Kiến nghị đối với cơ quan nhà nước

Một phần của tài liệu 0302 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện nho quan luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 85 - 88)

3.3 KIẾN NGHỊ

3.3.1 Kiến nghị đối với cơ quan nhà nước

Hệ thống pháp luật ảnh hưởng đến những thuận lợi, khó khăn hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện nay thì các chính sách, cơ chế của Nhà nước đối với doanh nghiệp vẫn còn đang trong quá trình điều chỉnh, sửa đổi, hoàn thiện chưa ổn định làm cho doanh nghiệp chưa thật an

tâm trong hoạt động kinh doanh. Vì thế Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp luật cho các doanh nghiệp để các doanh nghiệp biết được các chính sách liên quan từ đó đưa ra những chính sách, chiến lược hợp lý.

Tăng cường các quy định cụ thể đối với doanh nghiệp trong việc thực hiện chế độ báo cáo, cung cấp thông tin, quy định cụ thể trong việc lưu chứng từ bắt buộc và chứng từ không bắt buộc, đơn giản các thủ tục về việc hưởng chế độ ưu đãi về thuế. Đơn giản hóa thủ tục liên quan đến xuất nhập khẩu nhằm khuyến khích doanh nghiệp đẩy mạnh cơng tác xuất khẩu, mở rộng thị trường.

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống tin để áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực báo cáo, lưu trữ thông tin của doanh nghiệp như báo cáo thuế qua mạng, đăng ký giao dịch đảm bảo trong lĩnh vực thế chấp cầm cố tài sản của doanh nghiệp để TCTD, người thứ ba có thể truy cập thơng tin một cách chính xác, nhanh chóng.

Như vậy chính sách của Nhà nước đối với doanh nghiệp là rất quan trọng và cần thiết, do đó Nhà nước nên có sự nghiên cứu để đưa ra những chính sách phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam đồng thời ngày càng theo chuẩn mực của quốc tế và ngày càng giúp cho doanh nghiệp ngày càng phát triển.

Đối với cơ quan Chính phủ cần chỉ đạo sát sao các Bộ, Ngành có liên quan trong việc thực hiện rà sốt các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp từ đó có những chính sách để hỗ trợ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ các ngành, các địa phương, trong đó cần đặc biệt chú trọng đến các cơ chế, chính sách về tài chính, tín dụng, xúc tiến thương mại, ứng dụng công nghệ, nhân lực và đào tạo cho DN.

Cần có sự phân công rõ trách nhiệm quản lý nhà nước của từng Bộ, Ngành đối với khu vực doanh nghiệp, trước hết là vai trò và trách nhiệm quản lý nhà nước của các cơ quan trung ương như Bộ KH&ĐT, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam...;

phân công, phân cấp rõ trách nhiệm quản lý nhà nước giữa trung ương và địa phương; xây dựng quy chế phối hợp chặt chẽ và có hiệu quả của các cấp, các tổ chức có liên quan đến sự hoạt động và phát triển của khu vực DN, từ các bộ, ngành đến các địa phương, các tổ chức đồn thể chính trị, xã hội, kinh tế, hiệp hội ngành nghề.

Đối với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm trợ giúp phát triển doanh nghiệp trên địa bàn mình như tăng cường công tác xây dựng phát triển doanh nghiệp, tham gia xây dựng, hướng dẫn các văn bản của cơ quan trung ương, nhằm kiểm tra trợ giúp doanh nghiệp vừa kiểm tra giám sát các chương trình trợ giúp sau khi các chính sách đã được ban hành, đồng thời cần tiếp tục chủ động sáng tạo tìm mọi nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp, xây dựng cơ chế để bố trí nguồn ngân sách địa phương cho các hoạt động khuyến khích phát triển doanh nghiệp như xây dựng Quỹ khuyến nông địa phương, các chương trình hành động cụ thể để thúc đẩy sản xuất của doanh nghiệp tại địa phương phát triển một cách đột phá. Tiếp tục nâng cao năng lực của các trung tâm hỗ trợ tại địa phương như trung tâm khuyến công, trung tâm xúc tiến thương mại, đầu tư, các hiệp hội, các trường dạy nghề, các viện nghiên cứu.. .và định hướng hoạt động của các tổ chức này hướng tới doanh nghiệp.

Ngoài ra tại các địa phương cần xây dựng các trung tâm tư vấn hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp. Các trung tâm này sẽ trợ giúp các doanh nghiệp trên các khía cạnh như bồi dưỡng kiến thức lãnh đạo, năng lực quản lý điều hành; tư vấn về luật, pháp lý, văn bản chính sách của Nhà nước, hỗ trợ khoa học công nghệ cho các doanh nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực. điều này tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển và mỡ rộng thị trư ng, tăng cư ng sức cạnh tranh.

Tăng cường quản lý kiểm tra, giám sát, kiểm toán việc thực thi pháp luật và quản lý thị trư ng.

Với sự phát triển nhanh chóng của thị trường hiện nay thì các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong kinh doanh vì thế bên cạnh các chính sách hỗ trợ thì việc quản lý kiểm tra giám sát của Nhà nước là rất lớn. Công tác này giúp cho các doanh nghiệp cạnh tranh một cách lành mạnh và công bằng. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm tốn có vai trị quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp hoạt động theo đúng quy định của pháp luật, tránh tình trạng làm ăn phi pháp, gian lận, trốn thuế, cạnh tranh không lành mạnh, các hành vi tiêu cực...

Tuy nhiên cũng có mặt trái của cơng tác thanh tra, kiểm tra đó là việc lạm dụng quyền hạn chức vụ của cán bộ kiểm tra, thanh tra gây phiền hà cho doanh nghiệp, trục lợi riêng cho bản thân. Vì vậy, cần nâng cao năng lực, phẩm chất đạo đức của cán bộ thanh tra, tránh tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực của cán bộ thanh tra. Trường hợp phát hiện hành vi tiêu cực cần xử lý nghiêm khắc. Ngoài ra cơng tác kiểm tra của các đồn thường làm việc kéo dài, đoàn này chưa kết thúc, đoàn khác đã chờ thanh tra, trong đó một số nội dung thanh tra cịn trùng lắp nhưng đồn sau khơng sử dụng kết quả kiểm tra của đồn trước, nhiều lúc địi hỏi kiểm tra lại, làm mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến hoạt động của DN.

Công tác kiểm tra giám sát của NHNN đối với hệ thống NHTM còn chưa sâu sắc và chưa kịp th i, chưa xử lý nghiêm túc các trư ng hợp sai phạm của các NH trong hoạt động kinh doanh khi vi phạm như tình hình lãi suất huy động, phí, lãi suất cho vay.

Do đó cần có cơ chế về hoạt động thanh tra, kiểm tra sao cho phù hợp, tránh chồng chéo, trùng lắp, không những gây mất thời gian, công sức và cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp mà cịn lãng phí thời gian và nguồn lực con ngư i của nhà nước.

Một phần của tài liệu 0302 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện nho quan luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w