ĐỊNH HƯỚNG KINH DOANH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP

Một phần của tài liệu 0302 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện nho quan luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 75)

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN NHO QUAN

3.1.1 Định hướng chung của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Nho Quan

Định hướng của chi nhánh huyện Nho Quan là phát triển và tăng tỷ trọng dịch vụ để tránh phụ thuộc quá nhiều đối với nguồn thu truyền thống là tín dụng. Chỉ tiêu này mang lại cho chi nhánh rất nhiều lợi ích là đa dạng hóa hoạt động , thu hút được khách hàng là doanh nghiệp vì phục vụ trọn gói cho khách hàng khi bán chéo được nhiều sản phẩm... Mặt khác khi phát triển hoạt động dịch vụ thu hút được nguồn tiền gửi không kỳ hạn, giảm chi phí đầu vào, từ đó có chính sách lãi suất cho vay hợp lý mang tính cạnh tranh mà vẫn đảm bảo được hiệu quả.

Để làm được điều này chi nhánh cần nỗ lực rất nhiều, trong quá trình thực hiện thì điều quan trọng là chiến lược tầm nhìn, con người phải đáp ứng phục vụ nhu cầu của công việc đồng thời đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác ngày một tốt hơn. Về huy động vốn: Đa dạng hóa sản phẩm huy động vốn, tập trung huy động vốn từ dân cư gắn phát triển sản phẩm dịch vụ với việc tăng tỷ trọng nguồn tiền gửi thanh toán; tăng tỷ trọng tiền gửi huy động có thời hạn trên 01 năm, tạo nguồn để đầu tư trung, dài hạn.

Về tín dụng: Tập trung cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân; lĩnh vực xuất khẩu, công nghiệp chế biến và doanh nghiệp

nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Tỷ trọng cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân chiếm tỷ lệ tối thiểu 70% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế.

Xử lý nợ xấu để giảm tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 3% vào cuối năm 2015: Tiến hành phân loại, đánh giá lại toàn bộ các khoản nợ để xác định chính xác nguyên nhân, thực trạng chất lượng hoạt động.

Cơ cấu tỷ trọng cho vay ngắn, trung, dài hạn phù hợp cơ cấu nguồn vốn và đảm bảo an toàn hệ thống. Duy trì tỷ lệ dư nợ trung, dài hạn dưới 40%/Tổng dư nợ cho vay toàn hệ thống; tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay trung, dài hạn không vượt quá 30% theo quy định của NHNN.

3.1.2 Định hướng hoạt động tín dụng của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Nho Quan

Chính sách tín dụng là tăng cường về mặt chất lượng, đảm bảo mục tiêu cân bằng giữa tối đa hóa lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro, đảm bảo tăng trưởng bền vững theo thông lệ quốc tế. Xây dựng chính sách khách hàng có sự phân hóa rõ rệt giữa các nhóm KH theo các tiêu chí như lịch sử quan hệ tín dụng, chiến lược kinh doanh, an toàn về vốn vay, lợi ích khách hàng mang lại... từ đó sẽ có những chính sách đối với khách hàng cho phù hợp về lãi suất vay, mở rộng hạn mức tín dụng, giảm biện pháp đảm bảo tiền vay, giảm phí trong việc sử dụng các dịch vụ.

Thực hiện chính sách tín dụng linh hoạt đối với từng thời kỳ, áp dụng vào từng loại tiền, kỳ hạn, quy mô của dự án, khách hàng khác nhau.

Mục tiêu chính của hoạt động tín dụng là phát triển bền vững, hiệu quả, đảm bảo an toàn về vốn phù hợp với từng địa phương, vùng và từng CBTD.

Phát triển danh mục tín dụng phù hợp với từng thời kỳ kinh tế xã hội khác nhau. Đối với tình hình kinh tế xã hội trong thời gian qua thì chính sách danh mục tín dụng của NHNo&PTNT được xây dựng như đa dạng hóa ngành

nghề, khách hàng vay; phù hợp với tình hình kinh tế vó mơ, điều kiện xu huớng phát triển của thị truờng; phù hợp với xu thế phát triển và lợi thế so sánh của NHNo&PTNT.

* Tập trung phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp::

+ Doanh nghiệp có tài chính lành mạnh, khả năng quản lý tốt, đầu tu trang thiết bị cơng nghệ, trình độ chun mơn, kinh nghiệm trong kinh doanh.

+ Doanh nghiệp có tài sản đảm bảo cho khoản vay.

+ Tập trung đầu tu vốn ngắn hạn: bổ sung vốn luu động phục vụ sản xuất kinh doanh, hạ thấp tỷ lệ trung dài hạn.

+ Hạn chế đầu tu các lĩnh vực có rủi ro cao:

+ Thận trong trong việc cho vay BĐS, khi đầu tu phải đánh giá tính khả thi của dự án theo các chuơng trình của Chính phủ, phù hợp vơi chủ truơng của nhà nuớc và pháp lý của dự án đó phải đầy đủ.

+ Tập trung đầu tu tín dụng trong lĩnh vực nơng nghiệp nơng thơn, các đề án, quỹ hỗ trợ của Chính phú, Nhà nuớc...

* Xây dựng mơ hình kinh tế chun nghiệp, tập trung vào doanh nghiệp:

+ Tổ chức học tập, đào tạo chuyên sâu các kiến thức về doanh nghiệp gồm các kiến thức hỗ trợ nhu quản trị doanh nghiệp, luật doanh nghiệp, các chính sách hỗ trợ khác đến các kỹ năng tiếp cận, thẩm định cho vay, cung cấp các sản phẩm dịch vụ, công tác quản trị rủi ro.. .cho CBTD nhằm tạo một đội ngũ đủ trình độ chun mơn nghiệp vụ để phục vụ đối tuợng doanh nghiệp.

+ Cần xây dựng chính sách tín dụng, quy trình cho vay dành riêng cho đối tuợng doanh nghiệp. Các chính sách này phải đuợc thống nhất, thể hiện quan điểm rõ ràng, phân cấp phán quyết, tài sản đảm bảo, xử lý rủi ro. Từ đó có sự chuẩn hóa về quy trình cho vay DN đảm bảo hiệu quả, chặt chẽ và an toàn vốn.

+ Xây dựng gói sản phẩm riêng giành cho đối tuợng doanh nghiệp, để ngày càng nhiều tiếp cận, phục vụ ngày càng nhiều, càng tốt cho đối tuợng

khách hàng này như cho vay, bao thanh tốn, bảo lãnh, cho th tài chính, các sản phẩm dịch vụ thanh toán, ngân quỹ, tư vấn, bảo hiểm...

+ Thực hiện chính sách ưu đãi doanh nghiệp như lãi suất, phí dịch vụ, điều kiện thế chấp.

+ Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chấm điểm khách hàng nội bộ phù hợp với đối tượng khách hàng doanh nghiệp, đảm bảo tính cơng khai minh bạch, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, từ đó có sự thống nhất chấm điểm khách hàng theo thông lệ quốc tế..

3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN NHO QUAN 3.2.1 Nâng cao chất lượng trong công tác thẩm định

Công tác thẩm định là một bước rất quan trọng trong quy định cho vay. Dựa vào báo cáo thẩm định mà ngân hàng quyết định cho vay hay từ chối. Do đó, báo cáo thẩm định phải thể hiện đầy đủ các thông tin về khách hàng một cách trung thực, chính xác kịp thời. Đối với doanh nghiệp báo cáo thẩm định vừa đảm bảo phân tích các yếu tố định tính như tư cách người vay, năng lực pháp lý, nguồn tài chính của doanh nghiệp, biện pháp đảm bảo tiền vay...và phân tích các yếu tố định lượng của doanh nghiệp như các chỉ tiêu hệ số thanh toán, hệ số nợ đối với vốn chủ sở hữu, lợi nhuận trước thuế và lãi vay, các chỉ tiêu về lợi nhuận...Vậy để nâng cao hiệu quả công tác thẩm định cần chú ý các vấn đề sau:

Áp dụng các phương pháp thẩm định tiến tiến: Chi nhánh nên áp dụng các phương pháp thẩm định hiện đại, đồng thời chú ý tới việc đánh giá hiệu quả tài chính, giá trị thời gian của tiền cũng như lựa chọn lãi suất chiết khấu và phương pháp tính khấu hao phù hợp.

