Kiến nghị đối với ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

Một phần của tài liệu 0302 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện nho quan luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 90 - 95)

3.3 KIẾN NGHỊ

3.3.3 Kiến nghị đối với ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

Việt Nam

NHNo & PTNT Việt Nam nên thành lập ban doanh nghiệp tại hội sở chính và các phòng doanh nghiệp tại chi nhánh và giao cho các phòng ban này nhiệm vụ cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp như là các khách hàng bán lẻ.

Ban doanh nghiệp tại hội sở chính sẽ có trách nhiệm báo cáo, có những chức năng cơ bản tương tự như những ban khác tại hội sở chính như chiu trách nhiệm xây dựng chính sách và thủ tục cho doanh nghiệp, xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách hàng năm của ban, quản lý về phát triển nhân sự của ban, tham gia các khóa đào tạo của NHNo & PTNT Việt Nam , báo cáo khi được yêu cầu. Ngoài ra, ban này có chức năng liên quan đến đối tượng khách hàng doanh nghiệp.

Cụ thể:

- Tham gia vào việc thiết kế và cập nhật sản phẩm mới cho doanh nghiệp.

- Thụ lý và thẩm định các khoản cho vay, bảo lãnh đối với doanh nghiệp vượt quá quyền hạn phê duyệt của chi nhánh.

- Tham gia vào tìm kiếm nguồn vốn từ bên ngồi để cho vay theo hạn mức tín dụng cho các doanh nghiệp. Tổ chức thực hiện, giám sát kiểm tra và báo cáo về việc thực hiện hạn mức tín dụng.

- Giám sát việc thực hiện các chính sách và thủ tục liên quan đến đối tượng khách hàng doanh nghiệp tại tất cả các đơn vị của NHNo & PTNT Việt Nam và đề xuất các biện pháp xử lý hoặc khắc phục trong trường hợp không tuân thủ.

- Định kỳ và đột xuất xem xét lại hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của các doanh nghiệp

- Phòng khách hàng doanh nghiệp sẽ được thành lập tại các chi nhánh, sẽ cung cấp tất cả các sản phẩm, dịch vụ của NHNo & PTNT Việt Nam dành cho doanh nghiệp. Trong thời gian đầu mơ hình này cần được thực hiện thí điểm tại ít nhất 2 chi nhánh trong vịng 8 tháng. Trong 8 tháng này NHNo & PTNT sẽ thực hiện đánh giá thường xuyên hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp, hoàn thiện các quy trình và chuẩn bị cho việc thành lập phịng doanh nghiệp tại tất cả các chi nhánh.

Phịng có trách nhiệm báo cáo với lãnh đạo chi nhánh và ban doanh nghiệp tại hội sở chính. Ở cấp chi nhánh, phịng có trách nhiệm sau:

- Giới thiệu tất cả các sản phẩm và dịch vụ phục vụ doanh nghiệp cho khách hàng hiện có và khách hàng tiềm năng của NHNo & PTNT.

- Chuẩn bị và đề xuất cấp tín dụng cho doanh nghiệp trình câp có thẩm quyền phê duyệt.

- Thực hiện các hợp đồng tín dụng, bảo lãnh đã được phê duyệt với khách hàng doanh nghiệp.

- Thu hồi nợ tín dụng của doanh nghiệp.

Để thực hiện hoạt động kinh doanh với khách hàng doanh nghiệp một cách thận trọng, NHNo & PTNT cần đảm bảo sự tách biệt hợp lý giữa các chức năng thương mại (Cấp chi nhánh gồm có nhân viên quầy giao dịch và cán bộ phòng doanh nghiệp), quản lý rủi ro và các hoạt động quản lý khoản cho vay. Các chức năng quản lý rủi ro và quản lý khoản cho vay trình bày sau đây áp dụng đối với toàn bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng, việc đề cập cụ thể ở đây là để làm rõ hơn chức năng của phòng doanh nghiệp.

Đối với quản lý rủi ro, những chức năng sau nếu liên quan đến doanh nghiệp cần được gắn kết với hoạt động của hội sở chính và báo cáo với lãnh đạo chịu trách nhiệm về quản lý rủi ro và giám sát tín dụng.

- Nghiên cứu và đề xuất các chính sách, thủ tục thực hiện tín dụng, quản lý rủi ro hoạt động và rủi ro thị trư ng, quản lý tài sản và các khoản nợ không sinh l ời cho doanh nghiệp, phối hợp với các phòng ban khác.

- Xây dựng và thực hiện xếp hạng rủi ro và các hệ thống, công cụ quản lý rủi ro khác như quản lý danh mục, báo cáo về rủi ro, hệ thống thông tin quản lý tín dụng.

- Xây dựng và đề xuất các giới hạn rủi ro.

- Định giá khoản cho vay.

- Giám sát danh mục cho vay đối với doanh nghiệp để bảo đảm quản lý tập trung, xác định những chỗ có vấn đề và những rủi ro mới.

- Kết hợp thu thập và cung cấp thông tin tín dụng đối với doanh nghiệp cho các đơn vị kinh doanh và các cán bộ quản lý danh mục tín dụng.

- Hỗ trợ kinh doanh trong việc xác định và giải quyết các khoản cho vay có vấn đề đối với doanh nghiệp.

Về quản lý khoản cho vay, những chức năng sau nếu liên quan đến doanh nghiệp cần được gắn kết với hoạt động của hội sở chính và báo cáo với

lãnh đạo chịu trách nhiệm về giám sát tín dụng

- Xây dựng hạn mức cho vay.

- Đăng ký và lưu trữ an toàn các tài liệu gốc và tài sản thế chấp

- Bảo quản tài liệu và nhật ký tài sản thế chấp.

