Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu 0305 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp xây lắp tại NH đầu tư và phát triển hà tây luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 39)

Qua nghiên cứu kinh nghiệm một số nước trên thế giới trong việc nâng cao chất lượng tín dụng có thể đưa ra một số bài học kinh nghiệm mà các NHTM Việt Nam cần nghiên cứu và vận dụng:

Thứ nhất, cần thấy rằng an toàn trong hoạt động tín dụng là vấn đề quan

trọng hàng đầu. Cần quản lý tài sản Có thông qua việc phân loại tài sản Có và trích lập quỹ dự phòng thích hợp. Tuỳ điều kiện cụ thể, nguồn hình thành quỹ có thể được trích từ chi phí hay thu nhập.

Việc quản lý tài sản Có, phân loại và trích lập dự phòng đối với các tài sản Có giúp ngân hàng giám sát được chất lượng tín dụng và có biện pháp kịp thời để bù đắp rủi ro mất vốn, đảm bảo khả năng thanh toán khi cần thiết.

Thứ hai, Cần phải chú trọng và tăng cường công tác thông tin, sự sàng

lọc thông tin và tập hợp thông tin tin cậy sẽ giúp ngân hàng tìm được người vay tiền có triển vọng. Điều đó cũng có nghĩa là quản lý tín dụng phải tập trung vào công tác phòng ngừa, tăng cường chất lượng khâu thẩm định ban đầu cũng như giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn vay để giảm tới mức tối đa các khoản nợ mất vốn.

Thứ ba, Cần có những hình thức thích hợp để các doanh nghiệp vừa và

nhỏ có thể tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Các dự án của các doanh nghiệp này lên chăng được nhìn từ giác độ hiệu quả kinh tế, xã hội mà nó mang lại. Mô hình đảm bảo tín dụng mà các nước đang áp dụng rất thích hợp và gần với đặc điểm Việt Nam, cần được nghiên cứu và vận dụng sáng tạo để mở rộng tín dụng ở nước ta hiện nay đồng thời cũng là kinh nghiệm để nâng cao được chất lượng tín dụng.

Tóm lại: Trong chương 1 luận văn đã trình bày khái quát chung về chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại đối với các DNXL và những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Luận văn cũng đưa ra được những bài học kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về nâng cao chất lượng tín dụng và bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam. Để có thể hiểu hơn hoạt động này tôi xin trình bày phần thực trạng tín dụng DNXL tại BIDV-HT trong Chương 2.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP XÂY LẮP TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT

TRIỂN HÀ TÂY

2.1. Tổng quan về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

BIDV được thành lập theo Quyết định số 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ, hiện nay BIDV là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt giữ vai trò chủ đạo về lĩnh vực đầu tư phát triển, được tổ chức theo mô hình Tổng công ty Nhà nước theo Quyết định 90/TTg ngày 27/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ.

BIDV HT- tiền thân là Phòng Đầu tư và Phát triển Hà Sơn Bình, là Chi nhánh cấp I trực thuộc BIDV được thành lập ngày 01/06/1990. Sự phát triển của BIDV HT cũng gắn liền với sự phát triển của Hệ thống BIDV. Tuy nhiên, do sự tác động của điều kiện tự nhiên cũng như một số nhân tố khách quan nên trong quá trình hoạt động và phát triển BIDV HT vẫn có những đặc điểm của riêng mình trong mô hình tổ chức và hoạt động để phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của ngành Ngân hàng tỉnh Hà Tây (cũ) cũng như của địa phương.

Trải qua nhiều năm hoạt động, BIDV HT đã khẳng định được vị thế và vai trò quan trọng của mình đối với sự phát triển kinh tế của địa phương. Phạm vi hoạt động của BIDV HT ngày càng được mở rộng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. BIDV HT luôn thực hiện phương châm lấy an toàn trong kinh doanh, đáp ứng nhu cầu cao nhất của khách hàng về những sản phẩm dịch vụ của ngân hàng với chất lượng sản phẩm dịch vụ tốt nhất, chi phí thấp nhất, hoạt động theo đúng chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và theo đúng chỉ đạo của BIDV nhằm đảm bảo cho sự phát triển vững chắc của BIDV HT.

