3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với các DNXL tạ
3.2.2 Tăng cường công tác quản lý tín dụng đối với DNXL
Việc tăng cường công tác quản lý tín dụng đối với DNXL thể hiện trên các mặt sau:
Thứ nhất, xác định tốt thời điểm trả nợ, mức trả nợ và biện pháp thu nợ.
Để công tác thu hồi nợ đạt kết quả nhằm giảm NQH, tăng vòng quay vốn tín dụng đối với DNXL cần có những giải pháp sau:
Xác định thời hạn trả nợ: hiện tại thời hạn trả nợ đối với vay ngắn hạn hạn mức thường căn cứ vào vòng quay vốn lưu động của doanh nghiệp và áp dụng cho tất cả các công trình. Như vậy dẫn đến trường hợp thời hạn của các khoản vay và thời điểm tiền thanh toán công trình về có thể không khớp về mặt thời gian, buộc phải gia hạn nợ hoặc phải để doanh nghiệp đảo nguồn, cả hai trường hợp trên đều ảnh hưởng đến tình hình trả nợ của khách hàng, dẫn đến chất lượng tín dụng không cao. Để có thể thu hồi vốn vay đúng hạn ngay khi tiền về, cần tính toán và xem xét sao cho ngoài việc phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh, vòng quay vốn lưu động còn phải phù hợp với tiến độ thanh toán từng hợp đồng thi công cụ thể nhằm hoàn trả nợ gốc và lãi vay thích hợp. Cần nắm được đặc điểm của DNXL trong việc nghiệm thu công trình, thanh toán, đòi nợ phải thu...để định thời hạn trả nợ cho phù hợp.
Về thời điểm trả nợ: cần xác định thời điểm trả nợ đối với từng đối tượng công trình hoặc hạng mục công trình vay vốn, đối với từng phương thức tín dụng phù hợp với đặc điểm luôn chuyển vốn của khách hàng và tiến độ thanh toán của chủ đầu tư. Nhất là tín dụng trung dài hạn, đưa ra quyết định về thời gian ân hạn trong thời hạn vay phải hợp lý. Phương thức thu nợ cũng cần quy định cho phù hợp với thực tế tình hình sản xuất kinh doanh và thu nhập của khách hàng. Điều này đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có hiểu biết, nghiên cứu sâu về hoạt động kinh doanh xây lắp của khách hàng.
Về mức trả nợ: việc xác định mức trả nợ phù hợp cho mỗi kỳ hạn là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh toán các khoản nợ 83
đến hạn của doanh nghiệp. Hiện tại đối với tín dụng trung dài hạn mức trả nợ thường được chia đều thành các kỳ, điều này thực tế không phù hợp vì máy móc thi công vào các tháng khác nhau trong năm là khác nhau. Còn đối với tín dụng ngắn hạn thì căn cứ hợp đồng vay vốn từng lần để định thời gian trả nợ và mức trả nợ.
Nên chăng, cần xác định mức trả nợ phù hợp với mức doanh thu từ hoạt động kinh doanh của khách hàng, mức trả nợ đối với vốn vay ngắn hạn được xác định trên cơ sở tiến độ nghiệm thu thanh toán cụ thể của công trình, vì vậy để xác định mức trả nợ cần xác định tiến độ nghiệm thu thanh toán theo tiến độ thi công được quy định trong hợp đồng xây lắp. Đối với tín dụng trung dài hạn không nên áp dụng hình thức thu nợ đều theo các kỳ hạn mà phải tuỳ thuộc vào tình hình sử dụng máy móc thiết bị thi công thực tế của từng DNXL có chú ý tới tính thời gian sử dụng, thời gian trích khấu hao.
Thứ hai, hạn chế NQH:
NQH là một trong những tiêu chí để đánh giá chất lượng tín dụng, NQH đối với các DNXL tại BIDV HT cũng rất cao so với các ngành khác. Vấn đề đặt ra là làm sao hạn chế NQH nói chung và NQH DNXL nói riêng. Do đó trong phạm vi quản lý tín dụng, có thể hạn chế đến mức thấp nhất NQH phát sinh bằng việc:
Hoạch định chính sách chiến lược kinh doanh, chiến lược khách hàng trong đó chú trọng chiến lược khách hàng với từng ngành nghề cụ thể, đặc biệt là ngành xây dựng cơ bản.
Phân loại khách hàng DNXL. Đối với các DNXL có vốn tự có quá thấp, nợ phải thu cao cần hạn chế, giảm dần dư nợ.
Thẩm định phương án, dự án cho vay. Đối với phương án kinh doanh của công trình nào chưa rõ nguồn vốn hoặc nguồn vốn không chắc chắn thì kiên quyết không cho vay; thẩm định TSĐB; quyết định mức cho vay; tiến hành hoạt động kiểm tra, kiểm soát.
Thứ ba, cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn:
Do đặc điểm DNXL chịu ảnh hưởng rất nhiều yếu tố khách quan như điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu....Do đó có những yếu tố mang tính khách quan không thể lường trước được cũng dẫn đến rủi ro cho khách hàng.
Do vậy, ngân hàng trên cơ sở phân tích thực trạng nguyên nhân nợ quá hạn nếu thấy là do yếu tố khách quan có thể xử lý bằng kỹ thuật nghiệp vụ để tháo gỡ khó khăn cho khách hàng như: gia hạn nợ, giãn nợ hoặc miễn giảm một phần lãi vay để khách hàng ổn định hoạt động sản xuất từ đó có điều kiện trả nợ cho ngân hàng.
Thứ tư, thu hồi NQH:
Khi NQH phát sinh, căn cứ vào nguyên nhân NQH, thời gian NQH để có những biện pháp tốt nhất thu hồi nợ.
Đối với NQH dưới 180 ngày do khách hàng khó khăn vì một lý do nào đó, sau khi đã xử lý bằng các biện pháp kỹ thuật, cán bộ tín dụng phải bám sát khách hàng, khi có nguồn thu nợ ngay.
Đối với những khoản nợ tồn đọng, nợ xấu (quá hạn trên 360 ngày), cán bộ tín dụng tích cực đôn đốc, nhắc nhở, thông báo xử lý TSĐB nợ vay hoặc phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để thu hồi nợ.
Đối với những khoản tín dụng do cán bộ tín dụng thiếu trách nhiệm, tiêu cực thì nhất thiết phải xử lý, quy trách nhiệm vật chất...
Đối với nợ của các DNXL thuộc các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước thì phối hợp với Tập đoàn, Tổng công ty có biện pháp xử lý thích hợp.
Sau khi thực hiện các biện pháp trên, số NQH còn lại sẽ được xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro.