- Nguyên nhân từ môi trường pháp lý: Bao gồm các chính sách pháp luật nhằm đảm bảo mọi hoạt động kinh doanh của NH đều nằm trong khuôn khổ của pháp luật. Hoạt động của các tổ chức tín dụng là mạch máu vận chuyển lưu thông nền kinh tế do đó các chính sách pháp luật được quy định nghiêm ngặt về các tỷ lệ bảo đảm an toàn về vốn, tài sản, quy mô và giới hạn
cho vay đối với từng đói tượng khách hàng.
- Nguyên nhân từ môi trường kinh tế: Sức cạnh tranh, trình độ phát triển của môi trường kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến các NH- tổ chức kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ- rất nhạy cảm với những biến động của nền kinh tế
vĩ mô. Môi trường kinh tế tác động đến hoạt động cho vay theo hai hướng: tác
động trực tiếp đến NH, ảnh hưởng khả năng cho vay, chính sách cho vay của NH; tác động gián tiếp thông qua khách hàng có nhu cầu tín dụng.
- Nhóm nhân tố bất khả kháng: Đây là nhóm nhân tố bất ngờ, khó lường trước được tác động vào chất lượng hoạt động cho vay của NH cũng như khả năng sử dụng vốn của khách hàng như chiến tranh, thiên tai, bệnh dịch...các yếu tố này thường gây ra thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế nói
1.4. KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG LỚN CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.4.1.Kinh nghiệm của các Ngân hàng thương mại nước ngoài
Trong cuộc khủng hoảng tài chính ngân hàng khu vực châu Á thời kỳ 1997-1998, và cuộc khủng hoảng tài chính - ngân hàng toàn cầu khởi đầu từ Mỹ những năm gần đây đã và đang cho thấy ngày càng nhiều ngân hàng trên thế giới công bố các khoản nợ xấu và thua lỗ lớn kỷ lục, trong đó có rất nhiều ngân hàng trong khu vực và trên thế giới bị phá sản, kể cả những ngân hàng lớn tầm cỡ thế giới với bề dày hoạt động hàng trăm năm. Vì vậy, nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng ở các nước trên thế giới sẽ là hữu ích để sẵn sàng đối phó với khủng hoảng tín dụng thế giới.
Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trung Quốc là quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Nền kinh tế Trung Quốc đã vươn lên nằm trong top 3 nền kinh tế hàng đầu thế giới. L à nước láng giềng của Việt Nam với nhiều nét tương đồng về văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội, nghiên cứu hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Trung Quốc sẽ đem lại nhiều kinh nghiệm quý báu cho các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Hoạt động tín dụng tại Trung Quốc cho thấy các khoản nợ xấu của ngân hàng thư ng mại tại nước này thường xuất phát từ:
- Dư nợ tín dụng tăng quá nhanh, trong khi cho vay những lĩnh vực ngoài thị trường truyền thống và dựa vào thế chấp, người bảo lãnh, danh tiếng
là những nguồn trả nợ thứ yếu mà không đánh giá nguồn trả nợ chính.
- Trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng có nhiều hạn chế so với tiêu chu n.
sản hình thành từ vốn vay sẽ có giá trị cao (tuy nhiên tình trạng sốt và giảm giá nhà đất nghiêm trọng ở Thượng Hải gần đây đã làm cho sự kỳ vọng vô nghĩa, giá bất động sản sụt giảm, trị giá thế chấp không đủ bù đắp khoản vay, thanh khoản kém, nguy c ơ không trả được nợ là rất lớn); Tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản thế chấp quá cao; Cho vay đảm bảo bằng chính cổ phiếu ngân hàng mình; C ơ cấu khoản vay kém hiệu quả, cho vay quá khả năng chi trả; Không văn bản hoá thoả thuận cụ thể về mục đích và cách sử dụng khoản vay, kế hoạch nguồn trả nợ.
- Giám sát sau giải ngân kém; không giám sát tho ả đáng các khoản cho vay xây dựng, như đi thực địa, tiến độ rút vốn vay, thanh tra,... Không có chứng từ địa chỉ giao dịch với khách hàng vay, hồ s ơ pháp lý không đầy đủ; Không thu thập, xác minh và phân tích các báo cáo trong suốt kỳ hạn hiệu lực
khoản vay; Không nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo như chu kỳ luân chuyển tồn kho và khoản phải thu chậm lại, chu kỳ các khoản phải trả dài ra và phát sinh lỗ ròng trong kinh doanh.
