sản của ngân hàng thương mại
1.2.3.1. Nhóm chỉ tiêu về quy mô
a/ Chỉ tiêu về tỷ lệ dư nợ có tài sản bảo đảm trên tổng dư nợ
Công thức :
Chỉ tiêu về tỷ lệ Dư nợ có TSBĐ
dư nợ có TSBĐ = --- x 100% trên tổng dư nợ Tổng dư nợ
Chỉ tiêu này có ý nghĩa nói lên có bao nhiêu % dư nợ của tổ chức tín dụng được bảo đảm bằng tài sản. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt vì khi đó khoản vay sẽ được đảm bảo an toàn hơn.
Các ngân hàng luôn muốn tỷ lệ dư nợ có TSBĐ trên tổng dư nợ cao vì tỷ lệ này càng cao thì càng bảo đảm khoản vốn mà ngân hàng đã cho vay sẽ thu hồi được nhiều nhất, giảm tỷ lệ rủi ro xuống mức thấp nhất.
Tuy nhiên, với tình hình phát triển nền kinh tế của đất nước như hiện nay thì không phải lúc nào tỷ lệ này cao cũng là tốt. Vì nó sẽ hạn chế khả năng kinh doanh của ngân hàng. Đánh mất những khách hàng tiềm năng. Đây chính là trở ngại lớn của các ngân hàng có chính sách kinh doanh thận trọng.
Tỷ lệ này cao hay thấp còn tuỳ thuộc vào tổng dư nợ có tài sản bảo đảm, nếu tổng dư nợ có TSBĐ cao thì tỷ lệ này sẽ cao và ngược lại.
Chỉ tiêu này phụ thuộc vào các yếu tố như: chính sách tín dụng của ngân hàng trong từng thời kỳ, lĩnh vực ưu tiên của ngân hàng trong từng thời kỳ, cơ cấu cho vay trong sản xuất hay trong tiêu dùng..., quy định của Chính phủ và của Ngân hàng nhà nước (NHNN).
b/ Chỉ tiêu về giá trị khoản vay so với giá trị của tài sản bảo đảm.
Công thức :
Chỉ tiêu về giá trị Giá trị của khoản vay khoản vay so với = ---
giá trị của TSBĐ Giá trị của TSBĐ
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ bù đắp vốn của một tài sản bảo đảm trong trường hợp khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ của mình. Thường thì tuỳ loại tài sản bảo đảm sẽ cho chỉ tiêu khác nhau, chỉ tiêu này thay đổi theo thời gian do tác động của nhiều yếu tố.
Theo quy định của NHNN và chính sách hoạt động của từng ngân hàng thì giá trị của khoản vay đều được quy định tỷ lệ đối với mỗi tài sản bảo đảm. Nếu TSBĐ có tính thanh khoản cao, dễ tiêu thụ trên thị trường, ít bị hao mòn vô hình thì sẽ có tỷ lệ cao hơn những TSBĐ khác.
Chỉ tiêu về giá trị khoản vay so với giá trị của TSBĐ phụ thuộc vào một số yếu tố như: tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, loại hình TSBĐ, biến động giá trị của TSBĐ.
1.2.3.2. Chỉ tiêu về rủi ro
Để đánh giá chất lượng hoạt động cho vay có bảo đảm bằng tài sản của NHTM, ta đánh giá các chỉ tiêu về độ rủi ro dựa trên các chỉ tiêu sau:
a/ Chỉ tiêu về tỷ lệ dư nợ quá hạn cho vay có tài sản bảo đảm so với tổng dư nợ cho vay có tài sản bảo đảm
Điều 3 thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp
cho vay có TSBĐ so với tổng = ---
dư nợ cho vay có TSBĐ Tổng dư nợ cho vay có TSBĐ
Trong đó: Dư nợ quá hạn cho vay có TSBĐ: là toàn bộ dư nợ cho vay có trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quy định “nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn”. Neu tỷ lệ nợ quá hạn càng cao cho thấy chất lượng khoản vay càng thấp, hiệu quả cho vay càng nhỏ và ngược lại.
Công thức tỷ lệ nợ quá hạn cho vay có tài sản bảo đảm:
Chỉ tiêu về tỷ lệ dư nợ quá hạn Dư nợ quá hạn cho vay có TSBĐ
cho vay có TSBĐ so với tổng = ---
dư nợ cho vay có TSBĐ Tổng dư nợ cho vay có TSBĐ
Trong đó: Dư nợ quá hạn cho vay có TSBĐ: là toàn bộ dư nợ cho vay có TSBĐ được phân loại nợ từ nhóm 2 trở lên
Chỉ tiêu này phản ánh có bao nhiêu % nợ quá hạn có TSBĐ so với tổng dư nợ cho vay. Tỷ lệ này càng thấp thì càng tốt.
Mỗi NHTM đều có những chính sách kinh doanh riêng của mình tuy nhiên họ đều có điểm chung là không muốn có nợ quá hạn đối với khoản cho vay của mình. Đối với khoản cho vay có tài sản bảo đảm mà vẫn có nợ quá hạn điều đó chứng tỏ rằng ngân hàng đã sử dụng TSBĐ làm nguồn thu nợ thứ hai, song vẫn chưa thu hồi được hết nợ và tình hình tài chính của doanh nghiệp đi vay đang gặp khó khăn.
Từ việc chỉ tiêu này cao hay thấp mà ngân hàng có thể tự điều chỉnh chính sách cho vay cho phù hợp đồng thời đưa ra những quyết định xử lý đối với phần nợ quá hạn.
b/ Chỉ tiêu về tỷ lệ dư nợ xấu cho vay có tài sản bảo đảm so với tổng dư nợ cho vay có tài sản bảo đảm
Cũng theo thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013, nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), 4 (nợ nghi ngờ) và 5 (nợ có khả năng mất vốn). Chỉ tiểu này dùng để đánh giá Các chỉ tiêu về nợ xấu gồm:
Theo Điều 3, Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 thì tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ giữa nợ xấu so với tổng nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5
ánh % nợ xấu/tổng dư nợ cho vay đối với riêng mảng cho vay có tài sản bảo đảm.
c/ Chỉ tiêu về tỷ lệ trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng
Dự phòng rủi ro đánh giá khả năng chi trả của ngân hàng khi rủi ro xảy ra. Mục đích của việc sử dụng Dự phòng rủi ro là nhằm bù đắp tổn thất đối với những khoản nợ của ngân hàng xảy ra trong trường hợp khách hàng không có khả năng chi trả hoặc do giải thể, phá sản, chết, mất tích. Dự phòng rủi ro tín dụng (DPRRTD) được tính trên số dư nợ gốc của khách hàng bao gồm:
+ Dự phòng cụ thể: bảo hiểm rủi ro cụ thể cho từng khoản vay
+ Dự phòng chung: bảo hiểm các rủi ro chung không xác định trong danh mục tín dụng và toàn bộ dự phòng được tính vào chi phí hoạt động của ngân hàng.
Các chỉ số thể hiện DPRRTD: - Chỉ tiêu về mức độ trích lập DPRRTD: DPRRTD đã trích lập trong kỳ Chỉ tiêu về mức độ trích lập DPRRTD Dư nợ bình quân
Tuỳ theo cấp độ rủi ro mà tổ chức tín dụng phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng từ 0% đến 100% giá trị của từng khoản vay (sau khi trừ giá trị tài sản bảo đảm đã được định giá lại). Như vậy, nếu một ngân hàng có danh mục cho vay càng rủi ro thì tỷ lệ trích lập dự phòng càng cao.
Tại Việt Nam, trích lập DPRRTD được quy định theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và
18/03/2014 sửa đổi bổ sung thông tư 02/2013/TT-NHNN. Trong đó quy định cụ thể về tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ như sau: nhóm 1 là 0%, nhóm 2 là 5%, nhóm 3 là 20%, nhóm 4 là 50% và nhóm 5 là 100%. Dự phòng chung: tổ chức tín dụng thực hiện trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0.75% tổng giá trị khoản nợ từ nhóm 01 đến nhóm 04. - Chỉ tiêu mức độ sử dụng DPRRTD: DPRRTD được sử dụng trong kỳ Chỉ tiêu về mức độ sử dụng DPRRTD Dư nợ bình quân Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro là việc tổ chức tín dụng sử dụng dự phòng rủi ro để bù đắp tổn thất đối với các khoản nợ và được hạch toán ra ngoại bảng và tiếp tục theo dõi, có biện pháp để thu hồi nợ đầy đủ theo hợp đồng đã ký, cam kết đã thoả thuận với khách hàng.
