Đảm bảo thực hiện có hiệu quả quy trình cho vay

Một phần của tài liệu 0170 giải pháp nâng cao chất lượng cho vay của NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện kim sơn tỉnh ninh bình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 94 - 97)

Bên cạnh việc thực hiện tốt quy trình cho vay đã được thống nhất ban hành, việc đơn giản hóa quy trình, thủ tục vay vốn cũng rất quan trọng: Thủ tục vay vốn rườm rà, phức tạp bao nhiêu sẽ làm cho khách hàng ngại tiếp cận nguồn vốn vay bấy nhiêu. Do đó, ngân hàng nên xem xét giảm bớt một số thủ tục giấy tờ như chỉ yêu cầu khách hàng sao kê bảng thu nhập 3 tháng gần nhất thay vì 12 tháng, khách

hàng đã có bảng lương thì không cần xác nhận nguồn thu nhập của cơ quan, đơn vị người vay; bỏ xác nhận của cơ quan có thẩm quyền trên giấy đề nghị vay vốn.

Ve thời gian xét duyệt cho vay: Giảm thời gian xét duyệt tối đa là 5 ngày xuống 2 ngày đối với cho vay ngắn hạn, tối đa là 5 ngày đối với cho vay trung và dài hạn thay vì 5 ngày đối với cho vay ngắn hạn, 10 ngày đối với cho vay trung hạn và 15 ngày đối với cho vay dài hạn theo quy định hiện hành.

Do đặc thù khách hàng của ngân hàng chủ yếu là doanh nghiệp, cá nhân, hộ sản xuất, số lượng món vay lớn, giá trị món vay nhỏ lẻ dẫn đến chất lượng cho vay không được đảm bảo. Để giải quyết vấn đề này, ngân hàng cần thực hiện các biện pháp tài chính, kỹ thuật trong quy trình cho vay. Cụ thể như sau:

+ Thứ nhất: Ngân hàng phải nâng cao chất lượng thẩm định dự án hoặc phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng xin vay vốn, tuân thủ nghiêm túc quy trình thẩm định trước khi ra quyết định cho vay. Cán bộ tín dụng phải thẩm định khả năng sinh lời của dự án từ đó rút ra quyết định cho vay hay không, mức cho vay là bao nhiêu, thời gian cho vay là bao lâu?

+ Thứ hai: Đối với những món vay nhỏ, áp dụng thủ tục riêng để thẩm định lam cho hoạt động phân tích trở nên đơn giản hơn.

Đối với những khách hàng vay vốn không phải thế chấp, cần có bảo lãnh, khi thẩm định cần phải xem xét thu thập thông tin của hộ trước khi cho vay, tài sản có giá trị của hộ như quyền sử dụng đất, nhà cửa, phương tiện sinh hoạt và các loại nợ khác của hộ (nếu có). Trên cơ sở hiện trạng xem xét, cán bộ tín dụng khẳng định được hộ có khả năng tài chính hay không đối với khách hàng vay phải thực hiện thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, phải thẩm định tình hình sản xuất kinh doanh trước khi vay của hộ sản xuất, tình hình tài sản, công nợ và nhận xét đánh giá được khả năng tài chính của khách hàng.

+ Thứ ba: Ngân hàng soạn thảo các mô hình tài chính cho quá trình sản xuất chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng trọt, nuôi trồng để giúp cán bộ tín dụng thẩm định món vay kể cả về phương diện kỹ thuật và tài chính dựa trên các mô hình mẫu đó. Các mô hình mẫu này xây dựng quy mô mẫu trong “Quy chế cho vay đối với khách hàng” với giá cả chung tại địa phương từng năm cụ thể. Mời các hộ khuyến nông,

khuyến ngư hướng dẫn về khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao khả năng cũng như trình độ thẩm định dự án, phương án của cán bộ tín dụng.

+ Thứ tư: Khi quyết đinh thời hạn cho vay và định kỳ trả nợ ngân hàng, yêu cầu cán bộ tín dụng cần sử dụng phương pháp phân tích dòng lưu chuyển tiền tệ và phải gắn với chu kỳ sản xuất kinh doanh hơn là kinh nghiệm.

3.2.5. Thực hiện công tác thu nợ có hiệu quả, hạn chế và xử lý nợ quá hạn tiềm ẩn, nợ quá hạn mới phát sinh

- Việc gửi giấy báo nợ và tiến hành đòi nợ có hệ thống và đúng lúc phải được thực hiện đối với tất cả các khách hàng, trong giấy báo, lời lẽ phải lịch thiệp song phải nghiêm khắc, cương quyết yêu cầu khách hàng thanh toán đầy đủ, đúng hạn. Hiện nay, ngân hàng đã thực hiện gửi thông báo nợ đến hạn cho khách hàng trước hạn trả nợ trước 10 ngày.

