Thông tin là đầu vào, cơ sở của việc thẩm định. Thông tin không chính xác, không đầy đủ thì thẩm định sẽ không hiệu quả, ảnh hưởng đến chất lượng cho vay. Để nâng cao chất lượng thông tin, các giải pháp có thể kể đến:
- Thu thập thông tin từ bên trong doanh nghiệp, thông qua các hình thức phỏng vấn trực tiếp người vay và gặp gỡ tại cơ sở để tìm hiểu cặn kẽ về ngành nghề sản xuất kinh doanh, tiềm năng của sản phẩm khách hàng sản xuất trên thị trường, mục đích vay vốn, tình hình tài chính của người vay. Một số thông tin khác liên quan đến doanh nghiệp như lịch sử và xu hướng phát triển. Đội ngũ cán bộ, trình độ quản lý, quan hệ đối tác đều tiết lộ khả năng, triển vọng của doanh nghiệp.
- Thu thập thông tin từ bên ngoài: qua nhiều nguồn chính thức hoặc không chính thức. Nguồn thông tin chính thức là thông tin từ các cơ quan chức năng như kiểm toán độc lập, trung tâm thông tin tín dụng, các cơ quan hữu quan như cơ quan thuế, hải quan, công an, tòa án... Nguồn thông tin cũng có thể là không chính thức như thông tin từ đối tác của khách hàng, các ngân hàng khác, phương tiện thông tin đại chúng.
- Trong việc thu thập thông tin, phải cân nhắc giữa chi phí và lợi ích để có được thông tin đó. Hiện nay, thông tin có thể coi là nguồn tài nguyên quý rất có giá trị, trong nhiều trường hợp ngân hàng phải bỏ ra các khoản chi phí lớn để có được thông tin. Cân nhắc giữa chi phí và lợi ích sẽ giúp cho hoạt động cho vay của ngân hàng đạt hiệu quả cao hơn.
Từ những thông tin thu thập được cần phải xử lý để có thể đưa ra kết luận hợp lý. Các thông tin thu thập được là các số liệu trong quá khứ mang tính thời điểm, do vậy cán bộ tín dụng cần phải căn cứ vào những thông tin đó để đưa ra những nhận định và những dự báo làm cơ sở cho việc ra quyết định. Xử lý thông tin nhằm đưa ra đánh giá về khách hàng.
3.3. CÁC KIẾN NGHỊ VỀ ĐIỀU KIỆN HỖ TRỢ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP
Tiếp tục xây dựng hoàn chỉnh các văn bản pháp quy. Các văn bản pháp quy bao gồm: Nghị định của chính phủ, quyết định và thông tư của Thống đốc NHNN Việt Nam để hướng dẫn thi hành luật NHNN và luật các TCTD. Việc xây dựng và hoàn chỉnh các văn bản pháp quy phải chất lượng, đảm bảo tuân thủ pháp luật, đáp ứng các yêu cầu đặt ra của đời sống kinh tế xã hội, tháo gỡ các vướng mắc, giảm bớt các thủ tục phiền hà nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho các doanh nghiệp và nhân dân trong mọi hoạt động kinh doanh.
Tổ chức triển khai các văn bản đã ban hành một cách sâu rộng. Việc tổ chức triển khai phải được thực hiện tới tận cơ sở, cán bộ ngân hàng. Bao gồm các khâu: Ra văn bản hướng dẫn cụ thể, chấn chỉnh và sắp xếp cán bộ một cách hợp lý theo phương châm “đúng người đúng việc”, tổ chức đào tạo, tập huấn các văn bản nghiệp vụ, kiểm tra đôn đốc quá trình triển khai thực hiện, phát hiện và phản ánh kịp thời các khó khăn để sửa đổi và điều hành.
Kiểm tra chặt chẽ hoạt động của các ngân hàng thương mại. Ban hành hệ thống các cơ chế, quy chế, tọa khung pháp lý đáp ứng được yêu cầu, một mặt vừa nâng cao quyền hạn và trách nhiệm tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức tín dụng đối với các dự án cho vay, hạn chế đi đến xóa bỏ sự can thiệp trái pháp luật đối với quyền quyết định các khoản vay của TCTD, mặt khác các TCTD phải chấp hành nghiêm túc các quy định pháp luật, xử phạt nghiêm minh các trường hợp vi phạm, tiếp tục có biện pháp kiên quyết giảm tỷ lệ nợ quá hạn, phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường thu hồi nợ quá hạn, xử lý các tài sản thế chấp.
