Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu 0212 giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay có bảo đảm bằng tài sản tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh hoàng mai luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 58 - 118)

1.3.2.1. Môi trường pháp lý

Hệ thống các văn bản pháp luật: Nói đến hoạt động bảo đảm, trước hết là phải đề cập đến khía cạnh pháp lý. Môi trường pháp lý và các quy định pháp lý có ảnh hưởng và tác động rất quan trọng đến quá trình GDBĐ. Môi trường pháp lý bao gồm hệ thống luật, các văn bản dưới luật của Nhà nước liên quan đến cho vay và bảo đảm tín dụng. Môi trường pháp lý có đầy đủ và đồng bộ thì mới tạo hành lang pháp lý bảo vệ quyền lợi cho cả ngân hàng và khách hàng, là công cụ răn đe, loại bỏ được động cơ xấu cho cả khách hàng lẫn nhân viên ngân hàng.

Hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện, ngoài việc các nội dung quy định của các bộ luật như Luật Dân Sự, Luật Đất Đai, Luật chuyên ngành thường xuyên sửa đổi. Vì vậy có những quy định khi thực hiện GDBĐ đang được áp dụng nhưng khi xử lý tài sản thì bị thay đổi, ảnh hưởng đến giá trị TSBĐ, đặc biệt đối với những tài sản là BĐS.

Quá trình thực hiện luật: Mặc dù pháp luật quy định trình tự thủ tục, trách nhiệm của các bên liên quan trong việc hỗ trợ ngân hàng xử lý để thu hồi vốn, nhưng trên thực tế khi triển khai thực hiện việc xử lý TSBĐ, nhất là với bất động sản (BĐS) gặp rất nhiều khó khăn, thường phải kéo dài thời gian xử lý, gây thiệt hại cho cả ngân hàng và bên bảo đảm.

1.3.2.2. Các nhân tố thuộc về thị trường

Những thay đổi trong giai đoạn phát triển kinh tế sẽ đem lại cái nhìn khách quan về giá trị của tài sản cần định giá tại thời điểm nó tồn tại; mức độ phù hợp của tài sản trong giai đoạn hiện nay và dự kiến thị trường của nó trong tương lai.

Khi thị trường biến động, làm giảm giá trị và gây khó khăn trong việc phát mại và thu hồi vốn cho ngân hàng. Trong môi trường kinh tế hiện nay, các thị trường như thị trường tiền tệ, BĐS, chứng khoán chịu nhiều tác động từ cả nội tại nền kinh tế lẫn tác động từ bên ngoài, làm cho giá cả biến động, ảnh hưởng đến giá trị thị trường của TSBĐ. Các thị trường này có tính liên thông cao, nếu thị trường này bị ảnh hưởng rất dễ tác động và làm ảnh hường đến thị trường khác, tác động dây chuyền làm cho hàng hoá chứng khoán xuống giá, kéo theo bất động sản xuống giá, làm giảm giá trị TSBĐ, sẽ tác động trực tiếp đến khả năng thu hồi khi xử lý

TSBĐ.

1.3.2.3. Các nhân tố thuộc về khách hàng

Đối với hoạt động của ngân hàng, khách hàng vừa là bên cung vốn, vừa là bên cầu vốn. Trong vấn đề vay vốn của doanh nghiệp,có những doanh nghiệp có vốn tự có quá ít, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh lớn, vốn vay quá nhiều khiến doanh nghiệp không có khả năng tự chủ về tài chính, bị động trong sản xuất kinh doanh, vì vậy nợ đến hạn thiếu khả năng thanh toán ngay. Hay năng lực quản lý, kinh doanh của doanh nghiệp bị hạn chế thì các phương án sản xuất kinh doanh có thể không phù hợp với thực tế nên bị thua lỗ trong hoạt động, dẫn đến khả năng trả nợ kém. Hoặc, nếu khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích hoặc sử dụng vốn ngắn hạn vào đầu tư tài sản cố định hoặc kinh doanh BĐS thì khó có thể thu hồi vốn kịp thời để hoàn trả nợ cho đúng hạn. Những nguyên nhân như vậy khiến cho chất lượng

cho vay có bảo đảm xấu đi. Còn những doanh nghiệp có hoạt động tốt thì khả năng trả nợ tiền vay ngân hàng đủ gốc và lãi đúng hạn, sẽ làm tăng hiệu quả đồng vốn vay và tăng chất lượng cho vay có bảo đảm.

