7 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu 0170 giải pháp nâng cao chất lượng cho vay của NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện kim sơn tỉnh ninh bình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 98 - 99)

Trong nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực, theo kết quả nghiên cứu ở Chương II thì yêu cầu phát triển khả năng đáp ứng của các nhân viên được ưu tiên hàng đầu, sau đó là năng lực phục vụ của các nhân viên.

Trong cho vay, cán bộ tín dụng đóng vai trò then chốt, quyết định sự thành bại của một quan hệ tín dụng. Cán bộ tín dụng là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, tìm hiểu nhu cầu vay vốn của hộ, thẩm định phương án sản xuất kinh doanh, giá trị tài sản bảo đảm cũng như ý thức của khách hàng trong quan hệ tín dụng. Vì vậy chất lượng cho vay phụ thuộc vào thái độ, sự nhiệt tình, chuyên môn nghiệp vụ và ý thức trách nhiệm của cán bộ tín dụng.Nhận thức được tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ cũng như việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên trong thời kỳ hội nhập của nền kinh tế, Agribank Kim Sơn cần không ngừng hoàn thiện đội ngũ cán bộ về cả số lượng và chất lượng.

+ Về số lượng: Phải đảm bảo cơ số cán bộ theo quy định của chủ tịch hội đồng quản trị NHNN&PTNT Việt Nam, số lượng cán bộ tín dụng phải chiếm 50%/tổng số cán bộ. Hiện nay số lượng cán bộ tín dụng của NHNN&PTNT huyện Kim Sơn chưa đạt đủ số lượng theo quy định, mới chỉ chiếm 40%/tổng số cán bộ chính thức (4/10 cán bộ). Trong thời gian tới, ngân hàng cần kiến nghị với ngân hàng cấp trên để điều chuyển thêm cán bộ tín dụng.

+ Về chất lượng: Nâng cao năng lực của cán bộ lãnh đạo, đồng thời phối hợp chặt chẽ, khoa học, toàn diện công tác điều hành của cán bộ lãnh đạo, tạo sự phối hợp chặt chẽ giữa các lãnh đạo phòng. Không ngừng bồi dưỡng lớp cán bộ lãnh đạo kế cận, người đi trước giúp đỡ, truyền đạt kinh nghiệm cho người đi sau, nhằm tạo được bộ máy lãnh đạo thực sự vững mạnh. Có kế hoạch liên tục đào tạo cho cán bộ

tín dụng để nâng cao trình độ nghiệp vụ và kiến thức thị trường, thường xuyên tập huấn nghiệp vụ tại cơ sở để cán bộ nâng cao trình độ xây dựng và thẩm định dự án, hướng dẫn hộ vay xây dựng phương án, dự án vay vốn. Với tình hình trình độ chuyên môn cán bộ như hiện nay, số lượng cán bộ có trình độ sau Đại học ở chi nhánh còn thấp, trong khi cán bộ trình độ Cao đẳng, Trung cấp còn khá cao. Do đó, chi nhánh cần khuyến khích, tạo điều kiện cho nhân viên đã có trình độ Đại học tiếp tục học cao hơn, song song với việc liên tục bồi dưỡng thêm cho các cán bộ trình độ thấp, sắp xếp công việc phù hợp với trình độ chuyên môn của họ.

Bản thân cán bộ tín dụng cũng phải có sự am hiểu nhất định, trau dồi kiến thức khoa học, từ đó tư vấn, gợi ý và hướng dẫn khách hàng sử dụng vốn vay có hiệu quả, từ đó mà nâng cao được chất lượng cho vay của chi nhánh. Điều này cũng củng cố và phát triển quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng, mở rộng lượng tín dụng khách hàng. Cán bộ tín dụng vì thế ngoài việc giỏi nghiệp vụ cần phải không ngừng tìm tòi sáng tạo, tự học tập và trau dồi kiến thức. Ngoài ra, chi nhánh nên thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu, trao đổi nghiệp vụ để nâng cao giao tiếp, mở rộng mối quan hệ, học tập kinh nghiệm giữa các cán bộ tín dụng của chi nhánh và cán bộ tín dụng của các đơn vị khác.

Cùng với việc nâng cao trình độ nghiệp vụ thì cũng cần tuyên truyền, giáo dục lối sống đạo đức cho cán bộ, nhân viên ngân hàng; tăng cường kiểm tra, kiểm sát, kịp thời phát hiện những cán bộ vi phạm về đạo đức về quy chế, tổ chức kỷ luật. Nhưng quan trọng nhất vẫn là bản thân các cán bộ nhân viên phải có tư tưởng đạo đức vững vàng, luôn đặt ý thức kỷ luật lên trên hết và có tinh thần tự phát huy, hoàn thiện bản thân mình.

Một phần của tài liệu 0170 giải pháp nâng cao chất lượng cho vay của NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện kim sơn tỉnh ninh bình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w