Đó là các nhân tố nằm ngoài sự quản lý của ngân hàng nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng, bao gồm: Môi trường pháp lý, môi trường kinh tế, sự phát triển của hệ thống ngân hàng và thị trường ngoại hối. Nó là các nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô nên những thay đổi hay xu thế của nó có thể đem lại những cơ hội hoặc gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng.
> Môi trường pháp lý: yếu tố pháp lý trong hoạt động kinh doanh ngoại
hối được thể hiện thông qua:
+ Chính sách quản lý ngoại hối của quốc gia.
Chính sách quản lý ngoại hối là những quy định pháp lý, những thể lệ của nhà nước trong vấn đề quản lý ngoại tệ, quản lý vàng bạc, đá quý và các chứng từ có giá trị ngoại tệ cũng như đối với việc trao đổi sử dụng, mua bán trên thị trường nội địa và quan hệ thanh toán, tín dụng với nước ngoài.
Nội dung của chính sách quản lý ngoại hối là quản lý và kiểm soát luồng vận động của ngoại hối từ nước ngoài vào và từ trong nước ra, các quy định về việc mở tài khoản ngoại tệ của người cư trú và người không cư trú, quy định về giao dịch vãng lai, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động trôi chảy, đến tính thanh khoản của thị trường ngoại hối trong nước. Hơn nữa nó quyết định đến tính thông suốt hay biệt lập của thị trường ngoại hối trong nước với thị trường ngoại hối quốc tế, qua đó tác động đến sự phát triển hoạt động kinh doanh đối ngoại, các giao dịch ngoại thương và sự hợp tác quốc tế, từ đó có thể tác động tích cực hay cản trở hoạt động KDNH của ngân hàng. Những quy định không được quá lỏng lẻo nhưng cũng không được quá khắt khe, cứng nhắc. Sự hạn chế của hoạt động kinh tế đối ngoại, các giao dịch ngoại thương và hợp tác quốc tế làm cho thị trường ngoại hối trở nên buồn tẻ, kém thanh khoản, và cô lập với thị trường ngoại hối quốc tế có thể là kết quả của những nguyên tắc quản lý không đúng đắn.
Từ sự trình bày khái quát trên, có thể thấy rằng chính sách quản lý ngoại hối có ảnh hưởng to lớn tới hoạt động kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng thương mại. Đặc biệt với một chính sách quản lý ngoại hối đúng đắn và phù hợp với điều kiện của từng quốc gia trong mỗi thời kỳ sẽ đóng vai trò là đòn bẩy khuyến khích phát triển ngoại thương hợp tác kinh tế quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài qua đó thúc đẩy hoạt động kinh doanh ngoại hối của các NHTM.
+ Chính sách tỷ giá.
Chính sách tỷ giá theo nghĩa rộng là, chính sách mà chính phủ đưa ra với đại diện là NHTW về chế độ tỷ giá được áp dụng (hay cơ chế điều hành tỷ giá) và hệ thống
các công cụ can thiệp nhằm duy trì một mức tỷ giá cố định hay tác động để tỷ giá biến
động đến một mức cần thiết, phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia. Chính sách tỷ giá theo nghĩa hẹp là, hoạt động của NHTW thông qua cơ chế điều hành tỷ giá và hệ thống các công cụ để can thiệp nhằm đạt được một mức tỷ giá nhất định, để tỷ giá tác động tích cực tới hoạt động XNK hàng hóa và dịch vụ quốc gia. Do đó, với một chính sách tỷ giá đúng đắn hoạt động XNK quốc gia sẽ được cải thiện, làm tăng cung cầu ngoại tệ đối với các doanh nghiệp XNK. Theo đó, hoạt động KDNH, TTQT, dịch vụ chuyển tiền của ngân hàng ngày càng phát triển hơn, kéo theo đó là sự tăng tính thanh khoản của thị trường. Thêm vào đó, khi doanh số hoạt động XNK tăng, nhu cầu phòng tránh rủi ro cũng tăng lên, vì vậy mà các giao dịch FOREX sôi động hơn, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các ngân hàng thương mại.
+ Chính sách lãi suất.
Chính sách lãi suất là một công cụ của chính sách tiền tệ do NHTW xây dựng và quản lý. Vì giữa lãi suất và tỷ giá có mối quan hệ với nhau, những thay đổi của lãi suất nhanh chóng ảnh hưởng đến tỷ giá, do đó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHTM.
Khi lãi suất thị trường thay đổi, thị trường sẽ trở nên mất cân bằng, quy luật ngang giá bị phá vỡ làm cho các hoạt động đầu cơ vào cuộc. Các luồng tiền bỏ chạy
khỏi đồng tiền có lãi suất thấp làm cho đồng tiền này giảm giá, đồng tiền kia tăng giá kéo theo đó là sự thay đổi tỷ giá giữa hai đồng tiền.
Các NHTW sử dụng lãi suất như một công cụ hữu hiệu để điều chỉnh nền kinh tế. Chính vì vậy, chính sách tiền tệ của NHTW luôn làm lãi suất thay đổi và tác động làm cho tỷ giá thay đổi, kéo theo sự ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh ngoại hối vủa NHTM.
> Môi trường kinh tế .
Môi trường kinh tế là nhân tố tác động trực tiếp và có ảnh hưởng hết sức lớn lao với các hoạt động kinh doanh trong đó có hoạt động kinh doanh ngoại hối. Dù trong tình trạng nào, suy thoái, hay tăng trưởng ổn định, vững chắc, nền kinh tế quốc gia cũng có những tác động tới các hoạt động của NHTM vê quy mô, phạm vi và hiệu quả kinh doanh. Mô trường kinh tế xấu sẽ khiến ngân hàng phải đối mặt với những biến động tiêu cực của tỷ giá, lãi suất và số lượng khách hàng của ngân hàng do nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ và mua bán ngoại tệ của ngân hàng giảm. Đây là một khó khăn lớn, một thiệt hại mà NHTM phải gánh chịu và khắc phục. Môi trường kinh tế tốt, trái lại, sẽ giúp ngân hàng mở rộng được hoạt động kinh doanh của mình, trong đó có hoạt động kinh ngoại hối.
Hoạt động kinh doanh đối ngoại bao gồm các hoạt động ngoại thương, đầu tư quốc tế, chuyển giao công nghệ kỹ thuật. Các hoạt động này phát triển, đồng nghĩa với sự gia tăng kim ngạch XNK, đầu tư trong nước ra nước ngoài và đầu tư nước ngoài vào nội địa cũng được mở rộng, nhu cầu mua bán ngoại tệ, tài trợ XNK, phòng ngửa rủi ro tỷ giá theo đó cũng tăng lên. Hoạt động KDNH cũng vì vậy mà ngày càng phát triển.
> Sự phát triển của hệ thống ngân hàng.
Hệ thống tài chính càng phát triển, càng thu hút thêm được nhiều thành viên tham gia bởi các nhu cầu kinh doanh kiếm lời và phòng ngừa rủi ro cho hoạt động kinh doanh của họ bằng công cụ phái sinh được đáp ứng tốt nhất. Thị trường ngoại hối càng sôi động thì hoạt động kinh doanh của NHTM càng phong phú, càng phát triển hơn.