Đối với Ngân hàngNhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu 0212 giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay có bảo đảm bằng tài sản tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh hoàng mai luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 133 - 137)

Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường công tác kiểm soát, xây dựng hệ thống thanh tra đủ lớn về số lượng và đủ mạnh về chất lượng để đảm bảo thực hiện hoạt động kiểm soát ngân hàng một cách có hiệu quả nhất, xử lý nghiêm túc các sai sót do vi phạm quy chế.

Ngân hàng Nhà nước phải kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các quy phạm pháp luật tới các ngân hàng. Để tạo sự chủ động hơn cho các ngân hàng trong hoạt động cho vay thì Ngân hàng Nhà nước phải nhanh chóng phổ

biến sự thay đổi trong hướng điều chỉnh tới ngân hàng. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng cần giao quyền tự quyết nhiều hơn trong hoạt động kinh doanh của mình cho các ngân hàng.

Để thuận lợi hơn cho các ngân hàng trong việc sử dụng hình thức cho vay có bảo đảm bằng tài sản do tổ chức tín dụng tự lựa chọn và cho vay theo chỉ định của Chính phủ thì Ngân hàng Nhà nước cần ban hành các quy chế một cách đầy đủ, có hướng dẫn cụ thể.

Ngân hàng Nhà nước đã nhận thức được tầm quan trọng của thông tin trong công tác tín dụng và hoạt động kinh doanh ngân hàng nên ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đã có những chủ trương xây dựng trung tâm thông tin tín dụng (gọi tắt là CIC) nhằm phòng ngừa rủi ro tín dụng cho các ngân hàng thương mại. Trung tâm này đã phần nào cải thiện được tình trạng thiếu thông tin tín dụng cho các ngân hàng thương mại để phục vụ hoạt động cho vay của mình. Trên thực tế, do trung tâm mới đi vào hoạt động nền còn nhiều khó khăn trong việc thu thập và xử lý thông tin. Việc thu thập thông tin không có hiệu quả của trung tâm đã làm cho các ngân hàng thương mại chưa thực sự tin tưởng vào những tài liệu do trung tâm cấp. Nguyên nhân của vấn đề này là do các số liệu, thông tin mà trung tâm thu thập được thường không cập nhật kịp thời, độ tin cậy thấp. Chính vì vậy mà thông tin do trung tâm cấp không đủ khả năng giúp cho các ngân hàng thương mại đánh giá đúng được thực trạng tài chính cũng như dư nợ của khách hàng để đảm bảo sự đúng đắn cho các quyết định cho vay của mình, khiến tỷ lệ nợ khó đòi và tỷ lệ nợ quá hạn của các ngân hàng thương mại Việt Nam luôn ở mức cao, vượt quá mức cho phép.

Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước cần có những chính sách và biện pháp tích cực để nâng cao hiệu quả của hoạt động thông tin tín dụng; cần bắt buộc các ngân hàng thương mại tham gia vào hoạt động của trung tâm và coi đó như là quyền lợi, nghĩa vụ của mình.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Có thể thấy hành lang pháp lý là một yếu tố rất quan trọng trong việc hoàn thiện hoạt động bảo đảm tín dụng đối với các NHTM. Nhưng đó không phải là vấn đề có thể giải quyết một sớm một chiều. Do đó vấn đề đặt ra là các Ngân hàng cần biết lựa chọn những phương pháp, hình thức thích hợp, biết phù hợp hoá các quy định vào các điều kiện cụ thể của từng Ngân hàng. Các giải pháp đã được đề ra chỉ thực sự mang lại hiệu quả thiết thực khi và chỉ khi được xem xét việc thực hiện gắn liền với hoàn cảnh và lịch trình nhất định trong từng giai đoạn phát triển cụ thể. Trình tự tiến hành cũng như việc kết hợp các giải pháp có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc nâng cao vai trò của hoạt động bảo đảm tín dụng và sự phát triển ổn định của mức tăng trưởng vốn tín dụng của VietinBank Hoàng Mai nói riêng và toàn hệ thống Ngân hàng Công thương nói chung trong ngắn hạn cũng như trong trung, dài hạn. Từ đó, đem lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động tín dụng nói riêng và hoạt động kinh doanh Ngân hàng nói chung.

