bằng tài sản của ngân hàng thương mại.
Hoạt động cho vay là một trong những hoạt động chính của ngân hàng thương mại. Phần lớn lợi nhuận của ngân hàng cũng được tạo ra từ chính nghiệp vụ này. Tuy nhiên, trong hoạt động cho vay yếu tố rủi ro luôn thường trực, nhất là rủi ro tín dụng chiếm tỷ lệ khá cao, do đó việc kiểm soát cũng như các biện pháp chống đỡ, hạn chế rủi ro tín dụng được chú ý đặc biệt. Trong hoạt động cho vay của các NHTM thì phần lớn dư nợ được đảm bảo bằng tài sản. Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng luôn là một tổ chức kinh tế hạch toán độc lập và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình. Vì vậy, để đảm bảo sự tồn tại và phát triển
của mình, các ngân hàng thương mại không ngừng phải nâng cao chất lượng hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay có bảo đảm bằng tài sản nói riêng. Trong xã hội, sản xuất của cải vật chất là cơ sở tồn tại của xã hội loài người, nhu cầu tín dụng được đáp ứng tạo ra sự luân chuyển sản phẩm ngày càng tăng, sản phẩm sản xuất ngày một nhiều, tạo ra sự phát triển đi lên của nền kinh tế. Vì vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng cũng gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế và các cá nhân. Do đó, việc nâng cao chất lượng HĐCV có bảo đảm bằng TS là đòi hỏi tất yếu của nền kinh tế, khách hàng và cũng là nhu cầu thiết thực của chính các ngân hàng thương mại. Đảm bảo chất lượng trong HĐCV có bảo đảm bằng TS sẽ đem lại lợi ích cho cả ngân hàng, khách hàng và nền kinh tế.
1.2.2.1. Đối với ngân hàng
Chất lượng HĐCV có bảo đảm bằng TS là yếu tố hàng đầu quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng vì:
Mot là, nâng cao chất lượng HĐCV có bảo đảm bằng TS làm tăng khả năng sinh lời từ sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Khi ngân hàng và khách hàng có mối quan hệ tốt, thường xuyên, đáng tín cậy trong hoạt động tín dụng sẽ thu hút khách hàng đến với ngân hàng để thực hiện các dịch vụ khi họ có nhu cầu, ngân hàng giảm được thời gian, chi phí quản lý ... tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
Hai là, nâng cao chất lượng HĐCV có bảo đảm bằng TS tạo uy tín cho bản thân ngân hàng. Hoạt động tín dụng phải hiệu quả thì việc mở rộng tín dụng mới bền vững, đối tượng khách hàng cung cấp ngày một nhiều, sản phẩm tín dụng ngày càng phong phú sẽ làm tăng quy mô, khả năng tài chính của ngân hàng như tăng vốn và tài sản của ngân hàng, tăng khả năng chi trả, thanh toán, tăng hiệu quả sử dụng trang thiết bị công nghệ hiện đại. Từ đó, khẳng định được vị thế của ngân hàng trên thị trường.
Ba là, nâng cao chất lượng HĐCV có bảo đảm bằng TS sẽ đảm bảo an toàn trong kinh doanh. Hoạt động kinh doanh ngân hàng luôn tiềm ẩn rủi ro. Chính vì
vậy, trong kinh doanh nói chung và kinh doanh ngân hàng nói riêng, mục tiêu lợi nhuận và mục tiêu an toàn, giảm thiểu rủi ro luôn đi kèm với nhau. Đối với hoạt động tín dụng, đó là rủi ro mất vốn khi ngân hàng cho vay không thu hồi được vốn hoặc rủi ro khi khách hàng không trả được nợ đúng hạn. Khi những rủi ro này xảy ra sẽ làm giảm khả năng sinh lời, đe dọa đến khả năng thanh toán... thậm chí có thể gây ra nguy hiểm cho ngân hàng. Do đó, việc nâng cao chất lượng HĐCV có bảo đảm bằng TS sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro, đảm bảo an toàn và giảm thiểu tổn thất trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.
1.2.2.2. Đối với khách hàng
Khách hàng muốn có được khoản vốn từ ngân hàng thì chỉ có tạo ra sự bảo đảm cho chính khoản tiền mà mình cần. Một số doanh nghiệp có khả năng phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu trên thị trường tài chính chưa phát triển như ở nước ta hiện nay thì tín dụng ngân hàng vẫn là rất quan trọng, còn đối với doanh nghiệp chưa có khả năng đó thì tín dụng ngân hàng trở thành nguồn thiết yếu cho mở rộng sản xuát. Đấy là chưa kể đến việc khi được ngân hàng thẩm định thì đó sẽ là lần xét duyệt thứ hai cho dự án của khách hàng, tạo thêm cơ sở cho sự thành công của dự án.
Đa phần khách hàng đều không mong muốn phải bảo đảm bằng tài sản vì như vậy sẽ ràng buộc vào khoản vay nhưng chính sự rằng buộc này lại tạo cho họ động lực để thực hiện tốt dự án và cái lợi đầu tiên và lớn nhất là lợi nhuận cho chính họ.
1.2.2.3. Đối với nền kinh tế
Vai trò của việc nâng cao chất lượng cho vay có bảo đảm bằng tài sản đối với nền kinh tế mang tính gián tiếp. Khi chất lượng được nâng cao sẽ thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tăng cường sức mạnh cho nền kinh tế. Nó giúp cho quá trình phân phối lại vốn điều lệ diễn ra theo đúng yêu cầu: vốn từ nơi tạm thời nhàn rỗi chuyển sang nơi đáng cần để mở rộng sản xuất, mở rộng tiêu dùng, kích thích tổng cầu. Nâng cao chất lượng cho vay có bảo đảm bằng tài sản sẽ tránh được sự
lãng phí do vốn bị chuyển vào những ngành làm ăn không hiệu quả hay có ý định chiếm dụng vốn cho những mục đích xấu.
Ngành ngân hàng là một ngành kinh doanh gặp rất nhiều rủi ro, mặt khác hoạt động của nó lại mang tính hệ thống cao. Chính nhở việc nâng cao chất lượng hoạt động cho vay có bảo đảm bằng tài sản đã hạn chế được những mất mát mà ngân hàng phải gánh chịu, tránh cho nền kinh tế những tổn thất to lớn do sự khủng hoảng của hệ thống ngân hàng.
Tác động tích cực của việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản là góp phần củng cố niềm tin của dân chúng vào hệ thống tài chính, tạo điều kiện để họ gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn để sản xuất, đóng dóp cho sự phát triển xã hội.