Ngoài ra, khả năng quản lý tài sản của bên bảo đảm hoặc bên được giao quản lý TSBĐ cũng ảnh hưởng đến giá trị TSBĐ. Neu ý thức dân trí của bên bảo đảm và bên được giao quản lý TSBĐ thấp thì sẽ làm giảm giá trị của TSBĐ.

1.3.2.4. Thông tin

Thông tin là yếu tố không thể thiếu được và là yếu tố quan trọng cho việc ra quyết định cho vay. Trên cơ sở thông tin có thể đưa ra những quyết định đúng đắn về việc cho vay có bảo đảm hoặc biện pháp quản lý cần thiết để theo dõi thu hồi nợ. Nguồn cung cấp thông tin có thể từ bên trong hoặc bên ngoài hệ thống. Chất lượng thông tin tốt sẽ là điều kiện cần để giúp cán bộ khách hàng đưa ra các quyết định đúng đắn. Tuy nhiên, trong điều kiện thông tin bất cân xứng, có rất nhiều luồng thông tin gây nhiễu, cần phải lựa chọn những luồng thông tin hợp lý để có quyết định chính xác.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Hoạt động tín dụng luôn là hoạt động chính và đem lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng; song, đi đôi với nó là những rủi ro luôn tiềm ẩn. Vì vậy, mục tiêu của Ngân hàng là làm sao có thể an toàn trong kinh doanh, đạt được lợi nhuận tối đa và giải pháp thường được sử dụng nhiều nhất trong các Ngân hàng là: Yêu cầu khách hàng thực hiện bảo đảm bằng tài sản bởi ý nghĩa quan trọng của bảo đảm này. Bảo đảm giúp cho Ngân hàng thấy được khách hàng có đủ trách nhiệm đối với khoản vay mà sẽ vay tại Ngân hàng không? Từ đó, Ngân hàng thêm lòng tin khi cấp một khoản tín dụng vì nếu không thu được nợ từ khách có thể xử lí tài sản đảm bảo. Nó được coi như nguồn thu nợ thứ hai, tấm đệm phòng chống rủi ro khi cấp tín dụng cho một khách hàng, giúp Ngân hàng có thể giảm thiểu được rủi ro tín dụng.

Ngày nay, cùng với sự phát triển của các quan hệ kinh tế quốc dân, hoạt động bảo đảm tín dụng không ngừng đổi mới, đặc biệt là hệ thống pháp luật liên quan đến

GDBĐ. Để tiếp tục nâng cao ý nghĩa và vai trò của việc bảo đảm trong hoạt động cho vay, cần tiếp tục nghiên cứu, mở rộng đối tượng và phạm vi áp dụng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo điều kiện tối đa cho các cá nhân, tổ chức kinh tế tiếp cận và vay vốn một cách hiệu quả. Những lý luận trên là các vấn đề mang tính chất lý luận về bảo đảm tín dụng, là cơ sở nghiên cứu phần tiếp theo về thực trạng hoạt động bảo đảm bằng tài sản của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Hoàng Mai, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện cho vay có TSBĐ của ngân hàng.

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÓ BẢO ĐẢM BẰNG TÀI SẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG

THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HOÀNG MAI

2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HOÀNG MAI

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - chi nhánh Hoàng Mai.

NHTMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Hoàng Mai (tên viết tắt Vietinbank Hoàng Mai) có trụ sở chính tại số 25 phố Tân Mai, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàng Mai được thành lập từ tháng 11/2006 (theo quyết định 269/QĐ-NHCT1 ngày 06/11/2006 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Công Thương Việt Nam) tách ra từ Ngân hàng Công thương chi nhánh Hai Bà Trưng. Chi nhánh ra đời nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực quận Hoàng Mai nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung.

