Hiệu quả nghiệp vụ Thị trường mở tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giai đoạn 2000-

Một phần của tài liệu 0324 giải pháp nâng cao hiệu quả công cụ nghiệp vụ thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ của NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 45 - 52)

. Nghiệp vụ điều chỉnh tinh (Fin e turn opration)

2.2. Hiệu quả nghiệp vụ Thị trường mở tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giai đoạn 2000-

Việt Nam giai đoạn 2000-2010

2.2.1. Thực trạng hoạt động nghiệp vụ thị trường mở

2.2.1.1. Các văn bản pháp quy về nghiệp vụ thị trường mở

Để đáp ứng yêu cầu đổi mới trong điều hành chính sách tiền tệ, sau một quá trình chuẩn bị, ngày 12/7/2000, NHNN đã chính thức khai trương nghiệp vụ thị trường mở. Đây là một bước tiến mới trong điều hành CSTT theo hướng sử dụng các công cụ trực tiếp sang công cụ gián tiếp để phù hợp với thông lệ quốc tế và xu thế phát triển của kinh tế đất nước. NVTTM là công cụ giúp cho NHTW linh hoạt, chủ động tác động đến dự trữ của các TCTD, từ đó tác động đến lượng tiền cung ứng theo ý đồ của CSTT thông qua việc NHNN mua, bán các loại GTCG với các thành viên của thị trường mở. Từ đó đến nay, NVTTM ngày càng phát triển và đạt được những thành tựu nhất định góp phần thực hiện mục tiêu CSTT quốc gia, là công cụ quạn trọng, hữu hiệu trong việc điều hành CSTT của NHNN. Trên cơ sở đó, các văn bản pháp quy tạo cơ sở pháp lý cho NVTTM hoạt động cũng được ban hành, chỉnh sửa, đổi mới cho phù hợp với sự phát triển của thị trường. Những văn bản quy phạm

pháp luật quan trọng nhất tạo nên khuôn khổ pháp lý cho hoạt động NVTTM tại Việt Nam bao gồm: Luật Ngân hàng Nhà nước, Quy chế quản lý vốn khả dụng, Quy chế nghiệp vụ thị trường mở, Quy chế lưu ký giấy tờ có giá và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan khác.

- Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010:

Theo Điều 10 Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010 quy định: “Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc sử dụng cơng cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bao gồm tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các cơng cụ, biện pháp khác theo quy định của Chính phủ.”

Theo quy định tại Điều 15, Luật NHNN năm 2010: “Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thơng qua việc mua, bán giấy tờ có giá đối với tổ chức tín dụng. NHNN quy định loại giấy tờ có giá được phép giao dịch thơng qua nghiệp vụ thị trường mở.”

- Quy chế quản lý vốn khả dụng ban hành kèm theo Quyết định số 37/2000/QĐ-NHNN1 ngày 24/1/2000 của Thống đốc NHNN:

Quyết định “bơm” hay “hút” tiền của NHNN thông qua nghiệp vụ thị trường mở phải căn cứ vào vốn khả dụng của tồn hệ thống ngân hàng, vì vậy việc quản lý và dự báo vốn khả dụng nhằm phục vụ cho điều hành hoạt động thị trường mở là vô cùng quan trọng. Điều 1, Quy chế Quản lý vốn khả dụng quy định: “Quản lý vốn khả dụng là sự kiểm soát của NHNN đối với sự thay đổi tiền gửi của các TCTD tại NHNN và thông qua việc sử dụng các công cụ của CSTT, đặc biệt là NVTTM để tác động vào khả năng thanh toán của các TCTD nhằm đạt được mục tiêu CSTT quốc gia trong từng thời kỳ”. NHTW có nhiệm vụ dự đốn sự biến động nhu cầu vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng cũng như những nhân tố ảnh hưởng đến nguồn cung ứng, từ đó mà có các quyết định chính xác để bơm thêm hay hút bớt vốn khả dụng từ các ngân hàng. Theo Quy chế này, Vụ Chính sách tiền tệ (NHNN) có trách nhiệm tập

hợp số liệu và thông tin về thu chi ngân sách từ Bộ Tài chính, các số liệu và thông tin từ các đơn vị thuộc NHNN và các nguồn thông tin khác để dự báo vốn khả dụng của các TCTD tại NHNN, xác định mức vốn khả dụng cần duy trì của các TCTD và kiến nghị khối lượng GTCG cần mua hoặc bán tại phiên giao dịch của NVTTM theo kỳ dự báo.

- Quy chế nghiệp vụ thị trường mở ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ-NHNN ngày 5/01/2007 của Thống đốc NHNN về việc ban hành Quy chế nghiệp vụ thị trường mở và Quyết định số 27/2008/QĐ-NHNN ngày 30/9/2008 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế nghiệp vụ thị trường mở cho phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật của NHNN và sự thay đổi của nền kinh tế nói chung, thị trường tài chính, tiền tệ nói riêng.

