Về phía ngân hàng:

Một phần của tài liệu 0305 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp xây lắp tại NH đầu tư và phát triển hà tây luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 28)

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đối vớ

1.4.1 Về phía ngân hàng:

1.4.1.1. Chiến lược phát triển của ngân hàng

Chiến lược phát triển của ngân hàng là một trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của chính bản thân ngân hàng. Một chiến lược phát triển đúng đắn và phù hợp sẽ đảm bảo ngân hàng phát triển. Một chiến lược khơng phù hợp sẽ làm chậm q trính phát triển của ngân hàng, thậm chí dẫn đến khó khăn trong hoạt động hoặc thua lỗ, phá sản. Một chiến lược phát triển phù hợp phải là một chiến lược phát huy tối đa các điểm mạnh, khai thác các cơ hội đồng thời phải hạn chế đến mức thấp nhất các điểm yếu và vượt qua được các thách thức.

1.4.1.2. Chính sách tín dụng của ngân hàng

Chính sách tín dụng của ngân hàng là hệ thống các văn bản về định hướng, biện pháp liên quan đến việc mở rộng hoặc hạn chế tín dụng để đạt được mục tiêu đã được hoạch định, hạn chế rủi ro và bảo đảm an toàn trong hoạt động tín dụng. Chính sách tín dụng của ngân hàng là cơ sở quan trọng để đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi đúng quỹ đạo, góp phần quyết định đến sự thành cơng hay thất bại của ngân hàng.

Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng trên cơ sở phân tán rủi ro, tuân thủ pháp luật, đường lối chính sách của Nhà nước và đảm bảo cơng bằng xã hội.

Mỗi Ngân hàng thương mại đều có đặc điểm riêng, vì vậy muốn chất lượng tín dụng được nâng cao phải xây dựng chính sách tín dụng phù hợp với ngân hàng mình trong từng giai đoạn cụ thể.

1.4.1.3. Quy trình tín dụng

Là các ngun tắc, quy định của ngân hàng trong việc cho vay, trong đó sẽ xác định trình tự từ khi tiếp nhận hồ sơ đến khi chấm dứt quan hệ với khách hàng. Việc tuân theo những quy định này sẽ giúp hoạt động tín dụng của ngân hàng đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, dựa vào những quy trình đó

ngân hàng cần thiết lập thủ tục hành chính phù hợp và đảm bảo an tồn cho ngân hàng, từ đó chất lượng tín dụng của ngân hàng được nâng cao.

1.4.1.4. Thơng tin tín dụng

Việc cho vay đối với các DNXL thường gặp khó khăn trong việc thu thập thơng tin về năng lực tài chính, năng lực quản lý kinh doanh của doanh nghiệp dẫn đến việc đánh giá sai về khách hàng hoặc bị khách hàng lừa đảo, lợi dụng. Chính vì vậy việc nắm bắt được nhiều thơng tin chính xác, kịp thời là một yếu tố quan trọng tạo sự tin cậy cho việc thẩm định khách hàng.

Khi quyết định cho vay, ngân hàng phải tiến hành thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Thơng tin có thể được thu thập từ những nguồn sẵn có (hồ sơ vay vốn, thông tin giữa các TCTD, phân tích của cán bộ tín dụng...), từ khách hàng (theo chế độ báo cáo định kỳ hoặc phản ánh trực tiếp), từ các cơ quan chuyên cung cấp thơng tin tín dụng trong và ngồi nước (trung tâm thông tin CIC - NHNN,.), từ các nguồn tin khác (báo, đài, toà án.) hoặc từ các cơ quan quản lý kiểm tra như cấp chủ quản, Bộ tài chính, cơ quan kiểm tốn, cơ quan thuế.

Số lượng và chất lượng thơng tin thu nhận được có liên quan đến mức độ chính xác trong việc phân tích, nhận định tình hình thị trường, khách hàng. để đưa ra những quyết định đúng đắn. Thơng tin càng chính xác, càng đầy đủ thì khả năng phịng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng càng cao.

1.4.1.5. Chất lượng cán bộ tín dụng

Trình độ chun mơn nghiệp vụ của cán bộ tín dụng đóng một vai trị quan trọng trong việc nâng cao chất lượng tín dụng. Vì cán bộ tín dụng là đối

tượng liên quan trực tiếp đến các khâu của quy trình tín dụng từ khi tiếp nhận hồ sơ, thẩm định đến khi tất toán khoản vay, thanh lý hợp đồng. Nếu cán bộ tín dụng có kiến thức vững vàng về nghiệp vụ có khả năng đưa ra những nhận định sát thực về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và năng lực tài chính

của khách hàng cũng như hiệu quả và tính khả thi của dự án, phương án vay vốn và ngược lại.

