Ngân hàng TMCP Quân Đội được thành lập năm 1994 theo quyết định thành lập số 00374/GP - UB của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội.
Ngày 4/11/1994, Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động theo giấy phép số 0054/NH - GP của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng, thời gian hoạt động là 50 năm.
Mục tiêu ban đầu của ngân hàng là đáp ứng nhu cầu về vốn của các Doanh nghiệp Quân đội làm kinh tế. Cùng với quá trình phát triển kinh tế của đất nước, với đường lối chính sách đúng đắn, MB đã gặt hái được nhiều thành công. Ngân hàng không những đã đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp Quân Đội mà còn phục vụ hiệu quả tất cả các thành phần kinh tế, đóng góp một phần quan trọng vào sự phát triển của khách hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Nếu như ngày đầu thành lập, MB hoạt động với số vốn điều lệ khiêm tốn chỉ 20 tỷ đồng với 25 nhân sự hoạt động trong 01 trụ sở duy nhất đặt tại 28A Điện Biên Phủ thì tính đến thời điểm hiện nay, tổng tài sản của MB đã tăng gấp hơn 9.500 lần đạt 188.595 tỷ đồng, mạng lưới chi nhánh rộng khắp cả nước với trên 200 điểm giao dịch (trong đó có 02 chi nhánh nước ngoài tại Lào và Campuchia) với số lượng nhân sự toàn hệ thống gần 7.000 người. Hiện MB có 5 công ty thành viên hoạt động trong các lĩnh vực: Công ty quản
lý nợ và khai thác tài sản (MB AMC); Công ty chứng khoán MB (MBS); Công ty quản lý quỹ (MB Capital); Tổng Công ty bảo hiểm Quân đội (MIC), Công ty địa ốc MB (MB LAND). MB cũng chú trọng mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với gần 700 Ngân hàng đại lý tại 75 quốc gia trên thế giới.
Trải qua hơn 20 năm hoạt động, MB ngày càng phát triển lớn mạnh với định hướng trở thành một tập đoàn với ngân hàng mẹ MB (một trong số NH TMCP hàng đầu Việt Nam) và các công ty con hoạt động kinh doanh có hiệu quả, từng bước khẳng định là các thương hiệu có uy tín trong ngành dịch vụ tài chính (ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán) và bất động sản tại Việt Nam. Với dịch vụ và sản ph ẩm đa dạng, MB phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng mở rộng hoạt động của mình ra các phân khúc thị trường mới bên cạnh thị trường truyền thống ban đầu. Nhiều năm liên tiếp, MB được NHNN Việt Nam xếp hạng A - tiêu chuẩn cao nhất do NHNN Việt Nam ban hành và liên tục đạt được các giải thưởng lớn trong và ngoài nước như “Giải thưởng Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam” trao năm 2013 và 2014 do Tạp chí Asia Money bình chọn, Giải thưởng “Strongest Bank in Vietnam 2014” do Tạp chí tài chính Asian Banker bình chọn, được Tạp chí Forbes Việt Nam và Tạp chí Nhịp cầu đầu tư đưa vào danh sách 50 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam trong hai năm liên tục (2013, 2014). Ngày 04/11/2014, tại Lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập ngân hàng, MB đã vinh dự được trao tặng Huân chương L ao động Hạng Nhất.
Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Trần Duy Hưng được thành lập từ ngày 6/12/2004, trực thuộc MB với mạng lưới hoạt động được xác định là Quận Cầu Giấy cùng hai phòng giao dịch trực thuộc là Phòng giao dịch Xuân Thuỷ và Phòng giao dịch Nghĩa Tân. Địa chỉ trụ sở giao dịch hiện tại là tầng 1 Tòa nhà 17T2 đường Hoàng Đạo Thúy, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội. Trải qua 10 năm phát triển, đến nay MB Trần Duy Hưng có 3
phòng giao dịch và 1 Quỹ tiết kiệm trực thuộc: MB Xuân Thủy địa chỉ trên đường Trần Thái Tông (Cầu Giấy), MB Nghĩa Tân địa chỉ trên đường Nguyễn Khánh Toàn (Cầu Giấy), MB Nam Trung Yên địa chỉ trên đường Nam Trung Yên (Cầu Giấy) và Quỹ tiết kiệm Nam Hà Nội địa chỉ Mễ Trì (Nam Từ L iêm).
Kể từ khi thành lập, MB Trần Duy Hưng chỉ có 10 cán bộ nhân viên đến nay tổng số cán bộ nhân viên là 98 người. Sau 10 năm kể từ ngày thành lập, MB Trần Duy Hưng đã phát triển vượt bậc trở thành một trong những chi nhánh có kết quả kinh doanh tốt và hiệu quả trong toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Quân Đội.