Nhằm thực hiện tốt quá trình chun mơn hố hoạt động thẩm định, qua đó nâng cao chất luợng thẩm định, chi nhánh nên quan tâm hàng đầu tới nhóm giải pháp về tổ chức điều hành. Các dự án đuợc đua đến có quy mơ, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác nhau. Việc bổ nhiệm, phân công cán bộ cần phải dựa vào khả năng, thực lực của mỗi nguời, đồng thời phải có sự kết hợp chặt chẽ, cùng hợp tác giúp đỡ lẫn nhau để phát huy hơn nữa trình độ, kinh nghiệm

và thế mạnh của mỗi cán bộ nhằm đạt đuợc hiệu quả trong công tác thẩm định. Ngân hàng nên quy định chi tiết, cụ thể hơn về trách nhiệm cũng nhu quyền lợi của các cán bộ đối với kết quả thẩm định dự án đầu tu; thực hiện chun mơn hố trong cơng tác, tách bộ phận thẩm định ra khỏi tín dụng và bản thân nghiệp vụ thẩm định cũng cần đuợc chun mơn hố theo ngành, lĩnh vực kinh tế, th i hạn của dự án.

Thu thập, phân tích thơng tin liên quan đến việc thẩm định dự án đầu tu: Nhằm khắc phục rủi ro đạo đức và thông tin không cân xứng, các ngân hàng cần tăng cu ng hệ thống thông tin nội bộ cũng nhu thu thập các thông tin từ bên ngoài. Hiện nay có rất nhiều nguồn thông tin với độ chính xác khơng cao, nhiều khi trái nguợc nhau, vì vậy việc cán bộ tín dụng chọn lựa thông tin nào cho chính xác hơn cả là rất khó khăn Nhu vậy, công việc thu thập thơng tin rất phức tạp, do đó nên thiết lập một bộ phận thơng tin tín dụng cho riêng mình. Điều này khơng chỉ làm tốt cho khâu thẩm định mà cịn giúp ích cho cả q trình cho vay của Chi nhánh trong việc hạn chế rủi ro tín dụng, nâng cao chất luợng tín dụng.

3.2.2 Chú trọng cơng tác đảm bảo tiền vay

Công tác thẩm định tài sản thế chấp là một khâu quan trọng trong thẩm định khách hàng vay vốn.

Đối với tài sản đảm bảo của bên thứ ba khi thẩm định tài sản thế chấp cần hết sức cẩn thận và xác định chính xác nghĩa vụ đảm bảo của bên thứ ba,

khi có tranh chấp xảy ra ngân hàng có thể thu hồi từ việc xử lý tài sản thế chấp đó.

Đối với tài sản hình thành từ vốn vay thì phải cần xác định được quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu đó thuộc về chính doanh nghiệp vay vốn đồng thời giá trị tài sản đó phải lớn hơn số tiền giải ngân và hồ sơ pháp lý về tài sản thế chấp phải đầy đủ hợp pháp hợp lệ theo quy định đồng thời ngân hàng phải quản lý được tài sản thế chấp.

Bên cạnh đó việc thẩm định giá trị tài sản thế chấp tại chi nhánh hiện nay rất sơ sài, trong khi khơng có phịng ban hay bộ phận chuyên phụ trách công tác thẩm định tài sản. Chi nhánh nên có những quy định cụ thể rõ ràng trong việc thẩm định tài sản như cơ sở tham khảo giá hoặc thuê hẳn bên thẩm định giá có năng lực chun mơn phụ trách cơng tác thẩm định để làm căn cứ đánh giá tài sản nhằm đảm bảo sự công bằng đối với khách hàng và an tồn vốn vay cho ngân hàng khi có rủi ro xảy ra.

3.2.3 Nâng cao công tác kiểm tra, giám sát kiểm sốt khoản vay

Cơng tác kiểm tra, giám sát khoản vay trong quá trình quản lý doanh nghiệp đối với CBTD là rất quan trọng. Định kỳ thường xuyên CBTD phải đến xem xét đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh để có những nắm bắt kịp th i tình hình tài chính nhu cầu vay vốn, sử dụng các sản phẩm dịch vụ khác nhằm tư vấn và hỗ trợ khách hàng. Công tác kiểm tra giám sát doanh nghiệp sau khi giải ngân nhằm giúp mối quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng được chặt chẽ mặt khác ngân hàng sẽ nắm được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào để mở rộng, thu hẹp tín dụng hay có thể thu hồi nợ trước hạn do doanh nghiệp sử dụng vốn vay khơng đúng mục đích khơng hiệu quả.