Ngày đầu thành lập, chi nhánh gồm 04 phòng nghiệp vụ, gần 20 cán bộ, cơ sở vật chất khó khăn, quy mô chỉ hơn 200 tỷ đồng. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, chi nhánh đã có những bước thăng trầm, tuy nhiên đến nay mạng lưới hoạt động của VietinBank Hoàng Mai phát triển thành 05 phòng, ban nghiệp vụ tại Trụ sở chính, 9 phòng giao dịch (PGD), hơn 130 cán bộ. Tổng quy mô nguồn vốn và dư nợ của chi nhánh đạt gần 14 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 672% sau 10 năm hoạt động.

Năm 2016, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng Ban Giám đốc cùng toàn thể cán bộ, người lao động chi nhánh đã nỗ lực hết mình, hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh doanh. Cũng trong năm 2016, chi nhánh được VietinBank công nhận 02 danh hiệu

thi đua “Đơn vị đạt thành tích xuất sắc trong hoạt động thanh toán” và “Đơn vị đạt thành tích xuất sắc trong hoạt động bán lẻ”. Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của chi nhánh năm 2016 có bước nhảy vọt khi tăng trưởng 34%, hoàn thành 126% kế hoạch; tốc độ tăng trưởng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là 34%, trong đó phí dịch vụ chiếm 44%. Tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh ở mức kiểm soát dưới 1% trên tổng dư nợ cho vay và đầu tư.

Đến nay, VietinBank Hoàng Mai đã gắn kết và đồng hành với nhiều đơn vị uy tín như: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Lão khoa Trung ương, Công ty TNHH Gamuda Land Việt Nam, Công ty CP Kỹ thuật Á Châu, Công ty TNHH Thương mại VHC - chủ sở hữu chuỗi Siêu thị điện máy IIC'... Chính sự tin tưởng, ủng hộ, đồng hành của khách hàng trong suốt thời gian qua đã giúp VietinBank Hoàng Mai phát triển, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của Thủ đô.

2.1.2. Mô hình tổ chức

Sơ đồ 2.1. Mô hình tổ chức của Vietinbank Hoàng Mai

Đứng đầu Vietinbank Hoàng Mai là giám đốc chi nhánh phụ trách chung toàn bộ hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Giúp việc trực tiếp cho giám đốc chi nhánh là 05 phó giám đốc, mỗi PGĐ phụ trách về một mảng nghiệp vụ khác nhau bao gồm: 02 PGĐ phụ trách khối KHDN, 02 PGĐ phụ trách khối bán lẻ, 01 PGĐ phụ trách khối hỗ trợ.

Ban giám đốc

Ban giám đốc là cơ quan có quyền lực cao nhất trong Chi nhánh. Ban giám đốc tiếp nhận các chính sách của NHNN và NHCT Việt Nam, hướng dẫn các phòng ban thực thi chính sách. Dựa vào phương hướng, mục tiêu của NHCT Việt Nam đề ra mà định hướng hoạt động cho Chi nhánh của mình. Ban giám đốc ra các chính sách cụ thể cho Chi nhánh của mình, thực hiện quyền quản trị chung và quản lý chung về tình hình hoạt động, kinh doanh của Chi nhánh. Đưa ra các chính sách về nhân sự, kế hoạch kinh doanh và xét duyệt.

Khối khách hàng doanh nghiệp

Là khối nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các Doanh nghiệp, để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ; thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT Việt Nam. Trực tiếp quảng cáo tiếp thị, giới thiệu và bán sản phẩm dịch vụ Ngân hàng. Là khối nghiệp vụ tổ chức thực hiện nghiệp vụ về thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh theo quy định.

Khối khách hàng bán lẻ

Là khối thực hiện nhiệm vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân, doanh nghiệp siêu vi mô, để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ; thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Chi nhánh. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ Chi nhánh cho các KH thuộc phân khúc bán lẻ (cá nhân, doanh nghiệp siêu vi mô).

Là khối thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ 02 khối kinh doanh là khối khách hàng doanh nghiệp và khối bán lẻ. Khối hỗ trợ bao gồm: phòng kế toán, phòng tổng hợp và phòng tổ chức hành chính.

