- Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước:
2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động thị trường mở giai đoạn 2000-
2010
2.3.1. Những kết quả đạt được
2.3.1.1 Quy mô hoạt động NVTTM ngày càng được mở rộng
Trong những năm qua, quy mô hoạt động của NVTTM ngày càng được mở rộng thể hiện trên cả doanh số giao dịch, tăng tần suất phiên giao dịch và đa dạng hóa kỳ hạn giao dịch. NVTTM ngày càng thể hiện vai trị là cơng cụ chủ yếu trong điều hành CSTT. NHNN tăng cường khả năng điều tiết của công cụ này đến vốn khả dụng của các TCTD từ đó tác động trực tiếp đến cơ sở tiền tệ, qua đó tác động đến lượng tiền cung ứng cũng như tác động tới thị trường tiền tệ. NVTTM trở thành công cụ tác động lớn nhất vào vốn khả dụng và kinh doanh vốn của hệ thống TCTD. Thể hiện ở một số khía cạnh sau:
- Khối lượng giao dịch NVTTM tăng mạnh qua các năm. Số phiên giao dịch được thực hiện thường xuyên hơn và doanh số giao dịch bình qn mỗi phiên cũng tăng lên, qua đó tăng khả năng điều tiết của công cụ này đến vốn khả dụng của các TCTD.
- Tỷ trọng doanh số mua qua NVTTM trong tổng doanh số hỗ trợ vốn của NHNN qua các kênh ngày càng tăng. Điều này cho thấy NVTTM ngày
càng đóng vai trị quan trọng trong điều tiết vốn khả dụng của các TCTD. NVTTM ngày càng được NHNN sử dụng chủ yếu để tác động đến quá trình cung ứng tiền nhằm đạt được mục tiêu CSTT quốc gia trong từng thời kỳ
- Khối lượng giao dịch trong từng phiên cũng ngày càng tăng. Khối lượng giao dịch là yếu tố cực kỳ quan trọng cho phép cung ứng hoặc rút bớt khối lượng tiền cơ sở. NVTTM ngày càng đóng vai trị quan trọng trở thành công cụ chủ chốt trong điều hành CSTT của NHNN.
- Bên cạnh đó kỳ hạn giao dịch mua/bán lại cũng được đa dạng hóa từ 7 ngày đến 182 ngày phù hợp với tình hình vốn khả dụng của các TCTD và nhu cầu điều tiết của NHNN.
- Định kỳ giao dịch đã được điều chỉnh linh hoạt. Tần suất giao dịch cũng được tăng cường 1-2 phiên/ngày, có giai đoạn 2-3 phiên/ngày, với nhiều kỳ hạn giao dịch, nhằm điều tiết vốn khả dụng của các TCTD, đảm bảo khả năng thanh toán, đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ và an toàn hệ thống.
- Số lượng thành viên tham gia NVTTM ngày càng tăng, khơng chỉ có NHTM nhà nước mà các TCTD khác cũng thường xuyên, tích cực tham gia nghiệp vụ này. Có thể nói, những thành viên thường xuyên tham gia hoạt động NVTTM là những thành viên năng động nhất trên thị trường tiền tệ, số lượng thành viên tham gia NVTTM hiện nay là 73 TCTD với đầy đủ loại hình NHTM cổ phần, Ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngồi. Các thành viên khơng phải là các NHTM lớn mặc dù bị hạn chế về giấy tờ có giá, khả năng cạnh tranh, nhưng vẫn tiếp cận được với nguồn vốn trên thị trường mở do NHNN áp dụng hình thức xét thầu phân bổ khối lượng, và đưa ra mức cung lớn mỗi phiên.
2.3.1.2 Các cơ chế và quy trình nghiệp vụ thị trường mở đã khơng ngừng được cải tiến và hoàn thiện
- Các giấy tờ có giá được sử dụng trong NVTTM đã được mở rộng theo Quyết định số 11/QĐ-NHNN ngày 6/1/2010 về danh mục giấy tờ có giá được
sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước. Khơng chỉ là Tín phiếu NHNN, Tín phiếu Kho bạc, Trái phiếu Kho bạc, Trái phiếu Cơng trình Trung ương, Cơng trái xây dựng tổ quốc, Trái phiếu Chính phủ do Ngân hàng Phát triển Việt nam (trước đây là Quỹ Hỗ trợ phát triển) được Thủ tướng Chính phủ chỉ định phát hành, Trái phiếu Chính quyền địa phương do Ủy ban Nhân dân thành phố Hà nội và TP Hồ Chí Minh phát hành mà các loại Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh bao gồm: Trái phiếu do Ngân hàng Phát triển và Ngân hàng Chính sách xã hội phát hành được Chính phủ bảo lãnh thanh tốn 100% gốc, lãi khi đến hạn cũng trở thành hàng hóa trong hoạt động mua có kỳ hạn trong NVTTM.