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
Tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, các cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội để tuyên truyền các chính sách cho vay ngân hàng, nâng cao nhận thức của nhân dân trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và tiếp tục phối hợp với các tổ chức chính trị- xã hội ở địa phương. Xúc tiến và đẩy mạnh xã hội hoá công tác tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và tiếp tục phối hợp với các tổ chức chính trị-xã hội ở địa phương khuyến khích đầu tư tín dụng thông qua các tổ vay vốn, thực hiện cho vay đối với nông dân và tăng cường sự phối kết hợp với các cơ quan chính quyền đoàn
thể địa phương để cho vay; thu nợ đối với các khách hàng vay vốn trên địa bàn. Thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra tổng hợp nợ vay ngân hàng của các hộ dân bị thiệt hại do các nguyên nhân khách quan qua các năm chưa được xử lý để trình Chính phủ cho xử lý dứt điểm.
Tổ chức tuyển dụng cán bộ nhân viên đào tạo và phân về chi nhánh, đảm bảo có đủ nhân sự cho chi nhánh để đáp ứng nhu cầu công việc, có chế độ đãi ngộ thích đáng để giữ và thu hút thêm các nhân viên có năng lực, tuyển dụng nhân sự khách quan, loại bỏ cơ chế “xin-cho” hay “con ông cháu cha”.
Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ trong toàn hệ thống. Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ cũng như cử các cán bộ có năng lực đi đào tạo, học tập tại nước ngoài để nắm bắt xu thế thế giới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và do đó nâng cao chất lượng hoạt động của toàn bộ hệ thống. Đồng thời, ban hành các quy chế luân chuyển cán bộ và thực hiện nghiêm túc, vì chỉ có luân chuyển cán bộ mới tạo ra luồng sinh khí kinh doanh mới, tăng cường công tác tự kiểm tra chéo có hiệu quả, tạo tâm lý quen thuộc với sự thay đổi, đổi mới.
Tạo điều kiện để các chi nhánh chủ động hơn nữa trong hoạt động của mình, chi nhánh là đơn vị làm việc và tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, chịu trách nhiệm thẩm định khách hàng, vì vậy trong một số trường hợp chi nhánh có thể tự quyết định cho vay mà không cần phải xin ý kiến của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
Thực hiện đúng các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về tập trung vốn tín dụng cho bốn đối tượng kinh tế nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp phụ trợ.
Tiếp tục đổi mới quản trị, điều hành kinh doanh kiểm soát tín dụng tăng trưởng theo hướng bền vững và nâng cao chất lượng.
Tiếp tục triển khai các giải pháp cơ cấu lại Agribank như: Cơ cấu lại thị trường kinh doanh theo hướng tập trung thị trường tài chính, tín dụng ở khu vực nông thôn, sáp nhập các chi nhánh yếu kém và chi nhánh tốt; cơ cấu lại bộ máy
quản trị và điều hành để nâng cao hiệu quả kinh doanh; cơ cấu lại các sản phẩm, dịch vụ cấp tín dụng để phù hợp với thị trường nông thôn và nâng cao chất lượng.
Tài trợ cho các dự án, chương trình an sinh xã hội cho hộ nghèo, tài trợ cho y tế, giáo dục. Luôn đồng hành cùng với nông nghiệp, nông thôn, nông dân; lấy hoạt động kinh doanh ở khu vực nông nghiệp và nông thôn là chính, coi trọng thị trường đô thị để quảng bá thương hiệu, phát triển dịch vụ và tiếp cận khách hàng lớn.
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức hệ thống công nghệ thông tin: hoàn thiện hệ thống IPCAS có độ bảo mật, an toàn cao, có khả năng thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng hữu hiệu, đap ứng yêu cầu của nền kinh tế đang chuyển đổi và tăng trưởng.
KẾT LUẬN CHUNG
Agribank từ khi thành lập (26/3/1988) đến nay luôn khẳng định vai trò là Ngân hàng thương mại lớn nhất, giữ vai trò trụ cột đối với nền kinh tế đất nước, đặc biệt đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn; thực hiện sứ mệnh quan trọng dẫn dắt thị trường; đi đầu trong việc nghiêm túc chấp hành và thực thi các chính sách của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chính sách tiền tệ, đầu tư vốn cho nền kinh tế. Agribank đạt được những thành tựu như hiện nay có phần đóng góp quan trọng của NHNN&PTNT Kim Sơn.