Nhận biết và xử lý sớm, hiệu quả các nguyên nhân trên là điều kiện quan trong nhất để giảm thiểu rủi ro tín dụng của các ngân hàng thư ng mại ở Trung Quốc.
Kinh nghiệm của Mỹ
Thực tế hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại ở Mỹ cho thấy, muốn nâng cao chất lượng tín dụng thì mối quan tâm hàng đầu là kiểm soát rủi ro tín dụng:
- Nhấn mạnh việc thẩm định khoản vay hơn là việc kiểm soát khoản vay. Việc cắt giảm hoặc làm tắt trong quá trình thẩm định sẽ dẫn đến khoản nợ xấu. Hơn nữa, cần đánh giá đúng tình trạng của từng bên vay hơn là câu nệ
phục vụ mọi nhu cầu về tài chính của họ. Kết quả là những người cho vay sẽ hiểu nhiều hon về tình hình tài chính của khách hàng và có được lợi nhuận khi bán các sản phẩm tài chính đa dạng, trong khi đó bên vay sẽ có được một nguồn hỗ trợ lâu dài cùng với dịch vụ tín dụng.
- Yêu cầu cán bộ cho vay phải có trách nhiệm với khoản vay họ cho vay. Quyết định tín dụng chỉ tốt khi thông tin trình bày, việc phân tích phải đầy đủ, đa số các đơn vị cho vay đều tin vào trách nhiệm của cán bộ cho vay. Mặc dù không có đơn vị nào nhấn mạnh về việc phạt các cán bộ khi có nợ khó đòi, trong đa số trường hợp các cán bộ cho vay phải hỗ trợ việc thu hồi các khoản vay khó đòi.
Từ cuộc khủng hoảng tín dụng Mỹ, cho thấy nguyên nhân xuất phát phần lớn từ việc quản lý kiểm soát khoản vay kinh doanh bất động sản và chứng khoán còn yếu kém, chất lượng tín dụng không được coi trọng, có nhiều khoản cho vay dưới chuẩn, không thẩm định kỹ trước khi cho vay, sử dụng nguồn huy động ngắn hạn để đầu tư vào những khoản dài hạn như bất động sản nên không tránh khỏi rủi ro mất khả năng thanh toán và không thu hồi được nợ. Đó cũng là bài học kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam khi rơi vào tình trạng tương tự...
1.4.2. Bài học kinh nghiệm của các Ngân h àng trong nước
Năm 2012, dư luận đã chứng kiến sự sụp đổ của một trong những Tập đoàn lớn mạnh tại Việt Nam là Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin). Nợ xấu được công bố của Vinashin tại các TCTD trong nước là hơn 26.000 tỷ đồng.
Habubank là một cái tên điển hình. Tính đến cuối năm tài chính 2011, Habubank có tổng dư nợ cho vay Vinashin lên đến 3.345 tỷ đồng (bao gồm cho vay và mua trái phiếu), tương đương 83% vốn điều lệ. Đến cuối quý I/2012, Habubank có nợ xấu lên đến 9,730%0, trong đó, chưa tính khoản cho
vay từ Vinashin là 2.751 tỷ đồng (không tính khoản tiền mua trái phiếu Vinashin). Như vậy, nợ xấu và khoản nợ của Vinashin là một nhân tố quan trọng "đánh gục" Habubank.
BIDV cho Vinashin vay với tổng dư nợ vẫn còn 6.600 tỷ đồng, chiếm khoảng 3,2% tổng dư nợ tại ngân hàng này và vượt 15% vốn tự có của ngân hàng này khi đó.
Techcombank cũng là ngân hàng cho vay Vinashin. Trong Đại hội đồng Cổ đông 2013, Chủ tịch HĐQT Techcombank cho biết còn hơn 500 tỷ đồng dư nợ của Vinashin. Khoản vay này được ngân hàng trích lập hơn 100 % giá trị tài sản. Khoản cho vay này cũng đã đ ẩy nợ xấu của Techcombank từ 2,69 % trong năm 2012 lên 3,64 % vào cuối năm 2013.