- Hệ thống thanh toán liên ngân hàng, hệ thống phần mềm kế toán KTP của Sở Giao dịch của NHNN được đầu tư và phát triển, tạo điều kiện cho các giao dịch trên thị trường liên ngân hàng và NVTTM được thanh quyết toán tức thời, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các TCTD. Trước kia một ngày có thể thanh tốn 1 phiên tuy nhiên hiện nay phần mềm kế toán giao dịch và phần mềm KTP có thể thanh tốn 2-3 phiên giao dịch TTM/ ngày.
- Các thủ tục giao dịch NVTTM không ngừng được cải tiến, cơ chế hoạt động tiếp tục được hồn thiện. Quy trình kỹ thuật và thủ tục giao dịch NVTTM cũng tiếp tục có những cải tiến đáng kể để thu hút thành viên tham gia. Nổi bật nhất là áp dụng thành cơng chương trình đầu thầu thị trường mở qua mạng. Các thành viên thị trường mở có thể dễ dàng tham gia đấu thầu, tra cứu thông tin thông tin, quản lý giấy tờ có giá của mình qua mạng, tạo thuận lợi cho các thành viên tham gia thị trường, kể cả NHNN trong việc tổ chức đấu thầu, quản lý thông tin các thành viên.
NVTTM đã trở thành nghiệp vụ nhanh chóng nhất trong số các nghiệp vụ hỗ trợ vốn của NHNN đối với các TCTD, thể hiện qua việc các TCTD có thể nhận vốn vay ngay trong ngày để đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán.
2.3.1.3 Nghiệp vụ thị trường mở đã được điều hành linh hoạt, kết hợp chặt chẽ và đồng bộ với các công cụ chính sách tiền tệ khác
NVTTM ngày càng được NHNN sử dụng như một công cụ chủ yếu trong điều tiết tiền tệ, kết hợp chặt chẽ và đồng bộ NVTTM với các cơng cụ khác nhằm phát tín hiệu điều hành CSTT và thực hiện mục tiêu CSTT.
Nhìn chung, việc điều hành NVTTM đã được kết hợp tương đối đồng với công cụ CSTT khác nhằm thực hiện mục tiêu CSTT. Lãi suất NVTTM đã kết hợp khá chặt chẽ với lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, lãi suất vay qua đêm để định hướng lãi suất thị trường. NHNN đã từng bước định hướng lãi suất tái cấp vốn, lãi suất vay qua đêm được điều chỉnh dần là lãi suất trần, lãi suất chiết khấu được coi là lãi suất sàn của thị trường, lãi suất NVTTM được điều hành linh hoạt trong khoảng giữa lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu. Mặc dù tại một số thời điểm, do diễn biến vốn khả dụng thực tế của các TCTD và mục tiêu điều hành CSTT, lãi suất NVTTM biến động vượt khỏi khung lãi suất.
2.3.1.4 Nghiệp vụ thị trường mở là kênh để Ngân hàng Nhà nước có được thơng tin về tình hình nguồn vốn của các Tổ chức tín dụng và về tình hình thị trường tiền tệ nói chung, làm cơ sở cho việc điều hành chính sách tiền tệ.
Thơng qua hoạt động NVTTM, NHNN đã tạo tín hiệu về định hướng điều hành của NHNN cũng như có được nguồn thơng tin phản hồi từ phía TCTD về tình hình thị trường tiền tệ. Thơng qua việc tổng hợp, phân tích các thơng tin về khối lượng, lãi suất đặt thầu và trúng thầu trong các phiên giao dịch NVTTM cũng có thể đưa ra các nhận định về vốn khả dụng của các TCTD, cũng như xu hướng lãi suất thị trường.
Trong điều kiện NHNN chuyển sang điều hành bằng các CSTT gián tiếp như hiện nay, việc dự báo trước các diễn biến của thị trường để có quyết định điều chỉnh CSTT tạo tín hiệu cho thị trường ngày càng đóng vai trị quan
trọng. Bằng việc theo dõi, dự báo thường xuyên vốn khả dụng của các TCTD, Ngân hàng Nhà nước đã nắm bắt được các diễn biến về vốn của TCTD và thông qua việc quyết định các phiên giao dịch NVTTM, NHNN đã phát tín hiệu cho các TCTD trong việc cân đối nguồn vốn. Ngược lại, trong điều kiện thơng tin về thị trường cịn thiếu và yếu như hiện nay thì kết quả hoạt động NVTTM cũng phản ánh một phần thông tin về thị trường tiền tệ phục vụ điều hành CSTT.