Luận văn đã hệ thống hóa được những lí luận chung về hoạt động cho vay và chất lượng cho vay của NHTM. Đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm về hoạt động cho vay của một số NHTM khác trên thế giới, qua đó rút ra kinh nghiệm để nâng cao chất lượng cho vay.Bên cạnh đó, luận văn đã tập trung phân tích một cách khách quan thực trạng cho vay và chất lượng cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Kim Sơn - Tỉnh Ninh Bình. Trên cơ sở đó, đánh giá được kết quả và hạn chế trong hoạt động cho vay để từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng cho vay, cũng như một số kiến nghị và yêu cầu cần thiết, khả thi đối với các NHTM Việt Nam nói chung và tại chi nhánh nói riêng.
Em tin rằng với sự chỉ đạo sáng suốt của Ban Lãnh đạo cùng quyết tâm, nỗ lực của cán bộ, nhân viên ngân hàng hướng đến những mục tiêu cao hơn,đem lại lợi ích nhiều hơn cho khách hàng thì slogan “Mang phồn thịnh đến khách hàng” sẽ ngày càng khẳng định được tính đúng đắn của nó, tạo nên sức mạnh cạnh tranh và động lực vượt qua mọi khó khăn cho Ngân hàng. NHNN&PTNT Kim Sơn sẽ luôn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần khẳng định vị thế, uy tín của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
Trong quá trình làm bài khóa luận này, tuy có nhiều cố gắng nhưng dothời gian hạn chế, kiến thức lý luận và thực tiễn chưa nhiều nên không tránh hỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô trong hội đồng chấm luận văn.
Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn với thầy PGS.TS Lê Văn Luyện và các bác, các cô chú, anh chị làm việc tại NHNN&PTNT Kim Sơn đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em hoàn thành bài khóa luận này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Ngân hàng thương mại, PGS.TS Nguyễn Văn Tiến, Nhà xuất bản Thống kê - 2011.
2. Giáo trình Tín dụng Ngân hàng, PGS.TS Tô Ngọc Hưng, Nhà xuất bản Lao động xã hội - 2014.
3. Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010 của Quốc Hội. 4. Bộ luật dân sự 2015 số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015 của Quốc Hội
5. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thường niêncủa NHNN&PTNT huyện Kim Sơn năm 2012, năm 2013, năm 2014, năm 2015 và năm 2016.
6. Báo cáo tổng hợp tình hình dư nợ tín dụng của NHNN&PTNT huyện Kim Sơn năm 2012, năm 2013, năm 2014, năm 2015 và năm 2016.
7. Bảng cân đối chi tiết của NHNN&PTNT huyện Kim Sơn năm 2012, năm 2013, năm 2014, năm 2015 và năm 2016.
8. Nghị định số 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12/4/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
9. Website của NHNN&PTNT Việt Nam
http://www.agribank.com.vn 10. Một số website khác www.gso.gov.vn http://vneconomy.vn/ http://tailieu.vn http://www.mof. gov.vn/
PHỤ LỤC 01: THANG ĐO VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG Tin cậy:
1, Khi Ngân hàng X hứa sẽ thực hiện một điều gì đó vào khoảng thời gian cụ thể, Ngân hàng sẽ thực hiện được.
2, Khi bạn có vấn đề, Ngân hàng X thể hiện sự quan tâm chân thành trong việc giải quyết vấn đề.
3, Ngân hàng X thực hiện dịch vụ ngay từ lần đầu tiên.
4, Ngân hàng X cung cấp dịch vụ đúng thời điểm mà Ngân hàng hứa sẽ thực hiện. 5, Ngân hàng X thông báo cho khách hàng biết khi nào dịch vụ sẽ được thực hiện.
Đáp ứng:
6, Nhân viên trong Ngân hàng X phục vụ bạn nhanh chóng, đúng hạn. 7, Nhân viên trong Ngân hàng X luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn.
8, Nhân viên Ngân hàng X không bao giờ tỏ ra quá bận rộn để không đáp ứng được yêu cầu của bạn.
