Tổng số thành viên nghiệp vụ TTM: 7

Một phần của tài liệu 0324 giải pháp nâng cao hiệu quả công cụ nghiệp vụ thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ của NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 55 - 60)

I Ngân Hàng Thương mại Nhà nước

3 Tổng số thành viên nghiệp vụ TTM: 7

2.2.1.4. Hàng hóa của nghiệp vụ thị trường mởa. Hàng hóa được phép giao dịch a. Hàng hóa được phép giao dịch

Theo Điều 21 Luật NHNN năm 1997 có quy định các cơng cụ được giao dịch trên nghiệp vụ TTM là "...mua, bán tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu NHNN và các loại GTCG ngắn hạn khác". Do u cầu nghiệp vụ TTM phải có độ an tồn cao, nên khi mới đi vào hoạt động, GTCG sử dụng trong giao dịch nghiệp vụ TTM chỉ bao gồm tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, lãi suất của các GTCG này không cao nên đã không hấp dẫn các TCTD mua để làm dự trữ thanh khoản.

Từ năm 2003, các GTCG được sử dụng trong nghiệp vụ TTM đã được mở rộng theo tinh thần Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật NHNN. Theo đó, NHNN thực hiện Nghiệp vụ TTM thơng qua việc mua bán ngắn hạn tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu NHNN và các loại GTCG khác trên thị trường tiền tệ. Vì vậy, trong năm 2003, Ngân hàng Nhà nước đã mở rộng các loại GTCG sử dụng trong giao dịch nghiệp vụ TTM ngồi tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước (ngắn hạn) cịn bao gồm cả trái phiếu Kho bạc Nhà nước, công trái, trái phiếu đầu tư do Ngân sách trung ương thanh tốn (dài hạn). Qua đó, khối lượng hàng hóa giao dịch TTM tăng lên nhanh chóng, kéo theo đó là sự phát triển của thị trường trái phiếu chính phủ tại Việt Nam.

Theo quy định tại Quy chế Nghiệp vụ thị trường mở, các loại giấy tờ có giá được NHNN chấp nhận giao dịch qua nghiệp vụ thị trường mở phải có đủ các điều kiện sau đây:

- Có thể mua, bán được và nằm trong danh mục các loại giấy tờ có giá được giao dịch qua nghiệp vụ thị trường mở;

- Được phát hành bằng đồng Việt nam;

- Được lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước trước khi đăng ký bán;

Sau hơn 5 năm hoạt động, NVTTM phát triển tương đối ổn định và thu được các kết quả khả quan, việc bổ sung thêm hàng hóa cho thị trường mở là cần thiết. Quyết định số 1909/QĐ-NHNN ngày 30/12/2005 của Thống đốc NHNN cho phép các TCTD là thành viên tham gia các giao dịch tái cấp vốn được sử dụng trái phiếu Chính phủ do Quỹ Hỗ trợ phát triển phát hành, trái phiếu chính quyền địa phương do UBND thành phố Hà nội và UBND thành phố Hồ Chí Minh phát hành trong hoạt động mua có kỳ hạn trong NVTTM. Hàng hóa của NVTTM đã được mở rộng bao gồm cả các GTCG dài hạn được giao dịch trên thị trường vốn là trái phiếu Chính phủ và trái phiếu chính quyền địa phương, thì NHNN cũng cần có sự cân nhắc khi sử dụng chúng để đảm bảo việc mua bán các GTCG là phục vụ cho điều hành CSTT và tránh khỏi đầu tư trực tiếp cho các giấy tờ có giá dài hạn. Vì vậy, trưởng Ban điều hành NVTTM có trách nhiệm quyết định các trái phiếu và giá trị của các trái phiếu đối với từng phiên giao dịch NVTTM. Tuy nhiên, giá trị giao dịch của các trái phiếu được tham gia trong mỗi lần (phiên) giao dịch mua có kỳ hạn trong NVTTM vẫn bị khống chế tối đa bằng 50% giá trị của giao dịch đó.

