Tăng cường công tác thu hồi, giải quyết nợ quá hạn, nợ

Một phần của tài liệu 0176 giải pháp nâng cao chất lượng cho vay khách hàng lớn tại NHTM CP quân đội chi nhánh trần duy hưng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 81)

Ngân hàng phải thường xuyên giám sát khoản vay, kiểm tra hạn mức tín dụng, thường xuyên gặp gỡ khách hàng và thăm quan thực địa,... để kịp thời phát hiện ra những dấu hiệu bất thường ngay khi chúng mới phát sinh để kịp thời điều chỉnh, giải quyết kịp thời nhanh chóng, tránh trường hợp khi xảy ra rủi ro mới phát hiện ra, gây tổn thất cho ngân hàng. Các khoản nợ xấu của ngân hàng sẽ được ngân hàng chia làm hai loại, một loại là các khoản nợ xấu của các Doanh nghiệp nhà nước được Chính phủ hay nhà nước yêu cầu ngân hàng cấp tín dụng nhưng không có khả năng trả nợ sẽ được ngân hàng đưa

vào nợ khoanh và quản lý chặt chẽ ở ngoại bảng sau đó xin ý kiến chỉ đạo của Chính phủ về các khoản vay đó. L oại thứ 2 là các khoản giải ngân do chính ngân hàng đánh giá cho khách hàng vay xảy ra nợ quá hạn. Đối với các khoản vay này thì bắt buộc ngân hàng phải chủ động trong việc xử lý nợ.

- Biện pháp đầu tiên mà các cán bộ tín dụng phải thực hiện là xác định tính nghiêm trọng của vấn đề bằng các quá trình thích hợp. Trước hết phải

thẩm tra lại và thu thập thêm thông tin về người vay. Sau đó tùy thuộc

vào sự

nghiêm trọng của tình hình, ngân hàng có thể có những cách xử lý khác nhau.

Cụ thể, đối với những trường hợp không quá nghiêm trọng ngân hàng

có thể

sử dụng các biện pháp nhằm điều chỉnh tình huống và bảo vệ lợi ích của ngân

hàng. Có thể sử dụng một hoặc một số các biện pháp sau đây để cứu người

vay và khôi phục sức mạnh tài chính của họ.

- Tư vấn cho khách hàng nhằm khôi phục tình hình tài chính: Cán bộ tín dụng có thể cùng trao đổi bàn bạc với khách hàng về các vấn đề doanh

nghiệp đang gặp phải. Tìm hiểu xem nguyên nhân của những khó khăn

đó bắt

đầu từ đâu, việc làm nào chưa hiệu quả. Cán bộ tín dụng có thể đưa ra những

lời khuyên cho khách hàng như lời khuyên về cách thức bán hàng, cách thức

- Khuyến khích thu hồi các khoản nợ chậm trả: Sự chậm trả tiền hàng từ phía các đối tác làm doanh nghiệp bị thiếu hụt vốn trong kinh doanh. Điều

này ảnh hưởng rất lớn tới sự an toàn và ổn định nguồn vốn cũng như hoạt

động của doanh nghiệp. Ngân hàng có thể tư vấn cho các doanh nghiệp các

cách thức thu hồi nợ, làm giảm giá trị các khoản phải thu để doanh

nghiệp có

nguồn vốn đảm bảo cho SXKD.

- Tăng thêm vốn: Nếu khách hàng đang gặp khó khăn về thanh khoản ngắn hạn, tình hình sản xuất kinh doanh vẫn hoạt động tốt nhưng do các yếu

tố của nền kinh tế tác động làm cho thời gian thu hồi tiền chậm hơn khiến

khách hàng thiếu vốn so với tính toán ban đầu của ngân hàng. Ngân

hàng có

thể đề nghị các chủ doanh nghiệp tăng thêm vốn tự có hoặc khuyến khích

doanh nghiệp phát hành thêm cố phiếu mới để tăng vốn nhằm cải thiện tình

hình tài chính của doanh nghiệp. Tuyệt đối không sử dụng biện pháp này

trong trường hợp khách hàng có nợ quá hạn với số ngày quá hạn lớn và sử

dụng vốn vay bổ sung vào việc trả nợ cho khoản vay cũ hoặc khoản vay cho

với các khoản vay trung và dài hạn sẽ gia hạn với thời gian tối đa là 1/2 thời gian

cho vay. Dựa vào đề nghị của khách hàng và cán bộ tín dụng có tính toán lại các

yếu tố tác động là từ bên ngoài doanh nghiệp liên quan đến nền kinh tế chưa ổn

định thì cán bộ tín dụng có thể đề xuất thời gian gia hạn phù hợp. Việc gia hạn trả nợ phải có sự thỏa thuận tự nguyện giữa khách hàng và ngân hàng cho vay. Khi đã có sự thỏa thuận tự nguyện, phải đưa ra được một kế hoạch trả nợ chi tiết.

