Năm 2012, dư luận đã chứng kiến sự sụp đổ của một trong những Tập đoàn lớn mạnh tại Việt Nam là Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin). Nợ xấu được công bố của Vinashin tại các TCTD trong nước là hơn 26.000 tỷ đồng.
Habubank là một cái tên điển hình. Tính đến cuối năm tài chính 2011, Habubank có tổng dư nợ cho vay Vinashin lên đến 3.345 tỷ đồng (bao gồm cho vay và mua trái phiếu), tương đương 83% vốn điều lệ. Đến cuối quý I/2012, Habubank có nợ xấu lên đến 9,730%0, trong đó, chưa tính khoản cho
vay từ Vinashin là 2.751 tỷ đồng (không tính khoản tiền mua trái phiếu Vinashin). Như vậy, nợ xấu và khoản nợ của Vinashin là một nhân tố quan trọng "đánh gục" Habubank.
BIDV cho Vinashin vay với tổng dư nợ vẫn còn 6.600 tỷ đồng, chiếm khoảng 3,2% tổng dư nợ tại ngân hàng này và vượt 15% vốn tự có của ngân hàng này khi đó.
Techcombank cũng là ngân hàng cho vay Vinashin. Trong Đại hội đồng Cổ đông 2013, Chủ tịch HĐQT Techcombank cho biết còn hơn 500 tỷ đồng dư nợ của Vinashin. Khoản vay này được ngân hàng trích lập hơn 100 % giá trị tài sản. Khoản cho vay này cũng đã đ ẩy nợ xấu của Techcombank từ 2,69 % trong năm 2012 lên 3,64 % vào cuối năm 2013.
Từ sự đổ vỡ của Vinashin đến những hệ lụy mà các ngân hàng cho vay phải gánh chịu đã cho chúng ta thấy, chất lượng cho vay đối với các doanh nghiệp lớn là cực kỳ quan trọng. Nếu chất lượng khoản vay của các doanh nghiệp kém sẽ dẫn đến sự phá sản của ngân hàng thương mại và thậm chí có thể làm sụp đổ cả hệ thống ngân hàng của một quốc gia.