- Ngân hàng duy trì thường xuyên các tổ chức phân tích tình hình dư nợ chung toàn ngân hàng và dư nợ đến từng cán bộ tín dụng, từng xã, từng khách hàng, qua đó xác định rõ món vay có vấn đề, nợ quá hạn tiềm ẩn, xác định xã trọng điểm, khách hàng trọng điểm. Thực hiện phân loại khách hàng theo từng xóm trong xã để đầu tư cho vay có hiệu quả hạn chế rủi ro đạo đức.

- Định kỳ hành tháng, ngân hàng chia hoạt động cho vay ra 4 phần để phân tích và chỉ đạo cụ thể từng phần sau:

+ Đối với nợ quá hạn được chia làm 3 loại: Loại có thể thu được ngay, loại thu dần từng phần và loại khó thu, tổ chức phân tích từng đối tượng từ đó xác định rõ nguồn thu, thời gian thu và biện pháp thu phù hợp.

+ Đối với nợ sắp đến hạn, đầu tháng trước kế toán in ra các món nợ đến hạn tháng sau, thông báo cho cán bộ tín dụng, cán bộ tín dụng bố trí thời gian tiếp cận khách hàng để xác định khả năng thu nợ của từng món vay đến hạn tháng sau. Từ đó có những biện pháp cụ thể đối với từng khách hàng, nếu có vướng mắc thì báo cáo lãnh đạo để có biện pháp tháo gỡ, phần này được làm tốt sẽ hạn chế nợ quá hạn phát sinh.

+ Đối với nợ đang còn trong hạn: Thực hiện kiểm tra sau khi cho vay một cách nghiêm túc theo quy định, ngoài ra còn kiểm tra đột xuất tình hình sử dụng

vốn vay của khách hàng, nếu có vấn đề thì xử lý nghiêm khắc theo quy chế, lưu ý các khoản vay trên 10 triệu đồng và tập trung kiểm tra vào 2 nội dung: vật tư đảm bảo tiền vay và diễn biến thay đổi của tài sản thế chấp.

+ Đối với các món vay mới: yêu cầu thẩm định, giải quyết cho vay nghiểm chỉnh, đúng quy trình nhằm tạo mặt bằng dư nợ mới, chất lượng tín dụng cao.

- Để xử lý nợ quá hạn, cần thực hiện các biện pháp sau:

+ Đối với nợ quá hạn phải thu ngay: Cán bộ tín dụng phải đôn đốc thu hồi nợ, khi khách hàng có khả năng trả nợ thì thu ngay, thu đủ 100% (cả gốc lẫn lãi). Nếu khách hàng chưa đủ thì có bao nhiêu thu bấy nhiêu, tránh trường hợp khách hàng lại dùng tiền đó vào việc khác. Cán bộ tín dụng phải xác định được nguồn hoản trả của hộ vay.

+ Đối với những khoản nợ quá hạn thu dần từng phần: là loại nợ quá hạn mà khách hàng không có khả năng thanh toán ngay 1 lần, căn cứ vào cam kết trả nợ của khách hàng và điều tra của mình Cán bộ tín dụng chia số nợ ra làm nhiều kỳ sao cho phù hợp với khả năng của khách hàng thu dần, mỗi lần không dưới 20% dư nợ trên khế ước.

+ Đối với nợ khó đòi: Ngân hàng nên đánh giá và xem xét cho từng nguyên nhân cụ thể, nếu do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, sản xuất kém hiệu quả dẫn đến thua lỗ khách hàng cố tình không trả nợ, ngân hàng cần áp dụng các biện pháp cứng rắn, phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương cưỡng chế, thanh lý tài sản bảo đảm nợ vay, nếu do nguyên nhân rủi ro bất khả kháng như thiên tai, hỏa hoạn thì cần lập danh sách gửi lên ngân hàng cấp trên để có những chỉ đạo cụ thể như khoanh nợ, gián nợ.

+ Đối với những khoản nợ đến hạn mà khách hàng chưa có khả năng trả nợ, nếu do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng thì được ngân hàng gia hạn nợ. Nếu trường hợp khách hàng vay vốn vay thế chấp bằng tài sản khi gia hạn mà giá trị tài sản thế chấp đánh giá lại không đủ theo quy định thì yêu cầu cần có thêm tài sản thế chấp khác.

Một phần của tài liệu 0170 giải pháp nâng cao chất lượng cho vay của NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện kim sơn tỉnh ninh bình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w