Hoạt động của MB Trần Duy Hưng luôn đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của Ngân hàng TMCP Quân đội. Dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, của ngân hàng cấp trên, cộng với những nỗ lực không mệt mỏi của tập thể cán bộ công nhân viên, MB Trần Duy Hưng đã phát huy tiềm lực sẵn có của mình, tổ chức hoạt động kinh doanh tốt, tạo dựng uy tín và hình ảnh đẹp trong lòng mỗi khách hàng. Các sản phẩm và dịch vụ vô cùng đa dạng với công nghệ hiện đại và chất lượng dịch vụ không ngừng được nâng cao. Bên cạnh đó, Chi nhánh còn luôn bám sát mở rộng thị trường và tăng cường năng lực cán bộ công nhân viên, dần chiếm lĩnh được thị trường tài chính ngân hàng sôi động và đầy thách thức trong khu vực địa bàn hoạt động của Chi nhánh tại Hà Nội nói chung và đặc
biệt tại các địa bàn xung quanh trụ sở của Chi nhánh, thu hút ngày càng nhiều khách hàng trong và ngoài nước, trở thành một trong những Chi nhánh đem lại lợi nhuận cao nhất cho hệ thống Ngân hàng TMCP Quân đội.
2.1.2.Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Ngân h àng Thương mại cổ phần Quân Đội - Chi nh ánh Trần Duy Hưng
Để thực hiện tốt nhiệm vụ đề ra, bộ máy của ngân hàng phải được tổ chức sao cho phù hợp với quy mô và đặc điểm hoạt động. Sau đây là sơ đồ bộ
Chỉ tiêu 2012 2013 2013/2012Tỷ trọng 2014 2014/2013Tỷ trọng Tổng giá trị tài sản 3.435.8 81 3.764.5 40 110% 4.102.681 109 % Doanh thu 615.53 0 454.80 2 74% 156.035 34% Lợi nhuận trước thuế 90.6 19 29.2 24 32% 52.529 180 % Lợi nhuận sau thuế 67.9 64 21.9 18 32% 41.652 190 % máy tổ chức MB Trần Duy Hưng:
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ m áy tổ chức MB Trần Duy Hưng
(Nguồn: Phòng hành chính - MB Trần Duy Hưng)
- Ban giám đốc: chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đưa ra những quyết định cuối cùng và chỉ đạo hoạt động của các phòng ban.
- Phòng Khách hàng doanh nghiệp và Khách hàng cá nhân: Quản lý, thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo các sản phẩm cụ thể, chăm sóc đối tượng khách hàng là doanh nghiệp có quy mô lớn, quy mô vừa và nhỏ và khách hàng cá nhân, theo dõi, thu hồi nợ vay, tiếp thị và quản lý khách hàng.
- Bộ phận hỗ trợ tín dụng: Quản lý, thực hiện hỗ trợ các Chuyên viên quan hệ khách hàng soạn hồ sơ tín dụng, tài sản đảm bảo, thanh toán quốc tế, quản lý và
lưu trữ hồ sơ tín dụng; Thực hiện các công tác báo cáo theo yêu cầu lãnh đạo. - Bộ phận hành chính: Quản lý công tác hành chính: tiếp nhận, phân
phối, phát hành và lưu trữ văn thư, đảm bảo công tác lễ tân, hậu cần, thực hiện quản lý, bảo dưỡng c ơ sở hạ tầng, chịu trách nhiệm tổ chức và theo dõi
kiểm tra công tác áp tải tiền, bảo vệ an ninh, phòng cháy chữa cháy...; Quản lý công tác nhân sự, việc tuyển dụng nhân sự của Chi nhánh.
- Phòng kế toán và dịch vụ khách hàng
+ Bộ phận kế toán giao dịch: Hướng dẫn, kiểm tra công tác hạch toán kế toán, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán và kiểm soát các hoạt động thanh toán, quản lý số dư tài khoản của Chi nhánh, quản lý điều hòa thanh khoản toàn Chi nhánh, tổng hợp kế hoạch kinh doanh, tài chính hàng tháng, năm của toàn Chi nhánh...
+ Bộ phận kho quỹ: Thu chi và xuất nhập tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá, kiểm điểm, phân loại, đóng bó tiền theo quy định, bốc xếp, vận chuyển, bảo quản tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá.