Qua đó, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị tích lũy các khoản tiền để trả nợ.

Nếu ngân hàng thấy rõ là việc áp dụng các biện pháp trên không mang lại

kết quả, ngân hàng có thể áp dụng những biện pháp cứng rắn hơn để xử lý một khoản cho vay đã trở thành nợ khó đòi nhằm tự bảo vệ quyền lợi cho mình.

- Tiến hành xử lý các tài sản đảm bảo: Nếu khoản nợ của khách hàng bị chuyển sang nhóm 3 thì cán bộ tín dụng bắt đầu gặp trực tiếp khách hàng, tìm hiểu các thông tin thực tế của khách hàng và đánh giá lại khả năng trả nợ của khách hàng. Tiếp theo, cán bộ tín dụng sẽ gửi thông báo về việc yêu cầu khách hàng hợp tác trong công tác chuyển giao sở hữu tài sản cho ngân hàng. Khi có sự đồng ý chuyển giao của khách hàng về việc dùng tài sản đảm bảo để trả nợ, ngân hàng sẽ cùng với khách hàng đến các c ơ quan chính quyền để trình báo về sự việc và nhờ cơ quan chính quyền đứng ra làm bên thứ 3 để chứng nhận sự chuyển giao sở hữu. Sau khi đã thực hiện quyền chuyển giao tài sản thì ngân hàng sẽ phát mại tài sản và sau đó thông báo lại toàn bộ các thông tin về việc phát mại tài sản đó cho khách hàng cũng như c quan chính quyền biết. Nếu vẫn chưa thu hồi đủ số vốn gốc thì yêu cầu khách hàng dùng

lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản tín dụng thay cho người vay. Áp dụng đúng quy trình xử lý tài sản đảm bảo thuộc sở hữu của người đi vay nhưng ở trường hợp này thì bên thứ 3 phải có trách nhiệm thay người đi vay thực hiện các công việc xử lý nợ với ngân hàng.

+ Trường hợp cho vay có bảo đảm bằng tài sản: Ngân hàng phát mại các tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Với những tài sản đảm bảo không do ngân hàng trực tiếp quản lý thì một trong những vấn đề quan trọng là ngân hàng phải nhanh chóng nắm giữ tài sản để đề phòng trường hợp người vay có thể có những hành động làm suy giảm giá trị tài sản hoặc bán tài sản trước khi ngân hàng nắm giữ những tài sản này.

- Yêu cầu c ơ quan pháp luật can thiệp: Trường hợp ngân hàng không thu hồi đủ khoản tín dụng đã cấp từ việc sử dụng các tài sản bảo đảm hoặc đối với những khoản cho vay không có bảo đảm ngân hàng có thể đề nghị tòa án phán quyết cho phép ngân hàng quyền thu thêm tài sản khác của người vay. Hoặc ngân hàng cũng có thể sử dụng quyền cao nhất của một chủ nợ không được người vay thực hiện thanh toán nợ theo đúng thỏa thuận là yêu cầu tòa án tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Tình huống này chỉ xảy ra khi khách hàng có thái độ không hợp tác đối với ngân hàng trong việc xử lý khoản vay. Cán bộ ngân hàng vẫn phải đi gặp các cấp chính quyền nơi có khách hàng đăng ký kinh doanh cũng như nơi có tài sản đảm bảo sau đó trình bày sự việc với c ơ quan chính quyền nhờ c ơ quan chính quyền phân định. Khi có kết quả phân định và xử lý của chính quyền địa phương, ngân hàng có quyền kiện khách hàng nếu khách hàng vẫn có thái độ không hợp tác đối với các biện pháp xử lý đó.