Ngồi những kiến thức về chun mơn thì việc trang bị những hiểu biết về pháp luật và thơng tin về thị trường có vai trị rất quan trọng hỗ trợ cho việc ra các quyết định cho vay. Bên cạnh đó kinh nghiệm thực tế cũng giúp cán bộ tín dụng có được những dự báo, đánh giá và phát hiện ra những vấn đề của khoản vay.

Đạo đức của cán bộ tín dụng cũng là vấn đề cần bàn tới. Nguyên nhân

do bộ phận tín dụng là nơi trực tiếp thẩm định dự án vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng, trực tiếp kiểm tra kho hàng, tài sản thế chấp, giám sát giải ngân, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay...nên nếu đạo đức nghề nghiệp không tốt sẽ nảy sinh những tiêu cực, vụ lợi cá nhân, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng món vay và khả năng thu hồi nợ của ngân hàng. Vì vậy vấn đề đạo đức nghề nghiệp cán bộ tín dụng đặc biệt phải được coi trọng trong việc nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng.

DNXL là lĩnh vực hoạt động có quy mơ lớn, chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện tự nhiên nên nguy cơ xảy ra rủi ro là rất cao, vì vậy chất lượng cán bộ tín dụng lại đặc biệt quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng tín dụng các DNXL.

1.4.1.6. Cơng tác kiểm tra, kiểm sốt tín dụng

Đây là một khâu, một chức năng quan trọng của ngân hàng, là biện pháp giúp ban lãnh đạo ngân hàng có được các thơng tin về tình hình kinh doanh và quá trình tác nghiệp của các bộ phận nghiệp vụ. Cơng tác kiểm tra kiểm sốt nội bộ tốt sẽ đánh giá được thực trạng chất lượng tín dụng từ đó tìm ra những thiếu sót, hạn chế rủi ro nhằm nâng cao chất lượng tín dụng.

Để kiểm sốt nội bộ có hiệu quả, ngân hàng cần có cơ cấu tổ chức hợp lý, cán bộ kiểm tra phải giỏi nghiệp vụ, trung thực và có chính sách thưởng phạt vật chất nghiêm minh.

1.4.1.7. Trang thiết bị cơng nghệ ngân hàng

Chất lượng tín dụng ngân hàng chỉ có thể được nâng lên trên cơ sở hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng. Hiện đại hố cơng nghệ ngân hàng làm tăng khả năng quản lý, tăng cường thu thập và xử lý thơng tin từ đó mới có thể đưa ra những quyết định đúng đắn trong quản lý điều hành. Hiện đại hố cơng nghệ ngân hàng cũng làm tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng, thu hút được những khách hàng tốt từ đó giảm thiểu rủi ro trong hoạt động ngân hàng nói chung và rủi ro trong hoạt động tín dụng nói riêng.

1.4.2. Về phía các DNXL

1.4.2.1. Đạo đức kinh doanh của các DNXL

Một DNXL có đạo đức kinh doanh tốt phải là đơn vị sẵn sàng và trung thực trong cung cấp những thông tin ngân hàng yêu cầu; sử dụng vốn vay đúng mục đích đã cam kết trong hợp đồng tín dụng; khi đến hạn có thiện chí trả nợ ngân hàng.

Thi cơng xây lắp là lĩnh vực hoạt động phức tạp rủi ro có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, do vậy việc các DNXL cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động một cách đầy đủ và kịp thời sẽ giúp cho cán bộ ngân hàng có đánh giá chính xác hơn về tình hình hoạt động và những dự báo có thể xảy ra trong tương lai, từ đó dẫn đến sự đúng đắn trong quyết định tín dụng và hạn chế được rủi ro tín dụng.

1.4.2.2. Năng lực tài chính của DNXL

Như đã phân tích ở trên, các DNXL nhìn chung có năng lực tài chính khơng cao, tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng nguồn vốn thấp, tốc độ ln chuyển vốn chậm, tình trạng bị chiếm dụng vốn phổ biến. Những đặc điểm này gây khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNXL đồng thời cũng là khó khăn, rủi ro đối với ngân hàng trong việc cho vay các doanh nghiệp này.