- Xác định giá trị giới hạn giải ngân khoản cho vay.

- Xây dựng báo cáo về vượt hạn mức hàng ngày.

- Phát lệnh yêu cầu hoàn trả tài sản.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Tăng trưởng tín dụng phải đi đối với chất lượng tín dụng. NHNo&PTNT Việt Nam đã nhận thấy vai trò rất quan trọng của công tác nâng cao chất lượng tín dụng, đặc biệt là đối với khách hàng doanh nghiệp. Tuy nhiên công tác này còn gặp rất nhiều khó khăn hạn chế bởi chính sách kinh tế vĩ mô, bản thân các doanh nghiệp, bản thân Ngân hàng. Vì vậy để nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp thì cần phải thực hiện đồng bộ và tổng hợp nhiều giải pháp, từ vĩ mơ đến vi mơ. Có rất nhiều giải pháp đã được đề cập trong chương 3, trong đó để đối tượng doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng thì bản thân doanh nghiệp trước hết phải nỗ lực nhằm nâng cao năng lực tài chính, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo lập uy tín đối với ngân hàng; đối với ngân hàng cần thực hiện nhiều chính sách để nâng cao chất lượng tín dụng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn. Có như vậy, doanh nghiệp mới thực sự có điều kiện phát huy hết khả năng, phẩm chất của mình, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

KẾT LUẬN

Doanh nghiệp là một bộ phận kinh tế quan trọng và ngày càng có nhiều đóng góp vào sự phát triển kinh tế, tạo ra cơng ăn việc làm, góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Doanh nghiệp có nhiều lợi thế, nhiều tiềm năng để phát triển. Nhà nuớc cũng đã có nhiều chính sách, chuơng trình trợ giúp nhằm phát triển các doanh nghiệp, tuy nhiên với đặc điểm là quy mô nhỏ, phân bố rộng khắp, dễ dàng thích ứng với những thay đổi nhung với khả năng tài chính yếu, nguồn vốn ít nên doanh nghiệp rất cần sự tài trợ vốn thông qua kênh tín dụng chính thức từ các TCTD.

Là một Ngân hàng lớn, giữ một vị thế quan trọng trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam. NHNo&PTNT Việt Nam đã thực hiện chính sách tín dụng đầu tu phát triển đối với doanh nghiệp. Bên cạnh đó tăng truởng mở rộng tín dụng phải gắn liền với cơng tác nâng cao chất luợng tín dụng.

Luận văn “Giải pháp nâng cao chất luợng tín dụng đối với Doanh nghiệp tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Nho Quan” đã đua ra một số quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam liên quan đến hoạt động tín dụng của các TCTD; hoạt động của doanh nghiệp; phân tính đánh giá thực trạng doanh nghiệp tại nho Quan; phân tích thực trạng hoạt động tín dụng, chất luợng tín dụng, những mặt đạt đuợc, những hạn chế tồn tại, nguyên nhân ảnh huởng đến chất luợng tín dụng đối với doanh nghiệp tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Nho Quan trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014. Từ đó đua ra những đề xuất, giải pháp nhằm nâng cao chất luợng tín dụng đối với doanh nghiệp tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Nho Quan.

Do trình độ và thời gian nghiên cứu cịn hạn chế và tính chất phong phú trong lĩnh vực nghiên cứu nên nội dung luận văn còn nhiều khiếm khuyết và hạn chế cần đuợc bổ sung. Do vậy, em rất mong đuợc sự quan tâm, đóng góp ý kiến của thầy cô và các đồng nghiệp để luận văn đuợc hoàn thiện hơn

thống kê;

2. PGS.TS Nguyễn Đăng D ờn ( 2010) , Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại - Nhà xuất bản

3. PGS.TS Phan Thị Thu Hà (2013) Giáo trình Ngân hàng thương mại - Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân.

4. TS. Ngơ Hướng, Ths Tơ Kim Ngọc (2001), giáo trình “Lý thuyết tiền tệ và ngân hàng, NXB Thống Kê Hà Nội.

5. Trần Đình Định ( 2008 ) , quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng theo chuẩn mực, thông lệ quốc tế và quy định của Việt Nam - NXB Tư pháp

6. Đỗ Đức Bình và Nguyễn Thường Lạng (2004) , giáo trình kinh tế quốc tế - Nhà xuất bản lao động xã hội.

7. PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2010), “ Quản trị rủi ro tín dụng trong kinh doanh ngân hàng”, nhà xuất bản thống kê Hà Nội.

8. Peter S.Rose (2003), Quản trị ngân hàng thương mại, nhà xuất bản tài chính. 9. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2001) quyết định số 1627/2001/QĐ-

NHNN ngày 31/12/2001 về việc ban hành quy chế cho vay các tổ chức tín dụng, Hà Nội

10.Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2005) quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về việc ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng rủi ro tín dụng.

11.Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2007) quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 về việc sửa đổi, bổ xung quyết định 493/2005/QĐ- NHNN, Hà Nội

12. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2013) thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp

13.Quốc hội nước cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các tổ chức tín dụng, NXB chính trị quốc gia Hà Nội

14. NHNo & PTNT Việt Nam ( 2012, 2013, 2014 ), Báo cáo thường niên 15.NHNo & PTNT Việt Nam ( 2012, 2013, 2014 ), Báo cáo tổng kết hoạt

động kinh doanh.

16.NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Nho Quan ( 2012, 2013, 2014), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh, Tài liệu đào tạo nghiệp vụ tín dụng doanh nghiệp NHNo & PTNT Việt Nam.

17.Các văn bản, công văn chỉ đạo điều hành hoạt động của hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam và của chi nhánh Nho Quan.

Một phần của tài liệu 0302 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện nho quan luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w