- Quy chế lưu ký GTCG tại NHNN ban hành kèm theo Quyết định số 1022/2004/QĐ-NHNN ngày 17/8/2004. Phạm vi điều chỉnh của Quy chế này quy định việc lưu ký tại NHNN các loại GTCG được phát hành qua NHNN và các loại GTCG khác thuộc quyền sở hữu của khách hàng sử dụng để tham gia các nghiệp vụ thị trường tiền tệ, bao gồm: Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố GTCG, chiết khấu, thấu chi và cho vay qua đêm, thiết lập hạn mức nợ ròng, NVTTM giữa NHNN với các TCTD; nghiệp vụ tái chiết khấu, cho vay giữa các thành viên thị trường đấu thầu trái phiếu Chính phủ tại NHNN.

- Quy định về mã khóa bảo mật của các nghiệp vụ đấu thầu tín phiếu, trái phiếu và nghiệp vụ thị trường mở ban hành kèm theo Quyết định số 738/2004/QĐ-NHNN ngày 16/6/2004. Theo Quy định này mã khóa bảo mật áp dụng trong các nghiệp vụ đấu thầu tín phiếu, trái phiếu và nghiệp vụ thị trường mở trên mạng máy tính để kiểm sốt truy nhập, xác thực nguồn gốc, bảo mật và kiểm tra tính tồn vẹn của dữ liệu giao dịch điện tử dùng trong các nghiệp vụ này.

- Quyết định số 87/2007/QĐ-BTC ngày 22/10/2007 cho phép Ngân hàng Nhà nước mở tài khoản trực tiếp tại TTLKCK để lưu ký chứng khoán là

các loại giấy tờ có giá thuộc sở hữu của chính Ngân hàng Nhà nước và các khách hàng lưu ký của Ngân hàng Nhà nước nhằm phục vụ cho mục đích giao dịch trên thị trường tiền tệ.

- Quyết định số 11/QĐ-NHNN ngày 06/01/2010 về danh mục giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước.

2.2.1.2 Bộ máy tổ chức và điều hành nghiệp vụ Thị trường mở

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức và điều hành hoạt động nghiệp vụ

(1) Bộ phận quản lý vốn khả dụng thuộc Phịng Chính sách tiền tệ và Quản lý vốn khả dụng (Vụ chính sách tiền tệ): Cung cấp thông tin và dự báo

vốn khả dụng theo định kỳ để báo cáo Ban điều hành, kiến nghị với Ban điều hành về khối lượng giấy tờ có giá cần mua, cần bán trong phiên đấu thầu.

(2) Ban Điều hành NVTTM: trực tiếp chỉ đạo điều hành hoạt động

NVTTM. Ban điều hành có trách nhiệm thay mặt Thống đốc NHNN điều hành hoạt động của NVTTM. Ban điều hành được thành lập theo Quyết định

số 87/200/QĐ-NHNN9 ngày 13/3/2000 của Thống đốc NHNN trong đó một Phó Thống đốc NHNN là Trưởng ban, Phó Trưởng ban thường trực là Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, 1 Phó Trưởng ban là Giám đốc Sở Giao dịch. Các ủy viên Ban điều hành là đại diện lãnh đạo các Vụ Tín dụng, Vụ Quản lý Ngoại hối và Sở Giao dịch. Thư ký Ban là chuyên viên các Vụ Chính sách tiền tệ và Sở Giao dịch.

Ban điều hành có nhiệm vụ:

- Điều hành hoạt động NVTTM theo quy định;

- Phân tích các thơng tin về tình hình dự báo vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng do các đơn vị và Chi nhánh của NHNN cung cấp để làm cơ sở cho việc đưa ra các quyết định về NVTTM;

- Quyết định các loại giấy tờ có giá cần mua, cần bán; lãi suất, thời hạn mua hoặc bán (nếu có); phương thức xét thầu và các vấn đề liên quan khác;

- Thông báo các thông tin cần thiết đã được Ban điều hành quyết định cho Giám đốc Sở Giao dịch thực hiện; Trình Thống đốc NHNN về mức vốn, nguồn vốn, khối lượng tín phiếu cần mua hoặc cần bán, lãi suất và thời hạn mua, bán tín phiếu tối đa trong từng thời kỳ.

Mọi vấn đề từ chủ trương định hướng đến các quyết định cụ thể trong từng phiên giao dịch hay các sáng kiến cải tiến cơ chế, quy trình kỹ thuật đều được Ban điều hành bàn bạc tập thể tại cuộc họp của Ban để đi đến thống nhất ý kiến. Trong trường hợp cịn có ý kiến khác được bảo lưu. Việc điều hành NVTTM đã ngày càng mang tính thị trường, các quyết định mua hoặc bán đều được Ban điều hành cân nhắc kỹ lưỡng trên cơ sở xem xét tình hình vốn khả dụng của hệ thống các TCTD, xu hướng lãi suất thị trường và mục tiêu điều hành CSTT của NHNN.