2.1.3.Bảng 2.1. Ket quả kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2012 - 2014Tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2012-2014
■ Tổng tài sả n
Biểu đồ 2.1. Tổng tài sản của MB Trần Duy Hưng giai đoạn 2012 - 2014
(Nguồn: Báo cáo tài chính MB Trần Duy Hưng giai đoạn 2012 - 2014)
Biểu đồ 2.2. Lợi nhuận sau thuế của MB Trần Duy Hưng giai đoạn 2012 - 2014
2012 2013 2014 2013 so với năm 2012
2014 so với năm 2013
Số liệu bảng 2.1, biểu đồ 2.1 và 2.2 cho thấy tổng tài sản của MB Trần Duy Hưng tăng đều qua các năm với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 10%. Tổng tài sản năm 2014 đạt 4.102.681 triệu đồng. Bên cạnh đó, doanh thu qua các năm giảm (năm 2014 đạt 156.035 triệu đồng, bằng 34% so với kết quả năm 2013) nhưng lợi nhuận sau thuế lại có xu hướng tăng (lợi nhuận sau thuế 2014 đạt 41.652 triệu đồng, bằng 190% so với kết quả năm 2013). Điều này cho thấy, ngân hàng đã đi sâu vào hiệu quả hoạt động.
Trong bối cảnh hoạt động ngân hàng cạnh tranh ngày càng gay gắt, MB Trần Duy Hưng chủ động đưa ra những giải pháp, nỗ lực không ngừng để đạt được những kết quả khả quan, hoàn thành các mục tiêu đặt ra.
2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG LỚN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH TRẦN DUY HƯNG
2.2.1. Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng lớn tại Ngân hàng Thươngmại cổ phần Quân Đội - Chi nhánh Trần Duy Hưng mại cổ phần Quân Đội - Chi nhánh Trần Duy Hưng
2.2.1.1. Doanh số cho vay khách hàng lởn
Doanh số cho vay trong kì phản ánh dung lượng hoạt động cho vay trong kì. Các số liệu bảng 2.2 cho thấy trong giai đoạn từ năm 2012 - 2014, doanh số cho vay KHL của MB Trần Duy Hưng tăng trưởng không ổn định. Doanh số cho vay khách hàng lớn năm 2012 đạt 2.150.071 triệu đồng, trong khi n ăm 2013 doanh số cho vay chỉ còn 1.778.301 triệu đồng, giảm 17,3% so với năm 2012. Năm 2014 doanh số cho vay đạt 1.998.207 triệu đồng, tăng 12,4% so với năm 2013. Nguyên nhân chính là do năm 2013 nền kinh tế có nhiều biến động. Các Doanh nghiệp Lớn gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó doanh số vay vốn ngân hàng cũng bị hạn chế. Bước sang năm 2014, nền kinh tế có tín hiệu khởi sắc, các Doanh nghiệp Lớn kinh doanh hiệu quả h n nên doanh số vay
vốn ngân hàng tăng lên.
Bảng 2.2. Tình hình giải ngân cho vay giai đoạn 2012 - 2014
(%) (%) Doanh số cho vay KHL 2.150.0 71 1.778.3 01 1.998.20 7 -371.770 - 17,3% 219.906 12,4 % Tổng doanh số cho vay 4.008.9 20 3.487.8 55 3.851.17 3 -521.065 - 13,0% 363.318 10,4 %
trọng tiền (%) DS cho vay KHL_______ 2.150.07 1 1.778.30 1 1.998.20 7 - 371.77 -17,3% 219.90 6 12,4% Số 11 8 7 -3 -27,3% -1 -12,5%
(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp - MB Trần Duy Hưng)
Bảng 2.3 cho thấy số lượng KHL vay vốn của Chi nhánh giảm qua các năm. Cụ thể trong năm 2013, số lượng KHL vay vốn tại chi nhánh là 8 doanh nghiệp, giảm 27.3% so với năm 2012 là 11 doanh nghiệp. Đến năm 2014, số
lượng KHL vay vốn tại chi nhánh là 7, giảm 12.5% so vớinăm 2013. Từđầu năm 2008 đến 2013, kinh tế Việt Nam lâm vào tình trạng bất ổn nên hầu hết các chính sách và giải pháp kinh tế - tài chính đều mang tính chất tình thế, nhằm xử lý nguy c ơ bất ổn kinh tế vĩ mô, mà tập trung nhất là chống lạm phát. Sự thay đổi chính sách liên tục (lúc thắt chặt, lúc nới lỏng) đã làm cho thị trường mất phương hướng dài hạn. Từ năm 2012, sức mua chung của nền kinh tế suy giảm tạo nên vòng luẩn quẩn: sức mua giảm- tồn kho tăng- sản xuất giảm- nợ xấu tăng- tín dụng giảm, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể....