Năng lực phục vụ:
9, Hành vi của nhân viên trong Ngân hàng X ngày càng tạo sự tin tưởng với bạn. 10, Bạn cảm thấy an toàn khi thực hiện giao dịch với Ngân hàng X.
11, Nhân viên Ngân hàng X bao giờ cũng tỏ ra lịch sự, nhã nhặn với bạn. 12, Nhân viên Ngân hàng X có kiến thức để trả lời các câu hỏi của bạn.
Đồng cảm:
13, Ngân hàng X thể hiện sự quan tâm đến cá nhân bạn.
14, Ngân hàng X có những nhân viên thể hiện sự quan tâm đến cá nhân bạn.
15, Ngân hàng X thể hiện sự chú ý đặc biệt đến những quan tâm nhiều nhất của bạn. 16, Nhân viên Ngân hàng X hiểu được những nhu cầu đặc biệt của bạn.
Phương tiện hữu hình:
17, Ngân hàng X có các trang thiết bị hiện đại.
18, Cơ sở vật chất của Ngân hàng X trông rất hấp dẫn.
19, Nhân viên Ngân hàng X có trang phục rất gọn gàng, cẩn thận.
20, Các phương tiện vật chất trong hoạt động dịch vụ rất hấp dẫn tại Ngân hàng X. 21, Ngân hàng X có thời gian làm việc thuận lợi.
PHỤ LỤC 02:
THANG ĐO CHẤT LƯỢNG CHO VAY NGÂN HÀNG
(Điều chỉnh lần 1)
Tin cậy
1. Ngân hàng luôn thực hiện đúng những gì đã giới thiệu, cam kết.
2. Khi bạn có nhu cầu, khi bạn cần giúp đỡ, ngân hàng rất nhiệt tình giúp đỡ. 3. Ngân hàng đáp ứng cho vay đúng thời điểm họ hứa.
4. Khi bạn thắc mắc hay khiếu nại, ngân hàng luôn giải quyết thoả đáng. 5. Thời gian thẩm định khoản vay nhanh chóng.
6. Khả năng thẩm định khoản vay của Ngân hàng rất tốt. 7. Ngân hàng có danh tiếng, uy tín.
Đáp ứng
8. Nhân viên tín dụng ngân hàng phục vụ bạn nhanh chóng, đúng hạn. 9. Nhân viên ngân hàng luôn nhiệt tình giúp đỡ bạn.
10. Nhân viên ngân hàng không bao giờ tỏ ra quá bận rộn khi bạn yêu cầu giúp đỡ. 11. Nhân viên ngân hàng luôn giải đáp nhanh chóng, thoả đáng những thắc mắc của bạn.
12. Nhân viên tín dụng luôn giúp khách hàng hoàn thiện hồ sơ thủ tục vay vốn một cách đầy đủ.
13. Nhân viên tín dụng có khả năng tư vấn giúp khách hàng thực hiện phương án/dự án một cách hiệu quả nhất.
14. Các sản phẩm tín dụng của Ngân hàng mà bạn sử dụng đều đáp ứng được nhu cầu của bạn.
15. Nhân viên tín dụng sẵn sàng đến tận nơi của bạn để tư vấn, hỗ trợ bạn.
Năng lực phục vụ
16. Phong cách của nhân viên tín dụng ngày càng tạo sự tin tưởng đối với bạn. 17. Bạn thấy yên tâm khi phương án/ dự án của bạn được Ngân hàng tài trợ.
18. Nhân viên tín dụng của ngân hàng có kiến thức để trả lời các thắc mắc của bạn. 19. Nhân viên tín dụng bao giờ cũng lịch sự, nhã nhặn với bạn.
20. Nhân viên tín dụng luôn tỏ ra chính xác trong nghiệp vụ. 21. Nhân viên tín dụng có tính chuyên nghiệp cao.
22. Nhân viên tín dụng có đạo đức nghề nghiệp, không vòi vĩnh khách hàng. 23. Nhân viên tín dụng có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
24. Sự hướng dẫn của Nhân viên tín dụng làm cho bạn thấy yên tâm.
Đồng cảm
25. Ngân hàng luôn thể hiện sự quan tâm đến cá nhân bạn. 26. Ngân hàng chú ý đến những điều mà bạn quan tâm nhất.
27. Ngân hàng có chính sách ưu đãi hơn đối với khách hàng truyền thống, khách