1.3.1. Kinh nghiệm về nghiệp vụ TTM tại một số nước
1.3.1.1. Nghiệp vụ thị trường mở tại Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ
Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED, NHTW của Mỹ) bắt đầu thực hiện nghiệp vụ TTM từ cuối những năm 1920. Khi đó, Nghiệp vụ TTM được sử dụng như một công cụ hỗ trợ thực hiện cho vay chiết khấu của Fed. Nhưng đến nay, Nghiệp vụ TTM được coi là cơng cụ CSTT linh hoạt, có hiệu quả và quan trọng nhất của Fed vì hoạt động Nghiệp vụ TTM có tính chất quyết định đến sự thay đổi dự trữ của hệ thống ngân hàng và lãi suất thị trường. Để điều hành Nghiệp vụ TTM, Fed đã thành lập Uỷ ban nghiệp vụ thị trường mở (FOMC). Theo định kỳ 6 tuần/lần, FOMC họp bàn phân tích các diễn biến kinh tế - tiền tệ và các yếu tố ảnh hưởng để đưa ra các quyết định về mục tiêu tăng trưởng M1, M2 và lãi suất liên ngân hàng định hướng, lãi suất chiết khấu từ đó quyết định khối lượng GTCG giao dịch trên thị trường mở, phương thức giao dịch và thời hạn giao dịch.
FED lựa chọn những chứng khốn có tính thanh khoản và độ an tồn cao làm cơng cụ thực hiện Nghiệp vụ TTM nhằm đạt được mục tiêu điều tiết vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng một cách có hiệu quả nhất. Chứng khốn Chính phủ Mỹ (đặc biệt là tín phiếu kho bạc) là cơng cụ chủ yếu được
sử dụng trong các giao dịch Nghiệp vụ TTM do có khối lượng giao dịch trên thị trường lớn, có tính thanh khoản và độ an tồn cao. Thời hạn của các chứng khốn Chính phủ được giao dịch trên thị trường khá đa dạng, từ dưới 01 năm đến trên 10 năm.
Đối tác giao dịch chủ yếu của FED là các ngân hàng. Tuy nhiên hầu hết các giao dịch Nghiệp vụ TTM thực hiện thông qua các nhà giao dịch chứng khốn chính phủ chuyên nghiệp (ngân hàng).
Tuỳ theo từng điều kiện cụ thể mà FED áp dụng hình thức mua bán hẳn hoặc mua bán có kỳ hạn, thơng qua hình thức đấu thầu lãi suất. Các giao dịch mua bán hẳn thường được sử dụng khi việc dự báo các nhân tố ảnh hưởng đến mức dự trữ của các NHTM như khối lượng tiền ngồi lưu thơng, khả năng chi tiêu của Chính phủ ... cho thấy mức dự trữ cần được tiếp tục điều chỉnh trong một thời gian dài. Ngoài ra khi cần tăng dự trữ, bên cạnh việc mua hẳn, Fed có thể sử dụng thêm hình thức cho trả trước hạn các chứng khoán. Thực chất cả 2 nghiệp vụ mua bán hẳn và thanh tốn trước hạn chứng khốn đều có tác động giống nhau.
Trong trường hợp dự báo cho thấy cần thay đổi tạm thời dự trữ của các ngân hàng, hoặc khơng dự báo được chính xác mức độ cũng như thời hạn biến động của dự trữ, Fed có thể thực hiện phương thức mua bán có kỳ hạn ngắn thơng qua các hợp đồng Repos, với thời gian thường không quá 15 ngày.
1.3.1.2. Nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc.
Vai trò ổn định thị trường tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) được thể hiện ở hai hoạt động chủ yếu:
- Thứ nhất, PBOC là cơ quan chủ đạo trong việc xây dựng và thực thi
hệ thống quy phạm pháp luật điều hành thị trường, quy định cơ cấu tổ chức quản lý, vận hành thị trường dưới sự chỉ đạo của PBOC, đồng thời tạo hành lang pháp lý cho các tổ chức tài chính và phi tài chính tham gia thị trường.
- Thứ hai, PBOC trực tiếp tham gia thị trường thông qua các công cụ như nghiệp vụ thị trường mở, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất tái chiết khấu (trong đó nghiệp vụ thị trường mở chiếm vị trí chủ đạo) nhằm tạo ra những tác động điều chỉnh lãi suất, cung cầu tiền tệ trên thị trường.
Trung Quốc đã xây dựng được một khung khổ pháp luật tương đối hoàn chỉnh, đặc biệt là thị trường tín dụng liên ngân hàng và thị trường trái phiếu liên ngân hàng. Điểm đáng chú ý nữa là Trung Quốc đã có thể kiểm sốt thống nhất đối với thị trường tiền tệ trên cơ sở một mạng lưới kết nối quốc gia giữa các thị trường bộ phận. Nhờ vậy, PBOC đã có thể can thiệp một cách chủ động và linh hoạt để thực thi chính sách tiền tệ của mình.
1.3.1.3. Nghiệp vụ thị trường mở tại Ngân hàng Trung ương Châu Âu
CSTT của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) đã thực sự hiệu quả và giúp cho nền kinh tế liên minh không ngừng lớn mạnh, đồng tiên chung của liên minh luôn ổn định và không ngừng tăng giá so với các đồng tiền của các nền kinh tế lớn khác như Mỹ hay Nhật Bản.
Nổi lên trong CSTT của ECB, NVTTM như là một công cụ chủ yếu của ECB trong việc điều hành CSTT. Bao gồm 3 loại.
. Nghiệp vụ tái cấp vốn chính (Main refinancing opration).
Đây là hoạt động tái cấp vốn ngắn hạn chủ yếu của ECB cho các tổ chức tín dụng. Doanh số hoạt động của bộ phận nghiệp vụ này chiếm tỷ trọng rất lớn doanh số hoạt động của NVTTM. ECB tổ chức đấu thầu với bảo đảm bằng các chứng khoán đủ tiêu chuẩn đã được lưu ký tại NHTW các quốc gia thành viên. Điều kiện để các TCTD có thể tham gia đấu thầu là phải đảm bảo dự trữ bắt buộc. Việc xét thầu tập trung tại ECB, tuy nhiên các thủ tục về lưu ký các chứng khoán đảm bảo và nộp phiếu dự thầu đều được thực hiện tại NHTW các nước và các chi nhánh của NHTW. Việc xác định khối lượng đấu thầu của từng phiên giao dịch do ECB thực hiện, trên cơ sở tổng hợp phân tích các báo cáo dự đoán vốn khả dụng của các TCTD.
. Nghiệp vụ tái cấp vốn dài hạn (Longer - turn refinancing opration).
Đây là bộ phận NVTTM được thực hiện theo một chiều là ECB cho vay các TCTD theo hình thức tái cấp vốn chính. Tuy nhiên nghiệp vụ này được thực hiện một tháng một lần và thời hạn cho vay là ba tháng (thời hạn Repo) với điều kiện phải được đảm bảo là các chứng khoán đủ tiêu chuẩn đã được lưu ký tại NHTW của các nước thành viên.