Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay đối với khách hàng lớn

Một phần của tài liệu 0176 giải pháp nâng cao chất lượng cho vay khách hàng lớn tại NHTM CP quân đội chi nhánh trần duy hưng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 28)

Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động cho vay đối với sự tồn tại và phát triển của NH và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng các khoản cho vay, các NHTM luôn chú trọng đưa ra các biện pháp đảm bảo, các chỉ tiêu cụ thể trực quan và các văn bản hướng dẫn đến từng nhân viên của mình để đạt được mục tiêu cuối cùng là các khoản vay đáp ứng yêu cầu sử dụng vốn hiệu quả, được hoàn gốc và lãi đầy đủ, đúng hạn.

Nhóm các chỉ tiêu định tính được NH quy định bằng các văn bản quy chế, quy trình tín dụng và hiệu quả đóng góp được đối với nền kinh tế

Nhóm các chỉ tiêu định lượng thể hiện bằng các thông số về mức độ an toàn và sinh lời để đánh giá chất lượng hoạt động cho vay.

1.2.3.1. Các chỉ tiêu định tính

Đây là các chỉ tiêu phản ánh thông qua cảm nhận của khách hàng khi đến với ngân hàng.

- Tin cậy (reliability): nói lên khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp và đúng thời hạn ngay lần đầu tiên.

Đối với lĩnh vực ngân hàng, việc thực hiện đúng thời hạn là rất quan trọng. Một khoản vay được đáp ứng đúng thời hạn sẽ giúp cho khách hàng tin tưởng hơn vào ngân hàng. Qua đó, sẽ góp phần tạo ý thức trả nợ khi đến hạn của khách hàng.

- Đáp ứng (Responsiveness): nói lên sự mong muốn và sẵn sàng của nhân viên phục vụ cung cấp các dịch vụ cho khách hàng.

Việc mong muốn và sẵn sàng phục vụ khách hàng sẽ tạo ra sự tích cực trong các khoản vay. Cán bộ tín dụng tích cực trong việc tìm hiểu nhu cầu khách hàng, nắm rõ thông tin khoản vay, qua đó sẽ thiết kế các phương án vay phù hợp, đảm bảo chất lượng cho vay của ngân hàng.

- Năng lực phục vụ (Competence): thể hiện qua trình độ chuyên môn và cung cách phục vụ lịch sự, niềm nở với khách hàng.

Với thái độ nhiệt tình cởi mở và sự thông thạo nhiệm vụ của mỗi nhân viên sẽ khiến cho khách hàng hài lòng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xúc tiến các khoản vay và ảnh hưởng lớn đến chất lượng cho vay.

- Đồng cảm (Empathy): thể hiện sự quan tâm chăm sóc đến từng khách hàng.

kinh tế. Vì vậy, việc quan tâm chăm sóc đến từng khách hàng là hết sức quan trọng. Từ việc quan tâm đến khách hàng, nắm rõ hoạt động cũng như biến động của khách hàng để có thể kiểm soát chất lượng cho vay tốt hơn.

- Phương tiện hữu hình (Tangibles): thể hiện qua ngoại hình, trang phục của nhân viên phục vụ, các trang thiết bị hỗ trợ cho dịch vụ.

Một ngân hàng hiệu quả và ghi dấu ấn đối với khách hàng cần có sự chuyên nghiệp từ hình ảnh của ngân hàng, hình ảnh của nhân viên đến tinh thần phục vụ cũng như tốc độ xử lý. Các yếu tố trên tổng hòa sẽ góp phần tạo nên chất lượng khoản vay tốt hơn cho ngân hàng.

1.2.3.2. Các chỉ tiêu định lượng

* Dư nợ quá hạn

Dư nợ quá hạn phát sinh khi khoản vay đến hạn thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng mà khách hàng không hoàn trả được toàn bộ hay một phần tiền gốc hoặc lãi. Khi một món nợ không trả được vào kỳ hạn nợ toàn bộ nợ gốc còn lại của hợp đồng sẽ được chuyển thành nợ quá hạn. Nợ quá hạn hường là biểu hiện yếu kém về tài chính của khách hàng và là dấu hiệu rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Trong hoạt động tín dụng, nơ quá hạn phát sinh là không thể tránh khỏi, nhưng nếu tỷ lệ quá hạn vượt qua tỷ lệ cho phép sẽ dẫn đến mất khả năng thanh toán của ngân hàng. Nợ quá hạn có nhiều mức độ khác nhau, căn cứ vào tính chất rủi ro, người ta sẽ có các tiêu chí phản ánh nợ quá hạn.