Từ sự đổ vỡ của Vinashin đến những hệ lụy mà các ngân hàng cho vay phải gánh chịu đã cho chúng ta thấy, chất lượng cho vay đối với các doanh nghiệp lớn là cực kỳ quan trọng. Nếu chất lượng khoản vay của các doanh nghiệp kém sẽ dẫn đến sự phá sản của ngân hàng thương mại và thậm chí có thể làm sụp đổ cả hệ thống ngân hàng của một quốc gia.
1.4.3. Bài học kinh nghiệm đối với Ngân hàng Thương mại cổ phầnQuân Đội - Chi nhánh Trần Duy Hưng Quân Đội - Chi nhánh Trần Duy Hưng
Từ kinh nghiệm của các ngân hàng thư ng mại trên thế giới, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm bổ ích mà các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Quân Đội - CN Trần Duy Hưng nói riêng có thể nghiên cứu và vận dụng.
Thứ nhất, tiến hành lựa chọn, phân loại, sàng lọc khách hàng, xây dựng các tiêu thức xếp hạng khách hàng ngay khi ngân hàng tiến hành th m định cho vay với khách hàng. Ưu tiên các khách hàng có tình hình tài chính tốt, phương án sử dụng vốn khả thi, có viễn cảnh hoạt động tốt.
tín dụng mới, bắt buộc khách hàng tham gia vào các dự án tối thiểu phải có 15% đến 30% vốn tự có.
Thứ ba, tăng cường công tác kiểm tra giám sát quá trình cho vay, quá trình khách hàng sử dụng vốn vay và thu hồi vốn của ngân hàng.
Thứ tư, các khoản tín dụng có tài sản bảo đảm phải được coi là yêu cầu bắt buộc, đồng thời ngân hàng cũng thực hiện đa dạng các hình thức bảo đảm như thế chấp, cầm cố hay bảo lãnh.
Thứ năm, phối hợp giải quyết nợ đến hạn cùng với khách hàng vay vốn. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trong thu hồi các khoản nợ xấu, nợ mất khả năng thu hồi đã được xử lý.
Thứ sáu, phân loại nợ để có thể kịp thời trích lập quỹ dự phòng rủi ro tránh
ảnh hưởng đến các kế hoạch tài chính của ngân hàng, xử lý triệt để nợ tồn đọng và
giám sát thu hồi các khoản nợ quá hạn đã đưa ra theo dõi ngoại bảng.
Thứ bảy, xây dựng chính sách cho vay có đa dạng các ngành hàng, lĩnh vực, các khu vực của nền kinh tế. Thiết lập c ơ cấu cho vay theo thời hạn ổn định và hợp lý.
Thứ tám, xây dựng kênh thu thập thông tin về khách hàng phục vụ cho công tác thẩm định, hoạt động kiểm tra giám sát khoản tín dụng.
Thứ chín, bồi dưỡng trình độ đội ngũ cán bộ tín dụng nhằm nâng cao khả năng th m định, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tín dụng và mức độ rủi ro của khách hàng. Tổ chức công tác cho vay nhanh gọn, linh hoạt, gắn chặt
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Cho vay là hoạt động quan trọng, tạo ra thu nhập chủ yếu cho các NHTM, vì vậy nâng cao chất lượng cho vay trở thành một nội dung quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của NHTM.
Nội dung của chương này đã đề cập một số lý luận c ơ bản về chất lượng cho vay của NHTM, đồng thời cũng xác định các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay và các nhân tố tác động đến chất lượng cho vay của NHTM. Tham khảo kinh nghiệm trong nâng cao chất lượng cho vay của các NHTM ở một số quốc gia trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho MB Trần Duy Hưng nghiên cứu và vận dụng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY
ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG LỚN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH TRẦN DUY HƯNG
2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂNĐỘI - CHI NH NH TRẦN DUY HƯNG ĐỘI - CHI NH NH TRẦN DUY HƯNG
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Quân Đội được thành lập năm 1994 theo quyết định thành lập số 00374/GP - UB của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội.
Ngày 4/11/1994, Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động theo giấy phép số 0054/NH - GP của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng, thời gian hoạt động là 50 năm.