Năng lực tài chính thường được ngân hàng quan tâm dưới những góc độ: Quy mơ tài sản; quy mơ và cơ cấu nợ và một số tỷ lệ về khả năng thanh toán, khả năng sinh lời, khả năng tự chủ kinh doanh và hiệu quả hoạt động.

Nếu các chỉ tiêu này đáp ứng được yêu cầu nhất định của ngân hàng thì khoản vay sẽ ít rủi ro hơn, chất lượng tín dụng được nâng cao hơn.

1.4.2.3. Dự án xin vay của khách hàng

Một dự án tốt là dự án thực hiện được các mục tiêu đề ra, có hiệu quả, các phương án vay trả được đảm bảo. Vì vậy chất lượng tín dụng của ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả của dự án đó.

1.4.2.4. Cơ chế quản lý và trình độ quản lý của DNXL

Đây là nhân tố ảnh hưởng quan trọng và quyết định đến chất lượng thi cơng cơng trình. Việc quản lý tốt sẽ giúp cho cơng trình hoạt động có hiệu quả, tránh được thất thốt, lãng phí xảy ra. Ngược lại, nếu quy chế quản lý lỏng lẻo sẽ tạo ra khe hở để các đối tượng xấu lợi dụng, từ đó mà chất lượng cơng trình giảm, hồn thành khơng đúng thời hạn đặt ra. Từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình nghiệm thu, thanh quyết tốn cơng trình, ảnh hưởng tới nguồn thu nợ của ngân hàng. Do vậy, chất lượng tín dụng của ngân hàng cũng phụ thuộc nhiều vào cơ chế quản lý và trình độ quản lý của DNXL.

1.4.3. Các nhân tố khác1.4.3.1. Môi trường kinh tế 1.4.3.1. Môi trường kinh tế

Chu kỳ phát triển kinh tế cũng ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng nói

chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Khi nền kinh tế tăng trưởng ổn định thì hoạt động tín dụng sẽ tăng trưởng và ngược lại. Trong giai đoạn nền kinh tế suy thoái, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bị thu hẹp nếu ngân hàng vẫn tiếp tục tăng trưởng tín dụng ở mức cao thì khả năng rủi ro sẽ tăng lên.

Chính sách kinh tế của Chính phủ về ưu đãi hay hạn chế sự phát triển

của ngành xây lắp thơng qua những quy định, chính sách cũng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị từ đó ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Xu hướng tồn cầu hố: sự biến động của tình hình kinh tế chính trị xã

hội ở nước ngồi cũng ảnh hưởng tới đời sống kinh tế, chính trị xã hội trong nước, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại.

1.4.3.2. Môi trường pháp lý

Hành lang pháp lý là một trong những yếu tố quan trọng để doanh nghiệp hoạt động theo khuôn khổ nhất định. Môi trường pháp lý của các NHTM chủ yếu là các quy định của NHNN giúp cho hoạt động của hệ thống ngân hàng trở lên an tồn hơn.

Về phía các DNXL thì mơi trường pháp lý ở đây chủ yếu là các quy định của pháp luật, các quy định của Bộ xây dựng.. .Nếu những quy định này chặt chẽ, đầy đủ thì hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ lành mạnh hơn, hiệu quả hơn và ngân hàng có thể thu được nợ đúng hạn. Đồng thời pháp luật cũng là cơ sở để giải quyết các mối quan hệ giữa ngân hàng và các DNXL, do đó nếu chấp hành đúng quy định đó thì lợi ích của hai bên sẽ được đảm bảo.

1.4.3.3. Mơi trường chính trị - xã hội

Chính trị xã hội ổn định tạo ra sự tin tưởng cho các nhà đầu tư, thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào trong nước. Đầu tư phát triển tạo điều kiện phát triển các dịch vụ như: tín dụng, thanh tốn,. đặc biệt hoạt động tín dụng sẽ được đẩy mạnh cả về số lượng món vay và chất lượng của từng món.

Chính trị xã hội ổn định tạo tiền đề cho sự ổn định các môi trường khác như: kinh tế, pháp luật. Khi chính trị khơng ổn định thì nền kinh tế sẽ bị trì

trệ, khơng phát triển, khủng hoảng có thể xảy ra và nguy cơ phá sản của hệ thống ngân hàng ngày càng cao.