40
Bảng 2.3. Doanh số cho vay và số lượng KHL giai đoạn 2012 - 2014
2013 DS cho vay 2.150.07 1 1.778.30 1 1.998.207 82.7 % 112.4 %
Dư nợ cho vay 862.54 5 572.66 8 628.46 0 66.4 % 109.7 %
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Tổng DN cho vay 1.673.08 1 100 % 1.322.567 100 % 1.417.54 2 100 % KH lớn 862.54 5 %51.6 572.668 43.3% 0 628.46 %44.3 KH vừa và nhỏ 639.62 8 38.2 % 530.715 40.1% 505.71 0 35.7 %
(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp - MB Trần Duy Hưng)
Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy, năm 2014 mặc dù số lượng khách hàng giảm nhưng doanh số cho vay tăng. Điều đó cho thấy, MB Trần Duy Hưng tập trung cho vay đối với nhóm KHL có chất lượng cao, thu hẹp cho vay đối với các khách hàng có dấu hiệu tài chính xấu.
Tuy nhiên, doanh số cho vay và số lượng khách hàng vay vốn vẫn chưa thể hiện rõ thực trạng cho vay KHL tại Chi nhánh. Do đó dư nợ cho vay là chỉ tiêu tiếp theo cần được xem xét.
2.2.1.2. Dư nợ cho vay Khách hàng lởn
Đơn vị: triệu đồng
Biểu đồ 2.3. Dư nợ cho vay KHL tại MB Trần Duy Hưng giai đoạn 2012 - 2014
(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp - MB Trần Duy Hưng)
41
Bảng 2.4 cho thấy mặc dù cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt và trong bối cảnh nên kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, song dư nợ cho vay KHL của MB Trần Duy Hưng vẫn đạt được mức tăng trưởng trong năm 2014. Mặc dù số lượng KHL vay vốn tại chi nhánh giảm, nhưng dư nợ cho vay tăng hơn 55 tỷ đồng, tương đương với tỷ lệ gia tăng là 9.7% so với năm 2013. Điều này là do, năm 2014 các KHL đã ổn định lại tổ chức kinh doanh, tập trung phục hồi sau thời gian khó khăn trước. Các chính sách tín dụng của Ngân hàng Nhà nước cũng như MB đã tạo điều kiện để các Khách hàng tốt có thể tiếp cận vốn dễ dàng. Con số cụ thể được thể hiện chi tiết trong bảng sau:
Bảng 2.4. Doanh số cho vay và dư nợ cho vay KHL giai đoạn 2012 - 2014
Đơn vị: triệu đồng
(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp - MB Trần Duy Hưng)
2.2.1.3 Tỷ trọng dư nợ
Bên cạnh tình hình dư nợ nói chung, tỷ trọng cho vay KHL phản ánh rõ hơn về thực trạng cho vay của MB Trần Duy Hưng.
Bảng 2.5. Tỷ trọng cho vay KHL giai đoạn 2012 -2014
2014 Tổng 862.54 5 100 % 572.66 8 100% 628.460 100% VNĐ 651.99 8 75,6 % 475.83 7 83,1% 592.742 94,3 % USD 210.54 7 24,4 % 96.831 16,9% 35.718 5,7%
(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp - MB Trần Duy Hưng
42
Nhìn vào c ơ cấu dư nợ cho vay Doanh nghiệp của ngân hàng qua bảng 2.5 có thể thấy, dư nợ cho vay KHL đang chiếm tỷ trọng cao và ổn định trong 2 năm trở lại đây. Có thể thấy, KHL là đối tượng mục tiêu và định hướng của MB Trần Duy Hưng trong việc phát triển và mở rộng khách hàng tiềm năng.
2.2.1.4. Cơ cấu dư nợ cho vay
Bên cạnh chỉ tiêu về tình hình dư nợ và tỷ trọng dư nợ, để nhận biết rõ hơn về thực trạng cho vay KHL của chi nhánh MB Trần Duy Hưng, c ơ cấu dư nợ là một chỉ tiêu thể hiện quy mô cũng như tỷ trọng cho vay của ngân hàng theo từng tiêu chí.
C ơ cấu dư nợ cho vay KHL trước hết phân theo đồng tiền cho vay.
Bảng 2.6. Dư nợ cho vay KHL theo đồng tiền cho vay giai đoạn 2012 -2014
Tổng 862.545 100% 572.668 100% 628.460 100% Ngắn hạn 661.172 76,7% 380.662 66,5% 573.460 91,2% Trung, dài
hạn
201.373 23,3% 192.006 33,5% 55.000 8,8%
(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp - MB Trần Duy Hưng)
Có thể thấy dư nợ cho vay KHL của MB Trần Duy Hưng chủ yếu là cho vay nội tệ. Trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014, tỷ trọng dư nợ cho vay theo ngoại tệ giảm mạnh. Tỷ trọng dư nợ cho vay theo nội tệ chiếm đến hơn 94% trong tổng dư nợ cho vay. Với mục tiêu chống “đô la hóa”, khuyến khích người dân sử dụng đồng Việt Nam, Chi nhánh đã tập trung huy động nội tệ và giữ một tỉ trọng cao hơn rất nhiều so với đồng ngoại tệ. Lãi