như ROE phấn đấu đạt mức 20%, ROA đạt 2%.

Để hoàn thành mục tiêu trên, GP.Bank đã lên kế hoạch cụ thể cho năm tài chính 2011 như sau:

1. Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm huy động, tín dụng và dịch vụ.

- Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn nhằm duy trì và mở rộng thị phần, đảm bảo thanh khoản cho ngân hàng trong năm 2011 và các năm tiếp theo;

- Mở rộng tín dụng, tập trung vốn cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu và các mặt hàng thiết yếu phục vu đời sống;

- Chú trọng công tác phát triển sản phẩm dịch vu liên quan đến tín dụng và sản phẩm dịch vụ phi tín dụng nhằm nâng cao tỷ lệ nguồn thu từ hoạt động dịch vụ của GP.Bank; tập trung phát triển các sản phẩm mới đa dạng, độc đáo đặc biệt là những sản phẩm dịch vụ áp dụng công nghệ cao, qua internet, qua điện thoại di động...

2. Tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện bộ máy tổ chức và các định chế tài chính;

Sửa đổi, bổ sung các quy trình quy chế nội bộ, theo hướng quy trình hóa, cụ thể hóa nhằm tạo hành lang pháp lý và điều kiện ổn định cho việc phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tập trung hoàn thiện các thể chế thuộc lĩnh vực phòng chống rủi ro, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, cơ chế tài chính, mua sắm hàng hóa và dịch vụ.

3. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng:

Việc hiện đại hóa, nâng cao công nghệ tin học trong ngân hàng là yếu tố quan trọng để đáp ứng tốt yêu cầu của hoạt động kinh doanh đồng thời hỗ trợ cho việc kiểm soát rủi ro và xây dựng hệ thống báo cáo. Do vậy, trong năm 2011, GP.Bank đặc biệt chú trọng việc sớm hoàn thành dự án nâng cấp T24 phiên bản R9, nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin quản trị (MIS) phục vụ cho công tác điều hành của ban lãnh đạo.

4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Tiếp tục nâng cao chất lượng tuyển dụng cán bộ nhân viên mới cả về nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp, tăng cường công tác đào tạo đối với cán bộ nhân viên, đặc biệt là các đối tượng cán bộ nhân viên trực tiếp kinh doanh;

5. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nội bộ, quản trị rủi ro;

Nâng cao năng lực và chất lượng quản trị rủi ro đối với các hoạt động kinh doanh, kiện toàn mô hình tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra, kiểm

toán nội bộ để đảm bảo an toàn hệ thống. Kiểm tra, giám sát chặt chẽ các khoản cho vay nhằm hạn chế phát sinh nợ xấu mới, tăng cường công tác thu hồi nợ nhằm đảm bảo tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống ở mức dưới 1.5% vào thời điểm 31/12/2011

6. Phát triển mạng lưới hoạt động

Trong năm 2011, GP.Bank chủ trương mở rộng mạng lưới tập trung các tỉnh/thành phố có nền kinh tế phát triển để mở rộng quy mô hoạt động, chiếm lĩnh thị trường, phát triển các kênh bán hàng, phấn đấu đến cuối năm 2011 đạt 100 điểm giao dịch trên cả nước. Đây sẽ là điều kiện cần để GP.Bank có thể tăng trưởng bền vững không chỉ trong năm 2011 mà cả trong các giai đoạn tiếp theo.

7. Tăng cường công tác PR:

Quan hệ công chúng và quảng bá thương hiệu có vai trò quan trọng trong việc tạo ra các giá trị gia tăng và lợi nhuận của GP.Bank tăng cường đầu tư và đổi mới cách thức thực hiện tuyên truyền quảng cáo như: tăng cường quảng bá trên truyền hình, báo chí (báo giấy và báo điện tử), tài trợ các chương trình từ thiện, thực hiện các chương trình khuyến mãi hấp dẫn...nhằm nâng cao hình ảnh của ngân hàng và tiếp cận rộng rãi hơn đến các đối tượng khách hàng.

8. Xúc tiến tìm và lựa chọn đối tác chiến lược nước ngoài:

Việt Nam đã là thành viên của WTO nên các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và GP.Bank nói riêng cần xây dựng năng lực cạnh tranh toàn cầu để tồn tại và phát triển vững mạnh trên thị trường thế giới. Trong giai đoạn hiện nay, GP.Bank cần không chỉ đơn thuần là vốn mà còn là các đối tác chiến lược quốc tế, những đối tác thực sự có khả năng tạo ra giá trị gia tăng cho Ngân hàng, giúp Ngân hàng có vị trí cạnh tranh tốt trên thị trường quốc tế. Nhận thức được tình hình trên, GP.Bank đang xúc tiến tìm đối tác chiến lược nước ngoài và chọn ra đối tác thích hợp có thể đem lại giá trị gia tăng cao nhất cho Ngân hàng. Trên cơ sở hợp tác chiến lược lâu dài, GP.Bank sẽ có điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế thông qua việc tiếp nhận kinh nghiệm quản trị đặc biệt là quản trị rủi ro, hệ thống công

nghệ cũng như nhận chuyển giao có chọn lọc danh mục sản phẩm/dịch vụ thích ứng với thị trường việt Nam.

Một phần của tài liệu 0339 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại NHTM CP dầu khí toàn cầu luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 74 - 77)