Những biện pháp mà Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Một phần của tài liệu 0170 giải pháp nâng cao chất lượng cho vay của NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện kim sơn tỉnh ninh bình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 79 - 81)

Việt Nam — Chi nhánh huyện Kim Sơn — Tỉnh Ninh Bình đã thực hiện nhằm nâng cao chất lượng cho vay

Chi nhánh Agribank Kim Sơn luôn xác định quan điểm: “Chất lượng tín dụng quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của một chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn”. Mỗi cán bộ tín dụng phải thấm nhuần phương châm: “Tăng trưởng tín dụng phải gắn chặt với kết quả huy động vốn, kết quả cho vay và đi đôi với việc kiểm tra, kiểm soát khoản vay, đảm bảo an toàn vốn và không ngừng nâng cao chất lượng”. Chính vì vậy mà Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Kim Sơn đã thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay. Cụ thể:

Đơn giản hóa thủ tục cho vay

Đơn giản hóa thủ tục cho vay nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn cho vay, nhất là trong cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với hộ nông dân theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12/4/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Qua đó xác lập cơ chế thực thi đơn giản và rõ ràng để rút ngắn khoảng cách giữa chính sách với thực tế triển khai.

Phát triển thêm các sản phẩm dịch vụ như: cho vay làng nghề truyền thống, các sản phẩm công nghiệp dịch vụ. Chủ động xác định nhu cầu theo từng nhóm khách hàng ở khu vực nông nghiệp nông thôn, từ đó đưa ra các sản phẩm dịch vụ phù hợp với từng nhóm.

Mở rộng mạng lưới khách hàng vay

Tiếp cận, tạo mối quan hệ với người có uy tín, có tầm ảnh hưởng trong ngành nghề tại địa phương, những người có tiềm lực tài chính, để họ sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Một khi họ đã sử dụng dịch vụ của ngân hàng với sự hài lòng thì mức độ "lan toả" sẽ rất nhanh nhờ kênh truyền miệng theo cấp số nhân mà ngân hàng không cần tốn nhiều chi phí Marketing.

Đây cũng chính là yếu tố quyết định để thu hút được khách hàng. Bên cạnh đó, việc giữ mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan như: Chi cục thuế, Phòng tài chính kế toán huyện, Phòng công thương, Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Chi cục bảo vệ thực vật, Chi cục thú y, Chi cục Quản lý thị trường... để có thêm thông tin khách hàng.

Xây dựng đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp

Là những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, cán bộ ngân hàng cần phải hoà nhã, tận tâm, sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn khách hàng một cách đầy đủ, kịp thời. Đặc biệt, với các khách hàng nông nghiệp nông thôn, đặc điểm của tuyến khách hàng này là thường thiếu tự tin khi giao dịch, do khả năng và mức độ hoà nhập của họ với cuộc sống hiện đại chưa cao, cán bộ ngân hàng cần tạo điều kiện để họ từng bước tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Do có những địa bàn ở vùng nông thôn nên cán bộ ngân hàng lại phải đi sâu đi sát với khách hàng để nắm bắt và đáp ứng nhu cầu về vốn cũng như nắm rõ gia cảnh của khách hàng, quản lý tín dụng tốt hơn, vì vậy cũng yêu cầu cán bộ ngân hàng không những phải nắm vững nghiệp vụ mà còn phải có sức khoẻ và chịu khó.

Tăng cường cung cấp thông tin cho khách hàng

Do điều kiện khách quan nên việc tiếp cận thông tin tài chính ngân hàng của khách hàng ở những vùng nông thôn còn hạn chế. Khi chưa hiểu rõ thông tin về sản phẩm dịch vụ, khách hàng sẽ không sử dụng hoặc sử dụng ở mức độ thấp, do vậy

ngân hàng cần tăng cường cung cấp thông tin đầy đủ, tin cậy về tài chính ngân hàng cho khách hàng qua một số kênh sau:

- Cán bộ ngân hàng trực tiếp tìm kiếm những khách hàng mới, khách hàng chưa có quan hệ tín dụng, giới thiệu về sản phẩm dịch vụ, kích thích nhu cầu của khách hàng. Đa phần khách hàng ở địa bàn do mua bán, sản xuất kinh doanh theo kiểu truyền thống nên ít sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Vì vậy, nhân viên ngân hàng cần phải nhiệt tình, phân tích rõ ràng những tiện ích khi sử dụng sản phẩm của ngân hàng cũng như cách sử dụng sản phẩm, khơi dậy khả năng sử dụng dịch vụ cho khách hàng.

- Thông qua các Hội nghị, Hội thảo về người tiêu dùng, hướng dẫn kinh doanh, về các sản phẩm nông nghiệp, kỹ thuật nuôi trồng. Đây là cơ hội để cán bộ ngân hàng tiếp xúc được lượng khách hàng lớn mà không cần phải mất nhiều thời gian tìm kiếm. Qua cuộc hội thảo, hội nghị này, xin với ban tổ chức sắp xếp cho ngân hàng giới thiệu các sản phẩm của mình, lắng nghe những thắc mắc và giải đáp tận tình để khách hàng tiếp cận được sản phẩm dịch vụ phù hợp với từng đối tượng khách hàng.

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY TẠI NGÂNHÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI

Một phần của tài liệu 0170 giải pháp nâng cao chất lượng cho vay của NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện kim sơn tỉnh ninh bình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w