Với những cố gắng và nỗ lực vươn lên không ngừng trong những năm qua, sự đóng góp của BIDV HT đã được Nhà nước ghi nhận và trao tặng Huân chương lao động hạng Nhì cùng nhiều bằng khen của ngành ngân hàng và của UBND tỉnh Hà Tây (cũ), đóng góp không nhỏ vào danh hiệu “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới” của BIDV.

Hiện nay chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của BIDVHT đó là:

- Nhận các loại tiền gửi bằng Việt Nam Đồng và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế xã hội và mọi cá nhân trong và ngoài nước.

- Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn từ mọi nguồn vốn trong nước và nước ngoài thông qua các hình thức thích hợp bao gồm cả VNĐ và ngoại tệ.

- Nhận làm đại lý, uỷ thác vốn đầu tư phát triển và các dịch vụ ngân hàng cho các ngân hàng, tổ chức tài chính tiền tệ, các tổ chức xã hội trong và ngoài nước.

- Hùn vốn liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế.

- Dịch vụ thanh toán trong nước, chuyển tiền nhanh qua mạng vi tính, tài trợ và đồng tài trợ cho các dự án đầu tư, thực hiện các dự án bảo lãnh, vay vốn trong và ngoài nước dự thầu, đấu thầu, thực hiện hợp đồng, ứng vốn, bảo lãnh phát hành.

- Tín dụng vốn đầu tư phát triển theo mục tiêu, định hướng của nhà nước.

- Tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn, chiết khấu giấy tờ có giá đối với khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế và các tầng lớp dân cư bằng VNĐ và ngoại tệ.

- Dịch vụ tư vấn đầu tư phát triển và dịch vụ ngân hàng khác.

Một số định hướng hoạt động kinh doanh của BIDV HT trong năm 2010.

- Đổi mới căn bản hoạt động tín dụng theo nguyên tắc thương mại và thị trường..

- Đa dạng hoá các nghiệp vụ, kể cả huy động vốn, sử dụng vốn đối với các thành phần kinh tế và dân cư bằng các cơ chế đòn bẩy linh hoạt theo cung cầu thị trường và đảm bảo tối đa hoá lợi nhuận.

- Tách bạch hoạt động tín dụng chính sách và hoạt động tín dụng kinh doanh đề cử chiến lược và phương thức quản lý phù hợp. Áp dụng và thực hiện rộng rãi các hình thức dịch vụ tín dụng như đại lý hưởng hoa hồng, dịch vụ quản lý vốn đối với các chương trình tín dụng phi thương mại cho nhà nước và cho các TCTD, các định chế tài chính khác.

- Mở rộng các dịch vụ thanh toán bằng phương tiện thanh toán và công nghệ như thẻ tín dụng, thẻ ATM, dịch vụ chuyển tiền nhanh (Western Union).

- Áp dụng kĩ thuật và công nghệ để quản lý tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng, quản lý thông tin kinh tế ở Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng.

2.1.2. Mô hình Tổ chức và quản lý

Với tư cách là một thành viên trực thuộc BIDV thì sự hình thành và phát triển cũng như chức năng nhiệm vụ của BIDV HT không tách rời khỏi sự đi lên và phát triển của BIDV.

Tuy nhiên, do diều kiện kinh tế và xã hội của địa bàn hoạt động, cũng như một số nhân tố khách quan, nên trong quá trình hình thành và phát triển, BIDV HT vẫn có những đặc điểm riêng biệt của mình trong mô hình tổ chức và hoạt động để phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của vùng và địa bàn hoạt động. BIDV HT có một bộ máy gọn nhẹ, nhìn chung đủ các phòng ban cần thiết để đảm bảo thực hiện những nhiệm vụ và chức năng của mình.

Cơ cấu tổ chức bộ máy của BIDV HT bao gồm: Ban Giám đốc, 10

phòng nghiệp vụ và 4 điểm giao dịch với 105 cán bộ công nhân viên.

Theo quyết định số 0925/QĐ-TCHC ngày 01/10/2008 cơ cấu tổ chức của BIDV HT được thể hiện theo sơ đồ sau:

Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy BIDVHT

Nhiệm vụ của các phòng ban tại BIDV HT như sau:

- Phòng quan hệ khách hàng: Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng, đề xuất tín dụng; theo dõi quản lý tình hình khách hàng; tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ miễn giảm lãi, đề xuất miễn giảm lãi,...

Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp: Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng là doanh nghiệp; phòng chống rửa tiền, xử lý kịp thời các giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ; thực hiện thanh toán quốc tế,...

Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân: Quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng cá nhân; kiểm tra tính đúng đắn, đầy đủ các chứng từ giao dịch; quản lý lưu trữ hồ sơ thông tin,.

Phòng quản lý rủi ro: Đề xuất chính sách, biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng; quản lý rà soát, phân tích đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục của Chi nhánh; Giám sát việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro; công tác quản lý rủi ro tác nghiệp; phối hợp với phòng giao dịch khách hàng giải quyết khoản nợ có vấn đề,.

Phòng quản trị tín dụng: Thực hiện tác nghiệp, quản trị tín dụng, tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của phòng quan hệ khách hàng.

Phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ: Thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho: xuất, nhập quỹ; đề xuất tham mưu với Ban giám đốc về biện pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho,..

Phòng Kế hoạch tổng hợp: Thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch; đánh giá tổng thể hoạt động của ngân hàng; điều hành nguồn vốn. Phòng Tài chính Kế toán: Hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp; thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán; quản lý giám sát tài chính,.

Phòng Tổ chức hành chính: Công tác tổ chức nhân sự, công tác hành chính, công tác quản trị hậu cần.

Phòng giao dịch: Thực hiện các giao dịch với khách hàng; huy động vốn; cung cấp các dịch vụ khác cho khách hàng.

TT Chỉ tiêu Đơn vị 2007 2008 2009 %09/07 1 Tổng tài sản Tỷ đồng 0 1.72 5 2.51 72.71 % 158 2 Huy động vốn Tỷ đồng 7 1.67 6 2.47 72.68 % 160 3 Tổng dư nợ tín dụng Tỷ đồng 8 1.33 7 1.64 91.74 % 131 Doanh số tín dụng Tỷ đồng 3.24 1 3.64 0 4.23 5 131 % Doanh số thu nợ Tỷ đồng 8 3.00 1 3.33 34.13 % 137

3.1 Phân loại theo kỳ hạn tín dụng Tỷ đồng 8 1.33 7 1.64 91.74 % 131

Ngắn hạn Tỷ đồng 765 1.00 5 1.00 7 132 % Trung, dài hạn Tỷ đồng 573 64 2 742 129 %

3.2 Phân loại theo TP Kinh tế 8 1.33 7 1.64 91.74 % 131

Quốc doanh Tỷ đồng 946 1.13

7 51.01 % 107

Ngoài quốc doanh Tỷ đồng 392 51

0 734 187 % 3.3 Tỷ lệ NQH % 7 0.9 0.96 0.97 3.4 Tỷ lệ nợ xấu % 0 0.8 0.86 0.67 3.5 Tỷ lệ TSĐB % 70 65 65

- Quỹ tiết kiệm: Huy động vốn; cung cấp dịch vụ cho khách hàng; giao dịch với khách hàng.

2.1.3. Tình hình kinh doanh của BIDVHTqua các năm

Mặc dù trong những năm qua nền kinh tế trong nước bị ảnh hưởng bởi sự suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng với sự điều tiết kịp thời của Nhà nước nền kinh tế vĩ mô vẫn đảm bảo ổn định và có bước tăng trưởng đáng kể. Điều này đã tạo đà phát triển cho các doanh nghiệp trong nước nói chung và các doanh nghiệp trên địa bàn phía Tây của Hà Nội nói riêng. Các doanh nghiệp đã tận dụng cơ hội để đầu tư máy móc, thiết bị công nghệ mở rộng sản xuất kinh doanh, ... những yếu tố này đã tác động không nhỏ tới hoạt động tín dụng của ngân hàng với chiều hướng tích cực.

Dưới đây là những kết quả mà BIDV HT đạt được trong 3 năm gần đây.

39

4 Thu dịch vụ ròng Tỷ đồng 5 17, 22 29 % 166

5 Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 54 70 65 120

%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2007-2009 của BIDVHT)

Tổng tài sản của BIDV HT liên tục tăng qua các năm, năm 2009 tổng tài sản đạt 2.717 tỷ đồng, tăng hơn so với năm 2007 là 997 tỷ đồng (tương đương tăng 58%). Điều này thể hiện quy mô phát triển của BIDV HT ngày càng được nâng cao.