1.4.3.4. Nhân tố bất khả kháng như thiên tai, hoả hoạn bất ngờ

Các cơng trình xây dựng chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện thời tiết. Những rủi ro xảy ra đối với các DNXL như thiên tai, hoả hoạn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cơng trình, đồng thời phát sinh cho đơn vị nhiều chi phí để khắc phục. Ngồi ra nó cũng ảnh hưởng đến tiến độ hồn thành cơng trình, tiến độ nghiệm thu thanh toán và trả nợ ngân hàng.

1.5. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng ở một số nước

1.5.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng ở một số nước

Dưới giác độ ngân hàng, chất lượng tín dụng các DNXL thể hiện ở các chỉ tiêu định lượng như: Tổng dư nợ tín dụng DNXL; Tỷ lệ nợ xấu tín dụng DNXL/Tổng dư nợ tín dụng DNXL; tỷ lệ dư nợ có TSĐB DNXL/Tổng dư nợ DNXL. ...Có nhiều nhân tố ảnh hưởng: Chiến lược phát triển của ngân hàng, thông tin về khách hàng.

Trên thế giới, để nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng các DNXL nói riêng, nhiều quốc gia đã vận dụng nhiều phương pháp kiểm soát được các chỉ tiêu trên đảm bảo an tồn, phịng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng như: Quản lý việc phân chia nhóm nợ, áp dụng mơ hình đảm bảo tín dụng,. đồng thời tác động vào những nhân tố: thông tin tín dụng.từ đó chất lượng tín dụng được nâng cao.

Qua việc nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng DNXL nói riêng của một số nước, luận văn đã rút ra một số kinh nghiệm đối với Việt Nam.

1.5.1.1. Thơng tin tín dụng - Kinh nghiệm của Canada

Ở Canada để giúp các ngân hàng, các nhà đầu tư có được những thơng tin cần thiết đang tin cậy, người ta đã thành lập các cơng ty chun kinh doanh thơng tin tín dụng.

Nhiệm vụ của cơ quan thơng tin tín dụng là thu thập thơng tin bảo đảm

trung thực, chính xác và nhanh chóng; trong q trình điều tra đảm bảo tính khách quan, khơng thiên vị hay vụ lợi; bảo vệ quyền lợi người cho tin và người mua tin; tôn trọng và bảo vệ sự kín đáo của nguồn tin.

Đối tượng phục vụ của cơ quan thơng tin tín dụng là các nhà sản xuất và

bán bn, các cơng ty tài chính và dịch vụ, các ngân hàng và các khách hàng lớn. Họ cần thông tin tín dụng để có những quyết định đúng đắn về kinh doanh, giảm thiểu rủi ro.

Cách thức thu thập thông tin của cơ quan thơng tin tín dụng là trên cơ

sở: những thơng tin đó có được cập nhật và lưu trữ; nghiên cứu tài liệu, tin tức của các cơ quan và tổ chức dịch vụ của nhà nước như cơ quan thống kê, tài chính, thuế...; quan tâm đến nguồn tin bên ngồi như báo chí, các nhà cung cấp, khách hàng.

Cách sử dụng những thơng tin đã có: trước hết phải xác thực nguồn tin,

sau đó phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, xem xét sự phát triển và mối quan hệ qua lại với các nhà cung cấp, tiêu thụ hàng hố, từ đó tiến hành iiPhdn hạng rủi ro tín dụng”. Như vậy thơng tin cung cấp cho người sử

dụng hoàn toàn đáng tin cậy.

1.5.1.2. Kinh nghiệm đảm bảo an tồn trong hoạt động tín dụng - phân loại nợ và trích lập dự phịng

Chất lượng tín dụng được đánh giá trước tiên qua tính an tồn của khoản vay hay rộng hơn là tính an tồn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Theo Hiệp ước Basle ký tháng 6/1988, các tài sản Có và những hoạt động ngoại bảng của ngân hàng được định ra làm 4 loại, mỗi loại được xác định với một tỷ trọng rủi ro thích hợp (0, 20, 50 hoặc 100%).

Kinh nghiệm ở Malaysia:

Các khoản nợ phải trích lập dự phịng được phân làm 3 nhóm:

Một phần của tài liệu 0305 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp xây lắp tại NH đầu tư và phát triển hà tây luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w