Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu 0339 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại NHTM CP dầu khí toàn cầu luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 98 - 101)

Thứ nhất, Hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại hối trước hết là thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.

Nhân tố tỷ giá đóng vai trò quyết định trong việc phát triển thị trường ngoại hối. Tỷ giá là giá cả ngoại tệ được hình thành theo quy luật cung cầu trên thị trường ngoại hối. Tỷ giá được hình thành theo hai cấp, đó là tỷ giá bán buôn và tỷ giá bán lẻ. Tỷ giá bán buôn được hình thành trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, còn tỷ giá bán lẻ được hình thành trên cơ sở tỷ giá bán buôn cộng với phí bán lẻ của ngân

hàng. Đối với nền kinh tế phát triển, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng hoạt động hiệu quả, doanh số giao dịch trên thị trường này chiếm 85%.

ở Việt Nam, thị trường ngoại hối còn mới mẻ, còn bị ràng buộc bởi nhiều yếu tố can thiệp hành chính, doanh số giao dịch trên thị trường còn thấp, do vậy Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng mới chỉ đóng vai trò thứ yếu. Để có một thị trường ngoại tệ liên ngân hàng hoạt đông hiệu quả ở Việt Nam, NHNN cần thực hiện.

+ Nâng cao vai trò của NHNN trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng bằng cách phối hợp một cách có hiệu quả hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và thị trường nội tệ liên ngân hàng thông qua nghiệp vụ thị trường mở để NHNN thực hiện vô hiệu hóa khi cần thiết, bơm hoặc rút tiền ra khỏi lưu thông, giảm áp lực đối với lạm phát khi cung cầu ngoại tệ căng thẳng.

+ Tăng quỹ dự trữ ngoại hối và quỹ bình ổn hối đoái: Tăng cường dự trữ ngoại tệ vào NHNN, đảm bảo mức dự trữ cần thiết tối thiểu nhằm tạo đủ nguồn để NHNN can thiệp kịp thời, đủ liều lượng thông qua các biện pháp thị trường, giúp cho hoạt động của thị trường được ổn định và thông suốt. Cụ thể là tập trung dự trữ ngoại hối về một đầu mối là NHNN. Có như vậy mới tăng được năng lực dự trữ quốc gia, tạo điều kiện cho NHNN sử dụng nguồn ngoại tệ dự trữ một cách linh hoạt và hiệu quả đồng thời NHNN mới thực sự đóng vai trò là người mua bán cuối cùng để cân bằng thị trường ngoại hối.

+ Ngoài những vấn đề căn bản nêu trên, thì việc hoàn thiện quy chế giao dịch, hiện đại hóa khâu thanh toán, trang thiết bị công nghệ tiên tiến, nâng cao trình độ và kỹ năng kinh doanh cho cán bộ cũng cần được xem xét thực hiện.

Thứ hai, NHNN cần hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái.

Quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi chính sách tỷ giá hối đoái phải liên tục hoàn thiện và điều chỉnh thích ứng với môi trường trong nước và quốc tế thường xuyên thay đổi. Để góp phần tối đa hóa những lợi ích và giảm thiểu những tổn thất từ hội nhập kinh tế quốc tế, chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam trong thời gian tới cần hoàn thiện theo những định hướng cơ bản sau:

- Tiếp tục duy trì tỷ giá thả nổi có sự quản lí của nhà nước: vì chế độ tỷ giá thả nổi có ưu điểm là tỷ giá luôn gắn liền với quan hệ cung cầu và tỷ giá này thích ứng với điều kiện toàn cầu hóa của thị trường tài chính quốc tế. Bên cạnh đó, NN vẫn có thể quản lý được mức độ biến động của tỷ giá.

- Thường xuyên phân tích tình hình kinh tế thế giới, khu vực và trong nước để đề ra được chính sách tỷ giá hối đoái cho từng giai đoạn.

- Sử dụng hiệu quả công cụ lãi suất để tác động đến tỷ giá, từng bước tiến hành tự do hóa lãi suất, làm cho lãi suất thực sự là một loại giá cả được quyết định bởi chính sự cân bằng giữa cung và cầu của chính đồng tiền đó trong thị trường chứ không phải những can thiệp hành chính của Chính Phủ.

- Thực hiện chính sách đa ngoại tệ: Hiện nay trên thị trường ngoại tệ, mặc dù USD có vị thế mạnh hơn hẳn các ngoại tệ khác, song nếu trong quan hệ tỷ giá chỉ áp dụng một loại ngoại tệ trong nước sẽ làm cho tỷ giá ràng buộc vào ngoại tệ đó, cụ thể là USD. Khi có biến động về giá cả USD trên thế giới, lập tức sẽ ảnh hưởng đến quan hệ tỷ giá của USD và VND mà thông thường là những ảnh hưởng rất bất lợi. Chúng ta nên lựa chọn những ngoại tệ mạnh để thanh toán và dự trữ, bao gồm một số đồng tiền của những nước mà chúng ta có quan hệ thanh toán, thương mại và có quan hệ đối ngoại chặt chẽ nhất để làm cơ sở cho việc điều chỉnh tỷ giá của VND ví dụ như EUR, JPY, vì hiện nay EU và Nhật là những thị trường xuất khẩu lớn nhất Việt Nam. Chế độ tỷ giá gắn với một rổ ngoại tệ như vậy sẽ làm tăng tính ổn định của TGHĐ danh nghĩa.

Thứ ba, Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ Kinh doanh ngoại tệ là một loại hình kinh doanh có những đòi hỏi khắt khe về môi trường pháp lý. Điều này là do tính hấp dẫn của bản thân đồng tiền và mức độ rủi ro luôn đi kèm trong hoạt động kinh doanh.

Chính vì vậy, các văn bản pháp lý quản lý trong lĩnh vực này phải được xây dựng đầy đủ nhưng cũng cần thường xuyên điều chỉnh và thay đổi. Hiện nay những văn bản pháp lý mà chúng ta đang áp dụng phần lớn đã trở nên thiếu tính chặt chẽ, không phản ánh tình hình thực tiễn. Nghị định ban hành nhưng thiếu thông tư

hướng dẫn gây khó khăn cho các NHTM và doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Để cập nhật và tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động kinh doanh ngoại hối của các NHTM, NHNN cần:

- Rà soát và tổng hợp các văn bản quy định về quản lý ngoại hối còn hiệu lực cần được điều chỉnh, thay thế.

- Lấy ý kiến đóng góp của các NHTM, các chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng về các văn bản sắp ban hành.

- Tham khảo cơ chế quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh ngoại hối của các nước trên thế giới.

- Nới rộng quyền tự quyết của các NHTM không chỉ trong hoạt động kinh doanh ngoại hối mà cả các hoạt động kinh doanh khác.

- Đưa việc quản lý ngoại hối tập trung về một đầu mối để giảm thiểu những khâu trung gian gây phiền hà cho khách hàng.

Thứ tư, tổ chức tập huấn hướng dẫn các văn bản mới ban hành.

Đối với các văn bản mới ban hành, các NH cần được tập huấn để có cách hiểu thống nhất từ đó thống nhất trong cách xử lý các nghiệp vụ phát sinh tránh tình trạng hiểu nhầm và mỗi ngân hàng hành động theo ý riêng mình.

Một phần của tài liệu 0339 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại NHTM CP dầu khí toàn cầu luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 98 - 101)