Khi phân tích tài sản có công việc đầu tiên của người quản trị là phải phân loại các khoản nợ để quản lý một cách có hiệu quả các khoản nợ này. Nhìn chung nó được chia làm 5 loại:

> Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn > Nhóm 2: Nợ cần chú ý

> Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn > Nhóm 4: Nợ nghi ngờ

> Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn

Ba nhóm nợ sau (nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5) được gọi là nợ quá hạn, nợ bị xếp loại.

* Tỉ lệ nợ quá hạn

Tỉ lệ nợ quá hạn là tỉ lệ phân trăm giữa nợ quá hạn và tổng dư nợ của ngân hàng thương mại tại một thời điểm nhất định.

Nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn= --- x 100% Tổng dư nợ

Chỉ số này thể hiện chất lượng cho vay. Theo quy định của Ngân hàng nhà nước các ngân hàng có tỉ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ >7 % được xem là ngân hàng yếu kém. Nếu chỉ số này nhỏ hơn 3%0 ngân hàng đó được đánh giá là ngân hàng có nhiệm vụ tín dụng tốt, chất lượng cho vay cao và nhận được nhiều thang điểm cao trong xếp hạng các tổ chức tín dụng.

Đối với hoạt động của Ngân hàng, nợ quá hạn dẫn tới tình trạng ứ đọng vốn, có khả năng mất vốn. Làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng. Nếu nợ quá hạn quá lớn còn có thể gây ra tình trạng mất khả năng thanh toán cho ngân hàng. Nợ quá hạn còn làm xấu đi hình ảnh của ngân hàng trong mắt khách hàng, giảm uy tín trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Trên góc độ vĩ mô của toàn nền kinh tế, nợ quá hạn lớn sẽ làm giảm chất lượng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, gây khó khăn về vốn cho nền kinh tế.

Chính vì thế, đây là một trong những chỉ tiêu vô cùng quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng của một ngân hàng. Tuy nhiên, chỉ tiêu này cũng chưa thể phản ánh hết tất cả chất lượng tín dụng. Bởi lẽ có những ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn tốt là do các khâu trong quy trình tín dụng.

Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại từ nhóm 3 (dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nghi ngờ) và nhóm 5 (có khả năng mất vốn).

Một khoản nợ được coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả theo thoả thuận; hoặc các khoản phải thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ.

Việc xác định nợ có khả năng mất vốn để một mặt NHNN có các chỉ đạo quyết liệt hơn nhằm tránh sự đổ vỡ dây truyền trong hệ thống ngân hàng, mặt khác để bản thân các NHTM có tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn cao càng phải chủ động trong trích lập dự phòng rủi ro và đặc biệt phải sử dụng mọi biện pháp để thu hồi vốn về cho ngân hàng.

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG LỚN

1.3.1. Nhân tố thuộc về Ngân hàng

- Chính sách cho vay: chính sách cho vay được coi như một “cương lĩnh” tài trợ của ngân hàng, là hướng dẫn chung cho cán bộ nhân viên ngân hàng thực hiện theo đúng quy định, bảo đảm sự thống nhất trong hoạt động của ngân hàng nhằm nâng cao khả năng sinh lời và hạn chế rủi ro. Toàn bộ các vấn đề có liên quan đến hoạt động cho vay nói chung đều được xem xét và đưa ra trong chính sách cho vay như lãi suất, kì hạn, quy mô... Một chính sách cho vay rõ ràng sẽ mang lại nhiều lợi thế và thuận lợi cho ngân hàng trong việc xây dựng danh mục các khoản cho vay.