2.3.1.5 Hoạt động nghiệp vụ thị trường mở đã góp phần phát triển thị trường tiền tệ và thị trường chứng khốn, hỗ trợ các tổ chức tín dụng sử dụng vốn có hiệu quả hơn:
Thơng qua hoạt động NVTTM, tính thanh khoản của các GTCG do các TCTD nắm giữ đã được tăng cường. Đồng thời, NVTTM hoạt động tích cực với vai trị tạo thị trường thứ cấp giao dịch các GTCG, điều này góp phần thúc đẩy hoạt động của thị trường sơ cấp, giúp cho các TCTD yên tâm hơn khi đầu tư vào các trái phiếu dài hạn của Chính phủ, khuyến khích các hoạt động mua bán lại trái phiếu Chính phủ.
Nhiều TCTD khơng chỉ coi việc đầu tư vào trái phiếu Chính phủ là hình thức đầu tư an tồn mà cịn là hình thức dự trữ thanh khoản có hiệu quả cao. Khi cần thiết để đảm bảo khả năng thanh tốn, các TCTD có thể sử dụng các giấy tờ có giá giao dịch tại thị trường mở cũng như trên thị trường tiền tệ nói chung, tạo điều kiện cho các TCTD điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo hướng tăng tỷ suất đầu tư, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh.
Các thông tin về cơ chế, quy trình, nghiệp vụ, kết quả hoạt động NVTTM ngày càng được minh bạch và công khai trên các phương tiện thông tin đã tạo điều kiện cho các thành viên tiếp cận với cơng cụ này của NHNN. Các TCTD có thể nắm bắt diễn biến thị trường để quyết định việc tham gia các hoạt động thị trường tiền tệ. Đồng thời, qua việc NHNN thực hiện các chiều giao dịch mua/bán giấy tờ có giá đã tạo cho các TCTD nắm được các
chiều hướng và động thái điều hành CSTT của NHNN để có chiến lược kinh doanh cho phù hợp.
2.3.1.6 Cơng tác phân tích, dự báo vốn khả dụng của các TCTD làm cơ sở cho việc quyết định giao dịch NVTTM ngày càng được tăng cường.
Bộ phận quản lý vốn khả dụng đã cố gắng cải tiến phương pháp dự báo, nâng cao chất lượng dự báo vốn khả dụng, khắc phục khó khăn trong thu thập thông tin, khai thác tối đa các nguồn thông tin khác, thường xuyên trao đổi với các TCTD nhất là các NHTMNN để nắm bắt diễn biến thị trường, qua đó giảm sai số khi dự báo, đáp ứng yêu cầu ngày càng phát triển của công cụ này.
Bằng việc đưa hệ thống thông tin báo cáo mới của NHNN theo Quyết định số 477/2004/QĐ-NHNN và quyết định số 1747/2005/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng vào áp dụng, NHNN đã bước đầu có điều kiện khai thác một số thơng tin về vốn khả dụng qua mạng. Thông tin về vốn khả dụng của các TCTD đã được phản ánh toàn diện và kịp thời hơn. Các thành viên NVTTM có sự quan tâm, chú trọng hơn đối với việc theo dõi, phân tích và dự báo luồng vốn, thực hiện quản lý vốn ngày càng hiệu quả hơn để có thể tăng cường tham gia các nghiệp vụ thị trường tiền tệ, nhất là nghiệp vụ TTM.
