. Nghiệp vụ điều chỉnh tinh (Fin e turn opration)
2.1 Khái quát về điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam giai đoạn 2000-
2010
Mục tiêu của chính sách tiền tệ theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống của nhân dân. Hơn 10 năm qua, việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN luôn hướng vào việc thực hiện các mục tiêu chung đã quy định, trong đó chú trọng ổn định thị trường tiền tệ, kiềm chế và kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Thơng qua các cơng cụ chính sách tiền tệ, NHNN điều tiết khối lượng tiền cung ứng phù hợp với các mục tiêu kinh tế vĩ mơ đã đề ra. Thay vì sử dụng cơng cụ điều tiết tiền tệ trực tiếp (hạn mức tín dụng), đến nay NHNN đã chuyển dần sang sử dụng chủ yếu các công cụ điều tiết tiền tệ gián tiếp (tái chiết khấu, tái cấp vốn, dự trữ bắt buộc). Cùng với các công cụ nói trên, thì tỷ giá và lãi suất cũng trở thành cơng cụ hỗ trợ có hiệu quả trong việc thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ. Hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ của NHNN ngày càng nâng lên, đã góp phần ổn định tiền tệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo đảm quốc phòng, an sinh xã hội. Tuy nhiên, cơng tác điều hành chính sách tiền tệ vẫn cịn một số vấn đề cần nghiên cứu xử lý để nâng cao hiệu quả điều hành CSTT, nhất là trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế thế giới suy giảm. Đó là:
- Sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ với chính sách tài khóa và một số chính sách kinh tế vĩ mơ khác chưa chặt chẽ, do đó dẫn đến giảm hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ.
- Thị trường tiền tệ chưa thật sự là kênh dẫn có hiệu quả trong cơ chế truyền tải các tác động của chính sách tiền tệ đến nền kinh tế.
- Điều hành các cơng cụ chính sách tiền tệ cịn chưa chủ động, linh hoạt trước các diễn biến của thị trường.
- Tăng cường khả năng kiểm sốt chính sách tiền tệ . Đơi khi chính sách tiền tệ bị thay đổi một cách “giật cục”, chưa có tín hiệu điều hành rõ ràng, dài hạn, xuất hiện nhiều tin đồn thất thiệt trên thị trường tiền tệ. Do đó gây ra những cú sốc cho các chủ thể trong nền kinh tế.
- Duy trì việc tự do hố cơng cụ lãi suất. Để NHNN thực sự là người cho vay cuối cùng trên thị trường liên ngân hàng, cần tiếp tục đổi mới cơ chế điều hành lãi suất theo hướng: sử dụng lãi suất tái chiết khấu như lãi suất sàn; lãi suất cho vay qua đêm và lãi suất tái cấp vốn làm lãi suất trần trên thị trường liên ngân hàng nhằm tác động đến việc huy động vốn và cho vay của các ngân hàng thương mại trên thị trường.
- Tiếp tục điều hành công cụ dự trữ bắt buộc một cách chủ động và li nh hoạt theo diễn biến của thị trường nhằm kiểm soát tiền tệ; mặt khác tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng sử dụng vốn khả dụng linh hoạt và hiệu quả. Trong điều kiện kiềm chế lạm phát, trong năm 2007 và năm 2008 NHNN nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tổ chức tín dụng từ 5%, lên đến 10% và 11% là cần thiết để chống lạm phát; ngược lại trong bối cảnh ngăn chặn nguy cơ sụt giảm nền kinh tế trong nước do ảnh hưởng của kinh tế thế giới, do đó cần giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng nâng cao sử dụng vốn khả dụng.
- Đẩy mạnh việc đổi mới, linh hoạt điều hành nghiệp vụ thị trường mở, xem thị trường mở là cơng cụ được sử dụng rộng rãi nhằm duy trì lãi suất chủ đạo “lãi suất liên ngân hàng định hướng”; mở rộng việc kết nạp thành viên tham gia trên thị trường mở; đa dạng hoá hàng hoá giao dịch trên thị trường mở nhằm đáp ứng thanh khoản cho các tổ chức tín dụng. Tạo điều kiện và
thúc đẩy sự phát triển của thị trường tiền tệ liên ngân hàng, thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc và thị trường mua bán lại giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng với nhau và giữa tổ chức tín dụng với khách hàng.
- Tiếp tục điều hành chính sách tỷ giá linh hoạt theo quan hệ cung cầu trên thị trường, trong mối quan hệ phối hợp với lãi suất, có sự kiểm sốt của Nhà nước nhằm đảm bảo các cân đối vĩ mơ: kiểm sốt được lạm phát; kích thích xuất khẩu, kiểm sốt nhập khẩu; khuyến khích đầu tư nước ngồi vào Việt Nam; không ảnh hưởng lớn đến việc doanh nghiệp vay nợ bằng ngoại tệ; tạo điều kiện quản lý và thu hút nguồn ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng; nâng cao quỹ trữ ngoại tệ của Nhà nước. Đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến cho các doanh nghiệp áp dụng các cơng cụ phịng ngừa, bảo hiểm rủi ro tỷ giá.