- Quy trình cho vay: Quy trình cho vay bao gồm các bước, các giai đoạn mà cán bộ tín dụng, các phòng ban có liên quan trong ngân hàng phải thực hiện khi tài trợ cho khách hàng. Về mặt quản lý, quy trình cho vay làm c ơ sở cho việc phân định quyền và trách nhiệm các bộ phận, các cán bộ thực

hiện hoạt động cho vay. Đồng thời đây cũng là c ơ sở để thiết lập hồ s ơ và thủ tục vay vốn. Nếu quy trình cho vay của một ngân hàng được thiết kế hợp lý và áp dụng một cách linh hoạt sẽ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động cho vay của ngân hàng và giảm thiểu rủi ro. Có thể nói, một quy trình cho vay tốt sẽ cung cấp cho ngân hàng những thông tin cần thiết để xác định đối tượng vay vốn, uy tín, khả năng trả nợ, tính khả thi của dự án đầu tư. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng cho vay cũng chịu sự tác động rất lớn của quy trình này.

- Phân tích tín dụng: đây là c ơ sở để hình thành nên một khoản vay có chất lượng tốt. Nhân viên ngân hàng xem xét các tín hiệu về mức độ tin cậy của khách hàng, xem xét tính khả thi của dự án cần vay vốn , báo cáo tài chính phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, xem xét tính hiệu quả của khoản vay. Như vậy, các yếu tố quan trọng nhất của một khoản vay tốt được căn cứ vào chất lượng thẩm đinh, phân tích các khía cạnh

của một khoản vay. Hay khoản vay nếu không được phân tích tốt thì ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng món vay.

- Chất lượng đội ngũ cán bộ', đây là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng cho vay. Thực tế cho thấy, chất lượng cán bộ

kém, không đủ trình độ chuyên môn, khả năng phân tích và đánh giá yếu,.. .là

một trong những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Do đó, cán bộ quản lý của ngân hàng phải là những người có trình độ nghiệp vụ cao,

có khả năng phán đoán, phân tích và dự báo các vấn đề có liên quan đến khách hàng. Ngân hàng xây dựng được đội ngũ cán bộ quản lý tốt sẽ góp phần nâng cao trình độ của nhân viên ngân hàng. Đặc biệt, nói đến trình độ của cán bộ nhân viên ngân hàng không chỉ đề cập đến chuyên môn nghiệp

thiết để ngân hàng xây dựng một chính sách khách hàng có hiệu quả. Có thể nói, trình độ cán bộ tốt là c ơ sở vững chắc cho mục tiêu nâng cao chất lượng cho vay, không chỉ đối với cho vay doanh nghiệp lớn mà đối với tất cả các hoạt động khác của ngân hàng.

- Chất lượng thông tin: Các thông tin thu thập được sẽ được phân tích cụ thể làm yếu tố nền tảng cho các quyết đinh cho vay của NH. Nó đánh giá xen thông tin của NH đến với khách hàng bằng cách nào, ra sao và nguồn thông tin về khách hàng có đúng hay không. Thông tin tín dụng càng đầy đủ, kịp thời chính xác thì khả năng phòng ngừa rủi ro của NH càng lớn. Do vậy, các NH ngày nay đều rất coi trọng việc nâng cấp hệ thống thông tin và gia tăng chi phí cho các nguồn thu thập thông tin khách hàng.

1.3.2. Các nhân tố thuộc về khách hàng

- Uy tín, đạo đức của người vay

Trong qui trình tín dụng các ngân hàng thường chỉ đưa ra quyết định cho vay sau khi đã phân tích c ẩn thận các yếu tố có liên quan đến uy tín và khả năng trả nợ của người vay nhằm hạn chế thấp nhất các rủi ro do chủ quan của người vay có thể gây nên.

Đạo đức của người vay là một yếu tố quan trọng của qui trình thẩm định, tính cách của người vay không chỉ được đánh giá bằng phẩm chất đạo đức chung mà còn phải kiểm nghiệm qua những kết quả hoạt động trong quá khứ, hiện tại và chiến lược phát triển trong tư ng lai. Thực tế kinh doanh đã cho thấy, tính chân thật và khả năng chi trả của người vay có thể thay đổi sau khi món vay được thực hiện. hách hàng có thể lừa đảo ngân hàng thông qua việc gian lận về số liệu, giấy tờ, quyền sở hữu tài sản, sử dụng vốn vay không đúng mục đích, không đúng đối tượng kinh doanh, phương án kinh doanh,...Việc khách hàng gian lận tất yếu sẽ dẫn đến những rủi ro cho ngân hàng.