Mục tiêu ban đầu của ngân hàng là đáp ứng nhu cầu về vốn của các Doanh nghiệp Quân đội làm kinh tế. Cùng với quá trình phát triển kinh tế của đất nước, với đường lối chính sách đúng đắn, MB đã gặt hái được nhiều thành công. Ngân hàng không những đã đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp Quân Đội mà còn phục vụ hiệu quả tất cả các thành phần kinh tế, đóng góp một phần quan trọng vào sự phát triển của khách hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Nếu như ngày đầu thành lập, MB hoạt động với số vốn điều lệ khiêm tốn chỉ 20 tỷ đồng với 25 nhân sự hoạt động trong 01 trụ sở duy nhất đặt tại 28A Điện Biên Phủ thì tính đến thời điểm hiện nay, tổng tài sản của MB đã tăng gấp hơn 9.500 lần đạt 188.595 tỷ đồng, mạng lưới chi nhánh rộng khắp cả nước với trên 200 điểm giao dịch (trong đó có 02 chi nhánh nước ngoài tại Lào và Campuchia) với số lượng nhân sự toàn hệ thống gần 7.000 người. Hiện MB có 5 công ty thành viên hoạt động trong các lĩnh vực: Công ty quản
lý nợ và khai thác tài sản (MB AMC); Công ty chứng khoán MB (MBS); Công ty quản lý quỹ (MB Capital); Tổng Công ty bảo hiểm Quân đội (MIC), Công ty địa ốc MB (MB LAND). MB cũng chú trọng mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với gần 700 Ngân hàng đại lý tại 75 quốc gia trên thế giới.
Trải qua hơn 20 năm hoạt động, MB ngày càng phát triển lớn mạnh với định hướng trở thành một tập đoàn với ngân hàng mẹ MB (một trong số NH TMCP hàng đầu Việt Nam) và các công ty con hoạt động kinh doanh có hiệu quả, từng bước khẳng định là các thương hiệu có uy tín trong ngành dịch vụ tài chính (ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán) và bất động sản tại Việt Nam. Với dịch vụ và sản ph ẩm đa dạng, MB phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng mở rộng hoạt động của mình ra các phân khúc thị trường mới bên cạnh thị trường truyền thống ban đầu. Nhiều năm liên tiếp, MB được NHNN Việt Nam xếp hạng A - tiêu chuẩn cao nhất do NHNN Việt Nam ban hành và liên tục đạt được các giải thưởng lớn trong và ngoài nước như “Giải thưởng Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam” trao năm 2013 và 2014 do Tạp chí Asia Money bình chọn, Giải thưởng “Strongest Bank in Vietnam 2014” do Tạp chí tài chính Asian Banker bình chọn, được Tạp chí Forbes Việt Nam và Tạp chí Nhịp cầu đầu tư đưa vào danh sách 50 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam trong hai năm liên tục (2013, 2014). Ngày 04/11/2014, tại Lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập ngân hàng, MB đã vinh dự được trao tặng Huân chương L ao động Hạng Nhất.
Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Trần Duy Hưng được thành lập từ ngày 6/12/2004, trực thuộc MB với mạng lưới hoạt động được xác định là Quận Cầu Giấy cùng hai phòng giao dịch trực thuộc là Phòng giao dịch Xuân Thuỷ và Phòng giao dịch Nghĩa Tân. Địa chỉ trụ sở giao dịch hiện tại là tầng 1 Tòa nhà 17T2 đường Hoàng Đạo Thúy, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội. Trải qua 10 năm phát triển, đến nay MB Trần Duy Hưng có 3
phòng giao dịch và 1 Quỹ tiết kiệm trực thuộc: MB Xuân Thủy địa chỉ trên đường Trần Thái Tông (Cầu Giấy), MB Nghĩa Tân địa chỉ trên đường Nguyễn Khánh Toàn (Cầu Giấy), MB Nam Trung Yên địa chỉ trên đường Nam Trung Yên (Cầu Giấy) và Quỹ tiết kiệm Nam Hà Nội địa chỉ Mễ Trì (Nam Từ L iêm).
Kể từ khi thành lập, MB Trần Duy Hưng chỉ có 10 cán bộ nhân viên đến