TT Chỉ tiêu

2007 2008 2009

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1 Số dư huy động vốn cuối kỳ 0 1.67 0 2.48 7 2.68

2 Phân theo đối tượng

Tiền gửi TCKT 65 9 39 % 96 9 39% 99 1 37% Tiền gửi TCTC 15 0 9% 49 5 20% 46 9 17%

Tiền gửi dân cư 86

1 %52 2 1.01 41% 4 1.22 46%

3 Phân theo kỳ hạn

Ngắn hạn 1.36

0 %81 2 2.11 85% 5 2.05 76%

Hoạt động huy động vốn cũng đạt được kết quả tốt, lượng vốn huy động của BIDV HT có xu hướng tăng mạnh và bình quân đạt khoảng 2.280 tỷ đồng trong 3 năm từ 2007-2009, năm 2009 so với năm 2007 tăng 1.010 tỷ đồng (tương đương với tỷ lệ tăng 60%). Nguồn vốn huy động này không những đã giúp BIDV HT chủ động trong hoạt động tín dụng mà còn góp phần điều hoà vốn trong toàn hệ thống.

Hoạt động tín dụng cũng có mức tăng trưởng đều qua các năm từ 2007- 2009 với tỷ lệ tăng trưởng bình quân khoảng 30%. Tỷ lệ này đảm bảo mức tăng trưởng tín dụng tối đa hàng năm theo quy định.

Hoạt động dịch vụ cũng đã tăng trưởng đáng kể qua các năm, năm 2009 đã tăng so với năm 2007 là: 11,5 tỷ đồng (tương đương với tỷ lệ tăng trưởng là 66%). Điều này chứng tỏ rằng hoạt động của BIDV HT đã chú trọng đến việc phát triển các dịch vụ ngân hàng, giảm dần sự phụ thuộc quá nhiều vào hoạt động tín dụng truyền thống.

Hoạt động kinh doanh chủ yếu của BIDV HT thể hiện trên các mặt sau:

2.1.3.1. Tình hình huy động vốn

BIDV HT luôn là đơn vị đóng góp đáng kể vào công tác huy động vốn và điều hoà vốn toàn hệ thống. Trong 3 năm qua tình hình huy động vốn tại BIDV HT đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, cụ thể:

41

Bảng 2.2: Tổng hợp tình hình huy động vốn tại BIDV HT từ 2007-2009

Trung dài hạn 31

0 %19 8 35 15% 2 63 24%

4 Phân theo loại tiền

VND 1.47 3 88 % 2.23 4 90% 2.41 0 89%

Ngoại tệ quy đổi 19

7 12%

24

6 10%

27

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2007-2009 của BIDVHT)

Huy động vốn phục vụ cho đầu tư phát triển luôn đạt mức tăng trưởng cao từ 1.670 tỷ đồng cuối năm 2007 lên 2.687 tỷ đồng vào cuối năm 2009, tăng bình quân gần 20%/năm. Cụ thể:

2.3.1.1.1. Huy động vốn theo cơ cấu đối tượng khách hàng

Huy động từ các tổ chức kinh tế qua 3 năm đã có sự tăng trưởng đáng khích lệ, BIDV HT đã ngày càng tiếp cận được nhiều tổ chức kinh tế lớn như Ngân hàng phát triển, Bảo hiểm xã hội, Tổng công ty tái bảo hiểm quốc gia, các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước lớn như: Tập đoàn Sông Đà, Tổng công ty Vinaconex..., đóng góp lớn cho việc tăng trưởng nguồn vốn huy động của

T

T Chỉ tiêu 2007 2008 2009

BIDV HT. Tỷ trọng tiền gửi từ các tổ chức này hiện chiếm khoảng 37% trong tổng nguồn huy động.

Huy động từ dân cư là một nguồn tiền gửi có tính chất khá ổn định và chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng nguồn huy động, BIDV HT luôn nỗ lực mở rộng mạng lưới các điểm giao dịch, tích cực đa dạng hoá các sản phẩm huy động vốn với chính sách lãi suất cạnh tranh và hấp dẫn nhằm giữ vững số dư huy động dân cư. Tỷ trọng huy động vốn dân cư trên tổng số dư huy động tại BIDV HT đến năm 2009 đạt 46%, tuy nhiên tỷ trọng huy động

Một phần của tài liệu 0305 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp xây lắp tại NH đầu tư và phát triển hà tây luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w