khách hàng là tiêu chí để đáng giá sự sẵn sàng trả nợ và kiên quyết thực hiện các nghĩa vụ cam kết trong hợp đồng từ phía khách hàng. Uy tín của khách hàng được thể hiện dưới nhiều khía cạnh đa dạng như: chất lượng, giá cả hàng hoá, dịch vụ, sản phẩm, mức độ chiếm lĩnh thị trường, chu kỳ sống của sản phẩm, các quan hệ kinh tế tài chính, vay vốn, trả nợ với khách hàng, bạn hàng và ngân hàng. Uy tín được khẳng định và kiểm nghiệm bằng kết quả thực tế trên thị trường qua thời gian càng dài càng chính xác. Do đó, ngân hàng cần phân tích các số liệu và tình hình trong suốt quá trình phát triển của khách hàng với những thời gian khác nhau mới có kết luận chính xác.

- Năng lực, kinh nghiệm quản lý kinh doanh của khách hàng

Chất lượng tín dụng phụ thuộc rất lớn vào năng lực tổ chức, kinh nghiệm quản lý kinh doanh của người vay. Đây chính là tiền đề tạo ra khả năng kinh doanh có hiệu quả của khách hàng, là c ơ sở cho khách hàng thực hiện cam kết hoàn trả đúng hạn nợ ngân hàng cả gốc lẫn lãi. Nếu trình độ của người quản lý còn bị hạn chế về nhiều mặt như học vấn, kinh nghiệm thực tế,.. .thì doanh nghiệp rất dễ bị thua lỗ, dẫn đến khả năng trả nợ kém, ảnh hưởng xấu đến chất lượng tín dụng của ngân hàng.

- Mục đích sử dụng vốn vay:

Mục dích sử dụng vốn vay của khách hàng là một trong những mục tiêu quan trọng để NH quyết định cho vay hay không.Việc khách hàng sử dụng đúng mục đích vay vốn hay không là một trong các tiêu chí c ơ bản đánh giá chất lượng tín dụng. hi khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích NH có quyền thu hồi bất kỡ lỳc nào ngay cả khi hợp đồng cho vay chưa đến hạn.Việc sử dụng vốn sai mục đích không chỉ gây cho khách hàng rủi ro khi sử dụng vốn mà NH cũng gặp bất lợi lớn trong quá trỡnh kiểm soỏt nguồn vốn thẩm định vốn vay,khả năng thu hồi nợ (Do việ sử dụng món vay không đúng mục đích đồng nghĩa vứi việc khoản vay đươch sử dụng không hiệu quả)

- Tài sản đảm bảo:

Đây là một yêu cầu thường có khi khách hàng mang một bộ hồ sơ vay vốn tới NH tuy nhiên yêu cầu này không mang tính bắt buộc..Đối với các khách hàng truyền thống uy tín lâu năm NH có thể cho vay không cần tài sản đảm bảo.

Tài sản đảm bảo là nguồn thu thứ hai khi khách hàng không trả được nợ vỡ vầy một khoản vay cú tài sản đảm bảo càng lớn thỡ khả năng thu hồi được nợ càng cao.

1.3.3. Các nhân tố khác

- Nguyên nhân từ môi trường pháp lý: Bao gồm các chính sách pháp luật nhằm đảm bảo mọi hoạt động kinh doanh của NH đều nằm trong khuôn khổ của pháp luật. Hoạt động của các tổ chức tín dụng là mạch máu vận chuyển lưu thông nền kinh tế do đó các chính sách pháp luật được quy định nghiêm ngặt về các tỷ lệ bảo đảm an toàn về vốn, tài sản, quy mô và giới hạn

cho vay đối với từng đói tượng khách hàng.

- Nguyên nhân từ môi trường kinh tế: Sức cạnh tranh, trình độ phát triển của môi trường kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến các NH- tổ chức kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ- rất nhạy cảm với những biến động của nền kinh tế

vĩ mô. Môi trường kinh tế tác động đến hoạt động cho vay theo hai hướng:

Một phần của tài liệu 0176 giải pháp nâng cao chất lượng cho vay khách hàng lớn tại NHTM CP quân đội chi nhánh trần duy hưng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w