Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu 0324 giải pháp nâng cao hiệu quả công cụ nghiệp vụ thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ của NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 112 - 115)

- Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước:

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước

3.3.1.1. Kiến nghị đối với Chính phủ

- Mơ hình NHTW của nước ta là trực thuộc Chính phủ. Trong Hội đồng tư vấn CSTT quốc gia có nhiều thành phần từ các cơ quan Chính phủ gồm: Chủ tịch là một Phó Thủ tướng Chính phủ. Uỷ viên thường trực là Thống đốc NHNN, các uỷ viên khác là đại diện Bộ tài chính, Bộ kế hoạch và đầu tư và các chuyên gia kinh tế đầu ngành. Như thế, tính độc lập của NHNN chưa đủ để đảm bảo điều hành CSTT một cách chủ động và thường bị chi phối bởi các

quyết định của Chính phủ và CSTT phụ thuộc nhiều vào chính sách khác. Điều này, khơng đem lại cho NHNN sự độc lập và phản ứng nhanh nhạy khi diễn biến nền kinh tế, xã hội trong nước và ngoài nước gặp những biến động lớn, bất thường và khơng có khả năng dự báo tương đối chính xác được. Do đó địi hỏi:

- Chính phủ cần nâng cao tính độc lập tương đối của NHNN để có nhiều quyền hạn hơn nữa trong việc xây dựng và điều hành CSTT, đặc biệt là chủ động, linh hoạt trong các công cụ của CSTT.

- Nghiêm túc thực hiện Luật NHNN năm 2010 vừa được Quốc Hội thơng qua và có hiệu lực từ 1/1/2011 trong đó đã phân định rõ thẩm quyền

quyết định CSTT của Việt Nam đó là đưa ra được nội hàm của chính sách tiền tệ quốc gia để làm cơ sở phân định thẩm quyền quyết định chính sách tiền tệ quốc gia của Quốc hội, Chính phủ, cụ thể: Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hàng năm được thể hiện thông qua chỉ số giá tiêu dùng; Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc sử dụng các công cụ và biện pháp điều hành để thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia.

3.3.1.2. Kiến nghị với Quốc hội

Để triển khai có hiệu quả các giải pháp nhằm hồn thiện công cụ thị trường mở của NHNN thì việc sửa đổi, bổ sung các quy định pháp lý liên quan đến hoạt động ngân hàng là hết sức cần thiết. Để thực hiện điều đó, NHNN kiến nghị Quốc hội như sau:

- Chỉ đạo Chính phủ xây dựng và hồn thiện cơ chế pháp lý liên quan đến các hoạt động ngân hàng;

- Tiếp tục sửa đổi hoặc thay thế các Luật hiện hành về hoạt động ngân hàng như Luật NHNN và Luật các TCTD. Mặc dù 2 Luật này đã được sửa đổi trong năm 2003 và 2004 nhưng vẫn chưa giải quyết được các vấn đề bất cập hiện nay.

Ngân hàng nhà nước vừa là nhà tổ chức, vừa là người tham gia thị trường mở với tư cách điều tiết, do đó cần:

- Rà sốt, sửa đổi, hồn thiện các quy trình nghiệp vụ, cơ sở pháp lý nhằm nâng cao hiệu quả NVTTM nói riêng và CSTT nói chung theo hướng tạo điều kiện thu hút thành viên tham gia thị trường.

- Từng bước nâng cao chất lượng dự báo, điều hành thị trường trên cơ sở nâng cao chất lượng dự báo, cải tiến chế độ cung cấp thơng tin trong và ngồi ngành.

- Hồn thiện cơng tác hiện đại hố hệ thống ngân hàng, đặc biệt cơng tác thanh tốn liên ngân hàng, xây dựng quy trình kế tốn điện tử, kết nối với trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam.

- Kết hợp việc sử dụng NVTTM với các công cụ CSTT khác, giúp NHNN đạt được hiệu quả cao nhất về mục tiêu điều hành CSTT trong từng thời kỳ

- Mở rộng loại hình và nới lỏng hơn nữa điều kiện các giấy tờ có giá trong các giao dịch của thị trường.

3.3.3. Kiến nghị với các bộ ngành liên quan

3.3.3.1. Bộ Tài chính

- Cung cấp các thơng tin về thu chi ngân sách, nguồn bù đắp thiếu hụt ngân sách; kế hoạch vay và trả nợ của Chính phủ; tình hình cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Các thông tin này là cần thiết để NHNN dự báo các diễn biến tiền tệ và vốn khả dụng của các NHTM.

- Thực hiện tốt cơng tác kế hoạch hố luồng tiền vào, ra của ngân sách nhà nước và khối lượng tín phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ, thâm hụt ngân sách Nhà nước và yêu cầu đặt ra của CSTT. Đa dạng hóa các loại tín phiếu kho bạc có thời hạn khác nhau từ ít ngày đến dài ngày như: 15 ngày, 30 ngày, 60 ngày, 90 ngày, 180 ngày... và để thu hút được nhiều thành viên

tham gia đấu thầu có thể xem xét mở rộng đối tượng tham gia đấu thầu, hình thức đấu thầu (khối lượng, lãi suất, kết hợp khơng cạnh tranh lãi suất và có cạnh tranh lãi suất), linh hoạt trong lãi suất sát với lãi suất thị trường để khuyến khích các TCTD có tiềm lực nhỏ tham gia vào thị trường.

- Các giao dịch Tín phiếu Kho bạc được tiến hành thông qua thủ tục đấu thầu lãi suất và chịu sự chỉ đạo về lãi suất từ phía Bộ Tài chính vì vậy nó chưa thể hiện quan hệ cung - cầu vốn khả dụng của các TCTD. Bộ tài chính cần bám sát các loại lãi suất do NHNN công bố để đưa ra mức lãi suất hợp lý, sát với thị trường khi phát hành các loại trái phiếu chính phủ thơng qua Ủy ban chứng khốn.

- Cần đa dạng hố các hình thức bán GTCG như bán ngang mệnh giá, bán chiết khấu, bán cao hơn hay thấp hơn mệnh giá. Tăng tần suất đấu thầu, tạo điều kiện để số lượng thành viên tham gia thị trường ngày một đơng đảo hơn, tăng tính cạnh tranh trên thị trường, góp phần huy động thêm nhiều vốn và giảm sức ép đối với Ngân sách Nhà nước.

- Công bố thông tin rộng rãi các kế hoạch đấu thầu của năm sau trước khi kết thúc năm (31/12), cơng khai hố thơng tin tổng kết đấu thầu trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc trên các kênh thơng tin chính thức như; tổng khối lượng tín phiếu, trái phiếu đấu thầu, loại kỳ hạn phát hành, chi tiết số phiên đấu thầu, loại kỳ hạn dự kiến, khối lượng từng tháng,....

3.3.3.2. Bộ Kế hoạch và đầu tư

- Cung cấp các thông tin chiến lược phát triển kinh tế xã hội của cả nước và các cân đối chủ yếu của nền kinh tế. Các thông tin này là cơ sở cho NHNN dự báo nhu cầu về tín dụng, tiền tệ của nền kinh tế.

- Phối hợp chặt chẽ với NHNN và bộ tài chính trong việc thực thi chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mơ khác của nhà nước.

Một phần của tài liệu 0324 giải pháp nâng cao hiệu quả công cụ nghiệp vụ thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ của NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 112 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w