- Phòng kế toán

Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng; các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại Chi nhánh, cung cấp các dịch vụ Ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của Nhà nước và Ngân hàng. Thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm của ngân hàng.

- Phòng tổng hợp:

Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc Chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của Chi nhánh. Tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc, tư vấn khách hàng. Thực hiện công tác phát triển mạng lưới, các công việc lien quan đến triển khai áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 tại chi nhánh.

- Phòng tổ chức hành chính:

Là phòng nghiệp vụ thực hiện chức năng hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh như mua sắm dụng cụ, trang thiết bị; sắp xếp tổ chức hội nghị, hội họp, tiếp khách, quan hệ đối ngoại, quản lý và bảo vệ tài sản của chi nhánh. Ngoài ra là phòng thực hiện công tác cán bộ, quản lý và tuyển dụng lao động cho chi nhánh.

2.1.3. Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Hoàng Mai giai đoạn 2014 - 2016

Đây là nhiệm vụ tiên quyết trong hoạt động kinh doanh của mỗi Ngân hàng. Muốn mở rộng hoạt động tín dụng của mình thì Ngân hàng nào cũng cần chú trọng đến hoạt động này. Trên thực tế đối với NHCT Hoàng Mai cũng vậy, Chi nhánh được sự chỉ đạo kịp thời của ban Giám đốc và sự cố gắng nỗ lực phấn đấu hết mình của

toàn thể cán bộ nhân viên đã đạt được nhiều thành tích đáng kể trong những năm gần đây.

Với nguồn vốn khiêm tốn ban đầu do Hội sở Trung ương cung cấp để tiến hành khai trương, Chi nhánh NHCT Hoàng Mai đã tiến hành mở rộng việc huy động vốn từ nhiều đối tượng khác nhau để đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động của Chi nhánh.

Bên cạnh đó, Ngân hàng đã huy động vốn bằng nhiều hình thức khác nhau như: tiền gửi của dân cư, tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tư nhân tập thể... Ngoài ra, Ngân hàng còn đa dạng các thời hạn và khung lãi suất với mục đích thu hút được nhiều nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế khác nhau.

Với tinh thần làm việc có trách nhiệm, thái độ tận tụy phục vụ khách hàng như giải quyết thủ tục thuận lợi nhanh chóng, khách hàng gửi tiền vào và rút ra dễ dàng, hạn chế tối đa những sai sót nhầm lẫn về mặt nghiệp vụ để đảm bảo ngày càng có tín nhiệm đối với khách hàng. Từ đó Chi nhánh đã tạo được thế chủ động trong việc đi vay và cho vay. Vì vậy trong những năm qua, công tác huy động vốn đã đạt được những kết quả hết sức khả quan.

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Vietinbank Hoàng Mai

Về tổng tài sản - tổng nguồn vốn của chi nhánh

Tổng nguồn vốn của Ngân hàng đã tăng lên đáng kể từ năm 2014 cho đến năm 2016. So với năm 2014, tổng nguồn vốn năm 2015 đã tăng khoảng 24% - một mức tăng trưởng khá tốt tương đương với mức tăng tuyệt đối là 1,146 tỷ đồng. Tiếp đến

Chỉ tiêu báo cáo bình quân năm

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) 1 Tiền gửi KHDN 1,682,18 2 36% 2,215,95 2 38% 2,874,46 3 37 % 1.1 - KHDN lớn 447,698 10% 585,910 10% 775,581 10 % 1.2 -KHDN vừa và nhỏ 837,807 18% 1,129,257 19% 1,483,791 19 % 1.3 -KHDN FDI 245,113 5% 362,169 6% 484,900 6% 1.4 -KHDN SVM 151,564 3% 138,616 2% 130,191 2% 2 Tiền gửi KHCN 2,322,98 6 50% 3,073,17 0 53% 3,796,37 1 48 % 3 Tiềnkhác gửi KH 678,539 14% 541,192 9% 1,168,53 0 15 %

năm 2016, tổng nguồn vốn tăng với một mức tuyệt đối so với năm 2013 ngang mức

Một phần của tài liệu 0212 giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay có bảo đảm bằng tài sản tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh hoàng mai luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 58 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(137 trang)
w