LƯỢNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - CHI NHÁNH HUYỆN KIM SƠN - TỈNH NINH BÌNH
3.1.1. Những thách thức đối với hoạt động kinh doanh của Agribank
Là ngân hàng chủ chốt thực hiện đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn với mạng lưới cho vay rộng khắp, luôn đáp ứng nhu cầu vốn vay của khách hàng, Agribank Việt Nam đang sát cánh cùng lĩnh vực nông nghiệp bước vào sân chơi lớn mang tên hội nhập toàn cầu.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay, việc mở cửa hơn nữa đối với lĩnh vực tài chính - ngân hàng là xu hướng phát triển tất yếu nhằm giúp cho thương mại và luân chuyển vốn quốc tế tự do hơn. Bối cảnh mới đã đòi hỏi Agribank Kim Sơn phải chủ động tham gia vào quá trình hội nhập, thị trường trong nước không còn mức bảo hộ cao như trước và sẽ phải cạnh tranh khốc liệt hơn với các NHTM khác không chỉ trên sân nhà mà còn trên phạm vi toàn cầu.
Cùng với đó cũng đòi hỏi Ngân hàng Nhà nước phải chủ động điều chỉnh và tạo dựng môi trường pháp lý thuận lợi cho các tổ chức tín dụng, xây dựng khuôn khổ chính sách thích hợp, đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động hiệu quả và chống đỡ kịp thời với các cú sốc có thể có từ bên ngoài.
Bên cạnh những cơ hội đến từ hội nhập quốc tế, hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và Agribank Kim Sơn nói riêng còn phải đối mặt với nhiều khó khăn nội tại trong nền kinh tế cũng như nội tại của từng ngân hàng, thể chế của hệ thống ngân hàng còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với yêu cầu cải cách và lộ trình hội nhập là những thách thức lớn của các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong quá trình hội nhập.
Sức ép cạnh tranh trên thị trường ngân hàng trong nước ngày càng gay gắt do sự hiện diện của các Ngân hàng nước ngoài.Việt Nam có 7 ngân hàng 100% vốn nước ngoài được thành lập gồm: ANZ Việt Nam (Australia), Hong Leong Việt Nam(Malaysia), HSBC Việt Nam (Hồng Kong - Thượng Hải), Shinhan Việt Nam (Hàn Quốc), Standard Chartered Việt Nam (Anh), Public Bank BerhadViệt Nam (Malaysia)vàWoori Bank Việt Nam (Hàn Quốc). Tuy hiện nay, các ngân hàng liên doanh, ngân hàng nước ngoài mới chỉ chiếm thị phần nhỏ trên thị trường Việt Nam (10-15% thị phần tín dụng, 5-7% thị phần huy động vốn) nhưng với hệ thống công nghệ hiện đại và nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, các ngân hàng nước ngoài đang có lợi thế cạnh tranh cao hơn các NHTM trong nước trên các mặt hoạt động: huy động vốn, tín dụng, dịch vụ thanh toán và các dịch vụ ngân hàng khác.
Khi các cam kết hội nhập WTO, AEC, TPP bắt đầu có hiệu lực, các ngân hàng nước ngoài được quyền huy động vốn từ dân cư, cung cấp dịch vụ cho vay cá nhân, tổ chức là người Việt Nam, thị phần này là mảnh đất màu mỡ cho các ngân hàng nước ngoài khai thác với thế mạnh về chất lượng dịch vụ vượt trội hơn các NHTM trong nước. Một thực tế không thể phủ nhận là các ngân hàng nước ngoài đang dần dần có “sức hấp dẫn” cao hơn các NHTM trong nước khi người dân Việt Nam ngày càng có trình độ dân trí cao hơn, thu nhập cao hơn, họ sẽ hướng đến các nhà cung cấp dịch vụ tốt hơn. Phân khúc thị trường khách hàng có thu nhập cao và trung bình, khách hàng là tầng lớp trí thức sẽ dần dịch chuyển sang các ngân hàng nước ngoài, nguy cơ bị thua ngay trên “sân nhà” là một thách thức hiện hữu của các NHTM Việt Nam. Thách thức này đòi hỏi các NHTM Việt Nam phải nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm, đầu tư công nghệ hiện đại.
3.1.1.2. Sự chuyển dịch nguồn nhân lực
Hội nhập quốc tế tất yếu sẽ dẫn tới sự dịch chuyển nguồn nhân lực chất lượng cao từ các NHTM trong nước sang các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và thậm chí là trong khu vực. Do đặc trưng nghề nghiệp, đội ngũ nhân lực ngành tài chính ngân hàng phải là nguồn nhân lực chất lượng cao với trình độ chuyên môn giỏi, kỹ năng ngoại ngữ và tin học tốt, khai thác và sử dụng được các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt. Trong số đó,
các chuyên gia tài chính là những người có tầm nhìn chiến lược, có hành động quyết đoán và nguyên tắc như một người chỉ huy, đặc biệt là khi phải đối phó với những diễn biến phức tạp trong kinh doanh. Nguồn nhân lực chất lượng cao được coi là yếu tố then chốt để đáp ứng yêu cầu khắt khe của hội nhập, một trong những điều kiện quan trọng đảm bảo sự phát triển lành mạnh, hiệu quả và nâng cao khả năng cạnh tranh của các NHTM Việt Nam.