Nhìn chung, đối với những khoản nợ khó đòi, ngân hàng cần cử cán bộ tín dụng xuống xem xét lại tình hình thực tế của khách hàng để đưa ra quyết định xiết nợ kịp thời tránh tình trạng để khách hàng không có khả năng trả nợ

hoàn toàn mới xiết nợ. Đối với những khoản nợ khó đòi đã được xử lí bằng quỹ dự phòng rủi ro, ngân hàng tiếp tục tiến hành thu hồi bằng cách giao cho Công ty TNHH Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng TMCP Quân đội (MB AMC). Chỉ sau khi áp dụng mọi biện pháp thu hồi mà vẫn không thu hồi được nợ ngân hàng mới nhờ tới sự giúp đỡ của các c ơ quan pháp luật.

3.2.5. Tăng cường quản lý khách hàng

Bên cạnh việc tuân thủ đúng quy trình và hỗ trợ khách hàng, ngân hàng cũng cần đẩy mạnh công tác kiểm tra kiểm soát việc sử dụng vốn của khách hàng. Quá trình kiểm tra kiểm soát cần được tiến hành trước, trong và sau khi vay để đảm bảo:

+ Cán bộ tín dụng giải ngân đúng lịch, đáp ứng được nhu cầu vốn của khách hàng một cách kịp thời.

+ Khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích đã nêu trong hồ s ơ vay vốn. Việc kiểm tra kiểm soát này cần được thực hiện trên thực tế chứ không chỉ trên giấy tờ. Cán bộ kiểm tra cần xem xét hóa đơn nhập xuất máy móc, linh kiện, đồng thời xuống tận xưởng sản xuất xem thực tế có đúng như trên giấy tờ hay không? Đội ngũ cán bộ tín dụng hiện nay tại chi nhánh còn thiếu, do vậy với một khối lượng công việc nhiều như vậy thì khó có thể giải quyết hết được. Do vậy chi nhánh cần chú trọng tới việc bổ sung nhân lực cho phòng khách hàng doanh nghiệp cũng như việc kết hợp hoạt động giữa phòng khách hàng doanh nghiệp và bộ phận kiểm tra kiểm soát để nâng cao chất lượng và độ chính xác của công tác này.

+ Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang diễn ra theo chiều hướng tốt hay xấu. Món vay phải được kiểm soát nhiều lần để nắm được tình hình biến động tiền hàng, tình hình biến động giá nguyên vật liệu... và có hướng xử lý kịp thời khi có chiều hướng xấu.

đâu. Điều này rất nguy hiểm vì ngân hàng sẽ không nắm bắt được thời điểm doanh nghiệp bắt đầu gặp trục trặc trong kinh doanh, đến khi phát hiện thì đã quá muộn. Chính điều này làm nảy sinh nợ quá hạn, nợ xấu. Do vậy ngân hàng luôn phải đảm bảo mình nắm được chắc chắn tình hình hoạt động của khách hàng vay vốn cũng như nắm chắc các khoản cho vay đang được sử dụng như thế nào. Điều này có ý nghĩa quan trọng đến sự an toàn và hiệu quả của các khoản vay. Ngân hàng nên yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin về kết quả kinh doanh kèm với số tiền trả nợ định kỳ. Các khoản gốc lớn trước khi đến hạn ngân hàng cần nhắc nhở khách hàng xem có thể trả nợ đúng hạn không. Nếu phát hiện không có khả năng kịp thời ngân hàng cần điều tra ngay và đưa ra các biện pháp giải quyết trước khi tổn thất xảy ra.

Bên cạnh việc kiểm tra khách hàng, ngân hàng cần phải kiểm tra, kiểm soát nội bộ một cách thường xuyên, nghiêm túc dựa trên quan điểm phòng chống sai sót là chủ yếu. Ngân hàng cần thực hiện kiểm tra việc lập hồ s ơ tín dụng có đảm bảo tính pháp lý hay không, để chắc chắn rằng hoạt động tín dụng đã được đảm bảo về mặt nội bộ trước khi tiến hành kiểm tra khách hàng.

3.2.6. Phát triển nguồn nhân lực

Con người là yếu tố giữ vai trò quyết định trong mọi hoạt động. Một trong những nguyên nhân dẫn đến rủi ro cho vay trong thời gian qua là do trình độ của đội ngũ cán bộ tín dụng không theo kịp yêu cầu của nền kinh tế thị trường, ý thức chấp hành thể lệ, chế độ nghiệp vụ của một số cán bộ chưa nghiêm túc, thậm chí còn có biểu hiện vi phạm về đạo đức. Vì vậy, việc tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục cán bộ điều hành và cán bộ trực tiếp cho vay là nhiệm vụ hàng đầu của ngân hàng sao cho mỗi cán bộ cho vay đều đạt tiêu chu n về bằng cấp, năng lực, sở trường, kinh nghiệm công tác, khả năng giao tiếp, nắm vững kiến thức về kinh tế thị trường, về quản lý vĩ mô của nhà nước, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác. Trong nền kinh tế thị

trường như hiện nay, những lợi thế cạnh tranh còn bao gồm cả kỹ năng và kiến thức về kinh tế thị trường của cán bộ phụ trách khoản vay.