KẾT LUẬN

Ngân hàng kinh doanh trong một lĩnh vực đặc biệt. Hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng ngày càng đa dạng, tuy nhiên hoạt động tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Chính vì lợi nhuận đem lại rất lớn nên hoạt động tín dụng cũng ẩn chứ rất nhiều rủi ro, nên để xem xét điều kiện vay vốn của khách hàng, bên cạnh các yếu tố như tính khả thi, hiệu quả của dự án xin vay thì tài sản bảo đảm vẫn là một trong những điều kiện quan trọng. Vì thế điều này càng đòi hỏi nhà quản trị NHTM phải phân tích đầy đủ nguyên nhân, thực trạng hoạt động bảo đảm tín dụng tại ngân hàng mình, đồng thời phải chủ động đưa ra các giải pháp nhằm hoàn hiện hoạt động bảo đảm bằng tài sản tại Ngân hàng.Trên đây, khóa luận đã đề cập đến:

Một là: Hệ thống hóa cơ sở lý luận bảo đảm bằng tài sản trong hoạt động của NHTM.

Hai là: Đưa ra thực trạng đồng thời phân tích những thành quả cũng như những tồn tại trong công tác bảo đảm bằng tài sản VietinBank Hoàng Mai

Ba là: Đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động bảo đảm bằng tài sản tại Chi nhánh cũng như trong toàn hệ thống.

Để thực thi những giải pháp trên một cách có hiệu quả thì đòi hỏi phải có sự nỗ lực của bản thân ngân hàng và sự quan tâm hợp tác, hỗ trợ của Chính phủ, NHNN và các bộ ban ngành có liên quan nhằm giúp cho hoạt động tín dụng của VietinBank Hoàng Mai phát triển hiệu quả hơn nữa trong tương lai.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Văn Tề, Huỳnh Thị Phương Thảo (2010), Thị trường tài chính và các định chế tài chính trung gian, Nhà xuất bản Phương Đông, Hà Nội.

2. Lê Văn Tề (2013), Tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Lao Động, Hà Nội.

3. Bộ tư pháp (2013), Nghị định số 8019/2013/VBHN-BTP ngày 10/12/2013, nghị định về giao dịch đảm bảo.

4. Ngân hàng nhà nước (2013), Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 về quy định phân loại tài sản có, mức trích lập và phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, ngân hàng nước ngoài.

5. Ngân hàng nhà nước (2014), Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014 Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

6. Quốc Hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12

7. Quốc hội (2005), Luật dân sự số 33/2005/QH117

8. Vietinbank Chi nhánh Hoàng Mai (2014), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh và định hướng hoạt động Chi nhánh Hoàng Mai.

9. Vietinbank Chi nhánh Hoàng Mai (2015), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh và định hướng hoạt động Chi nhánh Hoàng Mai.

10.Vietinbank Chi nhánh Hoàng Mai (2016), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh và định hướng hoạt động Chi nhánh Hoàng Mai.

11.Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (2016), Quy trình, hướng dẫn về tín dụng và nghiệp vụ cho vay

7_z . __________ . .. '________ZZ

12.Vietinbank Chi nhánh Hoàng Mai (2014), Bảng cân đối kế toán của VietinBank Hoàng Mai.

13.Vietinbank Chi nhánh Hoàng Mai (2015), Bảng cân đối kế toán của VietinBank Hoàng Mai.

14.Vietinbank Chi nhánh Hoàng Mai (2016), Bảng cân đối kế toán của VietinBank Hoàng Mai.

15.Ngân hàng nhà nước quận Hoàng Mai (2014), Báo cáo thị phần định kỳ trên địa bàn quận Hoàng Mai.

16.Ngân hàng nhà nước quận Hoàng Mai (2015), Báo cáo thị phần định kỳ trên địa bàn quận Hoàng Mai.

17.Ngân hàng nhà nước quận Hoàng Mai (2016), Báo cáo thị phần định kỳ trên địa bàn quận Hoàng Mai.

Một phần của tài liệu 0212 giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay có bảo đảm bằng tài sản tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh hoàng mai luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 133 - 137)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(137 trang)
w