2.3.2. Những hạn chế
Từ ngày hoạt động đến nay, bên cạnh những kết quả đạt được như trên, nghiệp vụ TTM tại Việt Nam vẫn tồn tại một số hạn chế sau:
Thứ nhất, tác động của NVTTM đến thị trường tiền tệ vẫn còn hạn
chế :
NVTTM chủ yếu phát huy vai trò điều tiết khối lượng vốn khả dụng của các TCTD hơn là điều tiết lãi suất của thị trường. Lãi suất NVTTM nhìn chung đã được NHNN điều hành linh hoạt trong khoảng giữa lãi suất tái cấp vốn, lãi suất vay qua đêm và lãi suất chiết khấu để định hướng lãi suất thị
trường, phát tín hiệu về quan điểm điều hành CSTT trong từng thời kỳ theo hướng thắt chặt hay nới lỏng. Tuy nhiên, đôi khi NHNN vẫn phải áp dụng lãi suất chỉ đạo mang tính hành chính trong một số phiên giao dịch NVTTM, để qua đó có thể can thiệp tới lãi suất của thị trường. Mối quan hệ giữa các loại lãi suất của NHNN như lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất vay qua đêm, lãi suất NVTTM chưa thực sự chặt chẽ; quan hệ và tác động hiệu ứng của các loại lãi suất này với lãi suất thị trường còn hạn chế. Trong giai đoạn năm 2010, lãi suất NVTTM hầu hết là bằng với mức lãi suất tái cấp vốn, lãi suất vay qua đêm. Qua theo dõi diến biến NVTTM trong thời gian qua và diễn biến thị trường nội tệ liên ngân hàng cho thấy lãi suất đấu thầu NVTTM vẫn thấp hơn lãi suất thị trường nội tệ liên ngân hàng có cùng kỳ hạn, do đó khơng khuyến khích các TCTD chủ động vay mượn lẫn nhau trên thị trường liên ngân hàng. Và lãi suất tái cấp vốn, lãi suất vay qua đêm cũng không phải là xu hướng lãi suất trần mà trở thành lãi suất sàn.
Doanh số giao dịch NVTTM chưa cao, bình quân 4.280 tỷ đồng/ phiên, nên mức độ tác động của nghiệp vụ thị trường mở đến các điều kiện thị trường vẫn còn khá khiêm tốn.
Thứ hai, NVTTM chưa phát huy tốt tác dụng là cơng cụ CSTT chủ yếu
truyền dẫn tín hiệu cho thị trường, thể hiện là thị trường phản ứng tương đối chậm chạp trước những quyết định mua/bán giấy tờ có giá của NHNN và trước kết quả của mỗi phiên giao dịch.
Thứ ba, hoạt động nghiệp vụ thị trường mở đơi khi vẫn cịn một số bất
cập trong đặt thầu, xét thầu, về tốc độ, chất lượng đường truyền kết nối qua mạng. Chương trình đấu thầu được thiết kế từ năm 2004, đến nay đã qua hơn 6 năm và có dấu hiệu quá tải khi chưa được nâng cấp kịp thời, đáp ứng số lượng thành viên và số lượng giấy tờ có giá tham gia tăng vọt. Cùng với đó là sự khơng đồng bộ trong các khâu hoạt động nghiệp vụ thị trường mở như dự báo vốn khả dụng còn chậm do chưa thực hiện được qua mạng, quy trình lưu
ký GTCG tại NHNN cịn thủ cơng, chưa kết nối được mạng với trung tâm lưu ký, kết quả trúng thầu thị trường mở xử lý qua khâu kế toán chứng từ giấy ....gây chậm chễ trong việc mở thầu và chuyển tiền trúng thầu thị trường mở.
Thứ tư, các thành viên trúng thầu với khối lượng lớn chủ yếu là các
NHTM nhà nước và NHTM cổ phần lớn, điều này làm giảm tính thị trường và giảm hiệu lực điều tiết của NHNN. Đặc biệt, khi thanh khoản khó khăn, lãi suất liên ngân hàng tăng cao, các TCTD ln có xu hướng tham gia nghiệp vụ thị trường mở với mức lãi suất thấp hơn, tuy nhiên các TCTD này thông thường là các ngân hàng có quy mơ nhỏ, có ít giấy tờ có giá có thể tham gia nghiệp vụ thị trường mở, do đó nếu các NHTM lớn cũng tham gia đấu thầu thì tỉ lệ trúng thầu rất thấp. ‘Miếng bánh ngon ‘ thị trường mở lại rơi chủ yếu vào tay một số TCTD lớn, và họ lại dùng nguồn vốn này để cho vay trên liên ngân hàng với lãi suất cao hơn. Các TCTD gặp khó khăn sẽ khơng thể có được nguồn vốn đủ từ TTM, lại phải quay sang huy động vốn trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất cao, mà chủ yếu từ các NHTM lớn, dễ gây biến động về lãi suất. Đây là vòng luẩn quẩn đối với các NHTM nhỏ, đồng thời cũng là hạn chế của nghiệp vụ thị trường mở cần được khắc phục ngay.
Thứ năm, một số tổ chức như các quỹ đầu tư, các cơng ty bảo hiểm...
thực sự có nhu cầu và có khả năng tham gia nghiệp vụ thị trường mở tuy nhiên vì các tổ chức đó khơng được mở tài khoản tại Sở Giao dịch NHNN cho nên chưa tham gia được nghiệp vụ thị trường mở.
Thứ sáu, loại hình trái phiếu được phép giao dịch Thị trường mở chưa