Do vậy, ngân hàng cần thường xuyên đào tạo, truyền thông giáo dục để nâng cao trình độ, năng lực, trách nhiệm của cán bộ cho vay.

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 3.3.1. Đối với Nhà nước

Do xu thế phát triển tất yếu của tín dụng, đặc biệt là lĩnh vực cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp, cùng với những lợi ích mà Nhà nước đạt được từ sự phát triển đó, Nhà nước cần có những nỗ lực nhằm hỗ trợ cho mục tiêu phát triển hoạt động cho vay đối với KHL, khuyến khích và tạo ra những điều kiện thuận lợi để sự phát triển của loại hình cho vay này diễn ra một cách lành mạnh tốt đẹp.

Thứ nhất, Nhà nước cần phải ổn định môi trường vĩ mô của nền kinh tế. Nhà nước cần xác định rõ chiến lược phát triển kinh tế, hướng đầu tư, có chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần một cách ổn định, lâu dài, đúng định hướng. Cụ thể, mục tiêu ổn định thị trường, ổn định giá cả, duy trì tỷ lệ lạm phát

ở mức hợp lý được coi là nhiệm vụ hàng đầu thường xuyên. Chính việc Nhà nước tạo ra một môi trường chính trị - kinh tế - xã hội ổn định và lành mạnh sẽ tạo điều kiện cho quá trình phát triển kinh tế, giúp cho các doanh nghiệp an tâm

tiến hành sản xuất kinh doanh, đáp ứng các nhu cầu đa dạng của người dân. Thứ hai, Nhà nước cần tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho Ngân hàng hoạt động. Do tình hình kinh tế - xã hội phát triển nhanh, nhiều quan hệ xã hội mới phát sinh trong nền kinh tế thị trường thực sự cần có pháp luật điều chỉnh, tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh trong sự phát triển kinh tế. Chính vì vậy đòi hỏi một hệ thống pháp luật đồng bộ làm chỗ dựa pháp lý cho Ngân hàng, cho doanh nghiệp là rất cần thiết. Hơn nữa, hệ thống pháp luật nước ta

chắc để hoạt động. Việc luôn bị sửa đổi của các luật doanh nghiệp, luật đầu tư nước ngoài, luật đất đai nhà cửa,...khiến cho các giấy tờ liên quan như giấy phép kinh doanh, giấy sở hữu nhà đất không rõ ràng, rất khó khăn cho Ngân hàng xem xét dự án có thể cho vay.

Thứ ba, tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp.

Hoạt động của các doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động cho vay của

ngân hàng. Việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh

nghiệp là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm phòng ngừa những rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Trong hoàn cảnh nền kinh tế gặp nhiều

khó khăn như hiện nay, năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn

nhiều yếu kém, ít có sự cạnh tranh, hoạt động của nhiều doanh nghiệp mang tính

chất nhỏ lẻ, không có tầm nhìn chiến lược là một thách thức lớn đòi hỏi Chính phủ phải có những biện pháp giải quyết kịp thời. Cần thực thi tốt kế hoạch phát

triển tổng thể đã đề ra, có các ưu tiên đãi ngộ đối với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế mũi nhọn, kinh tế trọng điểm. Ban hành và hướng dẫn chỉ đạo các ngành, các cấp thực thi các điều luật đã và sẽ ban hành. Đối với các doanh nghiệp, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra bảo đảm các doanh nghiệp thực thi nghiêm túc các điều luật đó. Tiếp tục thực hiện chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, gắn chặt quyền lợi và trách nhiệm của người lao động với doanh nghiệp.

thua lỗ kéo dài, yếu kém để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Cần tăng cường năng lực tài

Một phần của tài liệu 0176 giải pháp nâng cao chất lượng cho vay khách hàng lớn tại NHTM CP quân đội chi nhánh trần duy hưng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w