Trước nhu cầu của các thành viên tham gia thị trường và thực hiện mục tiêu đa dạng hóa cũng như tăng tính thanh khoản cho các loại hàng hóa giao dịch trên nghiệp vụ thị trường mở, NHNN đã nới lỏng các tỉ lệ giá trị bị hạn chế khi sử dụng các loại trái phiếu Chính phủ do Quỹ Hỗ trợ phát triển phát hành, trái phiếu chính quyền địa phương do UBND thành phố Hà Nội, UBND thành phố Hồ Chí Minh phát hành. Đồng thời NHNN cũng cho phép bổ sung loại trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh bao gồm: Trái phiếu do Ngân h àng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội phát hành vào trong các giao dịch mua kỳ hạn trên NVTTM với NHNN. Điều này được cụ thể bằng thông tư số 11/QĐ-NHNN ngày 06/01/2010 về danh mục giấy tờ có giá được

sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước, trong đó các loại GTCG được tham gia giao dịch trên nghiệp vụ thị trường mở bao gồm:

- Tín phiếu NHNN - Tín phiếu kho bạc - Trái phiếu kho bạc

- Trái phiếu cơng trình Trung ương - Cơng trái xây dựng Tổ quốc

- Trái phiếu Chính phủ do Ngân hàng Phát triển Việt Nam (trước đây là Quỹ Hỗ trợ phát triển) được Thủ tướng Chính phủ chỉ định phát hành.

- Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, bao gồm:

+ Trái phiếu do Ngân hàng Phát triển Việt Nam phát hành được Chính phủ bảo lãnh thanh tốn 100% giá trị gốc, lãi khi đến hạn;

+ Trái phiếu do Ngân hàng Chính sách xã hội phát hành được Chính phủ bảo lãnh thanh toán 100% giá trị gốc, lãi khi đến hạn.

- Trái phiếu Chính quyền địa phương do Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội và Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh phát hành.

Ngồi ra các loại GTCG trên đây phải có đủ các điều kiện sau: - Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của tổ chức tín dụng

- Tổ chức phát hành khơng được sử dụng các loại GTCG do tổ chức đó phát hành để tham gia giao dịch với NHNN.

b. Sự phát triển hàng hóa trên thị trường mở

Khối lượng GTCG là hàng hóa được phép giao dịch trên thị trường mở ngày càng gia tăng và đa dạng, phong phú về mặt chủng loại.

- Tín phiếu kho bạc:

Đây là hàng hóa chủ yếu của thị trường tiền tệ tại Việt Nam do có tính thanh khoản cao, được phát hành định kỳ với khối lượng lớn. Do đó, TPKB đã đáp ứng nhu cầu can thiệp của NHNN với mức độ và quy mô khác nhau. Hiện tại, TPKB chiếm tới 80% tổng giá trị công cụ sử dụng trên thị trường

mở. TPKB hiện đã và đang được các TCTD sử dụng linh hoạt để tham gia NVTTM và chiết khấu, cầm cố tại NHNN để đảm bảo khả năng thanh tốn và tăng trưởng tín dụng, tuy nhiên vẫn nắm được thế chủ động trong công tác điều hành vốn.

Sơ đồ 2.1. Doanh số đấu thầu tín phiếu kho bạc năm 2000-2010

Hiện nay, một phiên giao dịch thường chỉ có dưới 5 thành viên tham gia đấu thầu. Tuy nhiên thành viên trúng thầu chủ yếu là các NHTM nhà nước do có lợi thế về nguồn vốn tiền đồng (chiếm khoảng 97-99% khối lượng trúng thầu). Hiện nay, các TCTD đã quan tâm hơn tới việc đầu tư vào TPKB. Thị trường đấu thầu TPKB đã thể hiện được vai trị cung cấp thơng tin về lượng vốn khả dụng của các TCTD và đóng vai trị là chất xúc tác cho sự phát triển của thị trường mở, thị trường tiền tệ. Tuy nhiên, lãi suất TPKB còn bị lệ thuộc bởi sự chỉ đạo, chưa phản ánh lãi suất thị trường. Kỳ hạn của tín phiếu chưa đa dạng, chủ yếu phát hành loại 364 ngày. Bên cạnh đó, thị trường thứ cấp, thị trường mua bán lại TPKB chưa phát triển nên tính thanh khoản của công cụ này vẫn cịn hạn chế.

Một phần của tài liệu 0324 giải pháp nâng cao hiệu quả công cụ nghiệp vụ thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ của NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w