Bên cạnh việc chỉ đạo sát sao các Vụ, Cục liên quan chủ động nghiên cứu đổi mới cơ chế, quy chế về nghiệp vụ thị trường mở, Ban điều hành đã tổ chức một số đợt tập huấn, hội nghị sơ kết hàng năm để hướng dẫn các văn bản

mới, tiếp thu kịp thời các kiến nghị, đề xuất góp phần hồn thiện cơng cụ NVTTM. Đồng thời, qua một số đợt khảo sát trong nước và nước ngồi, Ban Điều hành đã kịp thời có các đề xuất về đổi mới hoạt động NVTTM, phát triển các nghiệp vụ thị trường tiền tệ và việc điều hành CSTT của NHNN nói chung.

Trong thời gian qua, Ban Điều hành đã chỉ đạo điều hành hoạt động nghiệp vụ thị trường mở thơng suốt, an tồn và hiệu quả, góp phần tích cực trong việc thực hiện mục tiêu điều hành CSTT của NHNN.

(3) Phòng Nghiệp vụ thị trường tiền tệ (Sở Giao dịch): thực hiện các

quy trình, thủ tục đấu thầu, xét thầu theo quy định của Ban điều hành.

(4) Bộ phận đăng kí GTCG (Sở Giao dịch)', thực hiện việc đăng kí, tiếp

nhận, bảo quản.. GTCG cho các thành viên tham gia đấu thầu

(5) Bộ phận thanh toán (Sở Giao dịch): Thực hiện việc hoạch toán kế

toán, thanh toán đối với giao dịch NVTTM.

Ngoài ra cịn một số phịng ban khác góp phần vận hành hoạt động NVTTM. - Phịng thị trường và bảo lãnh thuộc Vụ tín dụng thực hiện xây và hoàn

thiện các cơ chế, quy chế cho hoạt động NVTTM.

- Phịng Kế tốn, phịng Thanh tốn điện tử liên ngân hàng, phịng Ngân quỹ....thuộc Sở Giao dịch thực hiện các nghiệp vụ hạch toán, thanh tốn, lưu ký các giấy tờ có giá ..

- Các phịng Kỹ thuật I, Kỹ thuật II, phịng Thơng tin thuộc cục Cơng nghệ tin học ngân hàng thực hiện thiết kế cài đặt chương trình phần mềm ứng dụng, trang bị phần cứng, đường truyền kết nối, xử lý các vấn đề kỹ thuật trong việc thực hiện nghiệp vụ thị trường mở qua mạng.

2.2.1.3. Thành viên tham gia nghiệp vụ TTM

Ngân hàng Nhà nước tham gia với tư cách vừa là thành viên vừa là người điều hành thị trường. NHNN là cơ quan xem xét và cấp giấy công nhận là thành viên của thị trường mở cho các TCTD đủ điều kiện quy định.

Tổ chức tín dụng: Các TCTD được thành lập theo Luật Các TCTD có đủ các điều kiện quy định sau đây thì được tham gia thị trường mở:

- Có tài khoản tiền gửi tại NHNN (Sở Giao dịch NHNN hoặc chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố)

- Có đủ các phương tiện cần thiết để tham gia NVTTM gồm: máy fax, máy vi tính nối mạng internet;

- Có giấy đăng ký tham gia NVTTM (theo Phụ lục số 01/TTM của Quy chế NVTTM) và được NHNN chấp thuận.

Khi NVTTM bắt đầu hoạt động vào tháng 7/2000, có 20 TCTD được công nhận là thành viên tham gia NVTTM, trong đó có 4 NHTM nhà nước, 9 NHTM cổ phần, 4 ngân hàng nước ngoài, 1 ngân hàng liên doanh, 1 cơng ty tài chính và QTDNDTW. Từ năm 2000 -2003, thành viên thường xuyên tham gia NVTTM chủ yếu là các Ngân hàng thương mại Nhà nước. Từ năm 2004, sau khi NHNN cho phép cả các GTCG dài hạn như các loại trái phiếu Chính phủ sử dụng trong giao dịch NVTTM, các TCTD không phải là các TCTD nhà nước đã ngày càng tích cực tham gia nghiệp vụ này.

Sau gần 10 năm hoạt động, đến ngày 31/12/2010, đã có 73 TCTD được cơng nhận là thành viên tham gia NVTTM, trong đó có 5 NHTM nhà nước, 37 NHTM cổ phần, 5 ngân hàng liên doanh, 19 ngân hàng nước ngoài và chi nhánh nước ngồi tại Việt Nam, 6 cơng ty tài chính và Quỹ Tín dụng nhân dân Trung ương.

Số lượng thành viên tham gia thường xuyên NVTM đã tăng mạnh, nếu trước đây chỉ có 1-5 thành viên/phiên, đến nay bình quân có 30 thành viên/phiên chào mua tham gia và có phiên lên tới 44 thành viên tham gia. Điều này thể hiện các TCTD đã quan tâm đến NVTTM. Những thành viên

Một phần của tài liệu 0324 giải pháp nâng cao hiệu quả công cụ nghiệp vụ thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ của NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 45 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w