Ngồi ra, nên thường xuyên tổ chức các đợt kiểm tra của phịng kiểm tra kiểm sốt nội bộ tại chi nhánh đối với doanh nghiệp. Kiểm tra giám sát trước

tiên là chính hồ sơ tín dụng tại ngân hàng sau đó là tình hình thực tế tại doanh nghiệp. Cơng tác này phải được thực hiện một cách tế nhị để tránh sự hiểu nhằm đối với doanh nghiệp. Hiện nay cơng tác kiểm tra kiểm sốt của chi nhánh mang tính đối phó theo từng giai đoạn thời kỳ, chưa mang tính thường xuyên, thường tăng cường kiểm tra những khoản vay đã có vấn đề như nợ quá hạn, nợ xấu, nợ xử lý rủi ro... chưa mang tính phát hiện những khoản vay có tiềm ẩn rủi ro nên chất lượng tín dụng vẫn chưa cải thiện được nhiều.

Đội ngũ cán bộ phụ trách kiểm tra phải được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời phải có kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm cao trong công tác. Khi những khoản vay đã được bộ phận kiểm tra kiểm sốt kiểm tra thì phải phản ảnh đúng tình hình thực tế và nêu ra những chính kiến của mình đối với những khoản vay đó cho chi nhánh khắc phục, tránh tình trạng mang tính hình thức chiếu lệ, cả nể không dám mạnh dạn đưa ra những sai sót cũng như đóng góp đối với chi nhánh về chính sách, cơng tác tín dụng.

3.2.4 Nâng cao cơng tác cán bộ và trình độ cán bộ phụ trách chuyên môn.

Là chi nhánh cấp 3 trong hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam, chi nhánh nằm trên huyện Nho Quan là một huyện miền núi thuộc tỉnh Ninh Bình với khó khăn trong việc tiếp cận thông tin. Mặt khác, cán bộ tín dụng phụ trách tín dụng đối với doanh nghiệp không thư ng xuyên được tham gia tập huấn do ngành tổ chức, phải tự cập nhật thông tin trong khi những văn bản về doanh nghiệp thường xuyên được ban hành, sửa đổi để phù hợp với nền kinh tế thế giới.

Đội ngũ CBTD phụ trách tín dụng đối với doanh nghiệp phải thường xuyên được học tập nâng cao trình độ chuyên môn cũng như các kỹ năng khác liên quan nhằm hỗ trợ doanh nghiệp. Đồng thời chọn người có trình độ chun mơn phụ trách công tác tín dụng doanh nghiệp nhằm hạn chế rủi ro xảy ra do năng lực của CBTD còn hạn chế.

Tăng cường giáo dục tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp đối với CBTD từ đó nêu cao tinh thần trách nhiệm trong giải quyết cơng việc khơng vì lợi ích riêng làm sai lệch kết quả thẩm định hoặc tiếp tay với khách hàng trong việc vay vốn để gây thất thoát tài sản cho ngân hàng.

Việc quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ phải được thực hiện mang tính khách quan và dân chủ theo quy chế của NHNN để tránh rủi ro trong quá trình xử lý cơng việc như có sự thơng đồng, đồng lõa do mối quan hệ như cha con, anh chị, ...trong giải quyết hồ sơ dẫn đến tình trạng rủi ro thiệt hại cho ngân hàng.

Tạo môi trường làm việc dân chủ, cải thiện tình hình tài chính tại mỗi chi nhánh nhằm tăng thu nhập cho CBVC, tạo động lực làm việc và thu hút ngư i cho trình độ chun mơn.

3.2.5 Hồn thiện hệ thống thơng tin

Hệ thống thông tin, đặc biệt là hệ thống thơng tin tín dụng có vai trị quan trọng và ảnh hưởng lớn đến chất lượng tín dụng. Vì vậy, để nâng cao chất lượng tín dụng trước hết phải xây dựng và tổ chức tốt quá trình thu thập, xử lý, tổng hợp, khai thác và cung cấp thơng tin nhằm góp phần phịng ngừa hạn chế rủi ro. Việc ra quyết định trong điều kiện thiếu thông tin hay thơng tin khơng chính xác cũng là một yếu tố tác động khơng nhỏ tới hoạt động tín dụng. Do đó cần xây dựng một bộ phận chuyên trách trong việc tổng hợp, phân tích, lưu trữ thơng tin khách hàng và các thơng tin kinh tế khác có liên quan.

Ngân hàng cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống mạng thông tin nội bộ để các bộ phận của ngân hàng có thể chia sẻ, sử dụng thơng tin, trao đổi thơng tin với nhau một cách nhanh chóng tiện lợi. Các bộ phận tín dụng, quản lý tín dụng trong toàn hệ thống ngân hàng có thể cung cấp cho nhau những thơng tin có giá trị. Bộ phận tín dụng và quản lý tín dụng ở hội sở chính có thể dễ

Một phần của tài liệu 0302 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện nho quan luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w