Đây là một thách thức rất lớn của các NHTM Việt Nam hiện nay, bởi thực tế cho thấy, ngành tài chính ngân hàng của Việt Nam đang khan hiếm nghiêm trọng nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là các chuyên gia tài chính có bằng cấp quốc tế. Mặt khác, các NHTM Việt Nam còn phải đối mặt với vấn đề chảy máu chất xám trong quá trình cạnh tranh thu hút nhân tài. Khu vực tài chính ngân hàng luôn diễn ra chu trình di chuyển lao động khá khắc nghiệt và trong chu trình đó tất yếu sẽ diễn ra việc dịch chuyển nhân lực chất lượng cao từ các NHTM trong nước sang ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và sang các nước trong khu vực nếu không có chính sách và biện pháp giữ chân nhân tài.
3.1.1.3. Tỷ lệ an toàn vốn chưa cao
Tiềm lực tài chính khiêm tốn, chất lượng tài sản thấp và chưa hợp lý, công nghệ ngân hàng còn có khoảng cách xa so với khu vực và thế giới. Mặc dù vốn điều lệ của các NHTM trong nước đã tăng trưởng gấp nhiều lần so với trước khi hội nhập, song, mức vốn điều lệ trung bình của các NHTM Việt Nam (kể cả các NHTM có vốn của Nhà nước) vẫn không thể so sánh với các ngân hàng trong khu vực với số vốn điều lệ hàng tỷ USD. Đây là một bất lợi lớn của các NHTM Việt Nam xét về tỷ lệ an toàn vốn. Cơ cấu tài sản chưa hợp lý và chất lượng tài sản thấp (thể hiện ở tỷ lệ nợ xấu cao) của các NHTM Việt Nam là một thách thức trong việc đảm bảo thanh khoản và an toàn hoạt động ngân hàng. Chúng ta đang quyết liệt thực hiện tái cơ cấu và xử lý nợ xấu của các NHTM trong nước, tuy nhiên các biện pháp xử lý mới chỉ mang tính chất kỹ thuật, nợ xấu xử lý chậm và chưa triệt để, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro trong hoạt động ngân hàng.
Về hạ tầng công nghệ và hệ thống thanh toán, các ngân hàng của Việt Nam đang có khoảng cách khá xa so với yêu cầu của hội nhập. Mặc dù các NHTM trong
nước đang nỗ lực từng bước nâng cấp hệ thống công nghệ thông qua các dự án hiện đại hóa, nhưng do năng lực tài chính còn hạn chế cho nên chưa thể đáp ứng yêu cầu trong khoảng thời gian ngắn. Thời gian qua, NHNN Việt Nam đã yêu cầu các NHTM trong nước rà soát năng lực quản trị công nghệ so với tiêu chuẩn Basel II. Kết quả là, các NHTM trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 40-60% yêu cầu theo tiêu chuẩn Basel II. Điều đó cho thấy, quản trị công nghệ đang là một thách thức lớn trước sức ép hội nhập quốc tế của hệ thống NHTM Việt Nam.
3.1.1.4. Nguy cơ bị thôn tính
Mở cửa thị trường tài chính ngân hàng trong quá trình hội nhập tất yếu sẽ dẫn đến nguy cơ bị thôn tính của các NHTM trong nước và hệ lụy nảy sinh từ vấn đề sở hữu chéo. Với thế mạnh về tài chính, công nghệ và nhân lực, các ngân hàng nước ngoài thường xâm nhập và phát triển thị trường mới bằng cách mua cổ phần của các NHTM Việt Nam và trở thành cổ đông chiến lược, tìm cách thâu tóm rồi thôn tính các ngân hàng này, hoặc thực hiện các thương vụ M&A ngân hàng. Đây là con đường giúp các ngân hàng nước ngoài đặt chân vào thị trường tài chính Việt Nam một cách nhanh chóng hơn. Trong trường hợp này, nếu các ngân hàng của Việt Nam không có “sự tỉnh táo” trong hoạt động quản trị và kiểm soát lượng vốn thì khả năng bị thâu tóm là khó tránh khỏi.
Mặt khác, hội nhập sẽ tạo ra động lực và cơ hội gia tăng các hoạt động đầu tư chéo vào nhau giữa các NHTM với nhau hoặc giữa NHTM với các tập đoàn kinh tế lớn, dẫn tới vấn đề sở hữu cổ phần chéo lẫn nhau dưới nhiều hình thức. Đây là một thách thức lớn hiện nay, là rào cản lớn nhất thao túng và ảnh hưởng đến toàn hệ thống ngân hàng trong quá trình xử lý, tái cơ cấu.