Và “tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng đối với các khoản nợ trong các trường hợp sau đây:
1. Khách hàng là tổ chức bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật; cá nhân bị chết, mất tích.
2. Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5”6
Do vậy, mức độ sử dụng DPRRTD càng cao, càng cho thấy ngân hàng đang sử dụng nhiều nguồn dự phòng rủi ro tín dụng để bù đắp cho những khoản nợ khó thu hồi được và có khả năng mất vốn. Và chính điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của hoạt động kinh doanh.
d/ Chỉ tiêu về tỷ lệ tài sản bảo đảm thu hồi được từ nợ xấu
hồi được từ nợ xấu
Dư nợ xấu không thu hồi được
Khi xảy ra nợ xấu, nợ có khả năng mất vốn thì lúc đó ngân hàng sẽ xem xét đến việc xử lý tài sản bảo đảm - nguồn thu nợ thứ hai của ngân hàng. Chỉ tiêu về tỷ lệ TSBĐ thu hồi được từ nợ xấu phản ánh nguồn thu nợ từ tài sản đảm bảo của các món nợ xấu được xử lý và bù đắp vào lợi nhuận kinh doanh của ngân hàng. Tại Việt Nam, về việc xử lý tài sản được tuân theo thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP- BTNMT-NHNN ban hành ngày 06/06/2014 của Bộ tư pháp - Bộ tài nguyên và môi trường - Ngân hàng nhà nước. Chỉ tiêu này càng cao càng cho thấy khả năng xử lý tài sản, thu hồi tài sản có hiệu quả và góp phần bù đắp lợi nhuận kinh doanh trước đây dùng để trích lập dự phòng cho các khoản nợ xấu.
1.2.3.1. Nhóm chỉ tiêu về thu nhập
Đây là nhóm chỉ tiêu quan trọng nhất trong đánh giá kết quả cho vay. Theo luật và thực tế hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, hoạt động cho vay có TSBĐ sẽ không được coi là có kết quả tốt khi lợi nhuận từ hoạt động này thấp và có xu hướng giảm theo thời gian. Để đánh giá khả năng sinh lời của hoạt động cho vay có TSBĐ có một số chỉ tiêu sau:
a/ Thu nhập ròng từ lãi hoạt động cho vay có TSBĐ
Thu nhập ròng từ lãi (NII - Net Interst Income) hoạt động cho vay có TSBĐ - Đây là chỉ tiêu trọng yếu để đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM, xác định bằng chênh lệch giữa doanh thu từ lãi và chi phí trả lãi. Nếu NII hoạt động cho vay có TSBĐ tăng thì hiệu quả cho vay có TSBĐ tăng; và ngược lại. Nếu tốc độ tăng trưởng NII hoạt động cho vay có TSBĐ ổn định thì hiệu quả cho vay có TSBĐ được duy trì và ngược lại.
Công thức xác định như sau:
Doanh thu từ lãi Chi phí mua vốn
NII cho vay có TSBĐ = _____ - , _____
cho vay có TSBĐ để cho vay có TSBĐ
6 Ngân hàng nhà nước (2013), thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 quy định về phân loại tài sản
có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt
đã thu được (bao gồm cả lãi treo) và lãi dự thu DNNVV nhóm 1 chưa thu.
Lãi treo là tiền lãi cho vay phát sinh trên hợp đồng tín dụng nhưng không đủ điều kiện để hạch toán dự thu, được hạch toán và theo dõi ngoại bảng để thu hồi; bao gồm: lãi cho vay của các khoản tín dụng từ nhóm 2 đến nhóm 5 và các khoản vay đã được xuất ngoại bảng hoặc xử lý nợ nhưng chưa thu hồi hết toàn bộ lãi.
+ Chi phí mua vốn là chi phí mà ngân hàng phải bỏ ra để có được nguồn vốn cho vay có TSBĐ. Đối với cấp độ chi nhánh đây là chi phí mua vốn từ hội sở chính.
b/ Thu nhập ròng từ hoạt động cho vay có TSBĐ
Thu nhập ròng (NI - Net Income) từ hoạt động cho vay có TSBĐ được đo lường bằng chênh lệch giữa doanh thu và chi phí của hoạt động này. Nếu NI hoạt động cho vay tăng thì hiệu quả cho vay tăng và ngược lại. Nếu tốc độ tăng trưởng NI ổn định thì hiệu quả cho vay có TSBĐ được duy trì và ngược lại.
Công thức xác định như sau:
Doanh thu cho vay có Chi phí cho vay có co vay có
= TSBĐ TSBĐ
Trong đó:
+ Doanh thu cho vay có TSBĐ bao gồm: Doanh thu từ lãi cho vay có TSBĐ, thu nợ ngoại bảng và doanh thu khác từ hoạt động cho vay có TSBĐ (phí dịch vụ ...)
+ Chi phí cho vay có TSBĐ bao gồm: chi phí mua vốn của hội sở chính, chi phí trích lập hoặc hoàn nhập dự phòng rủi ro tín dụng đối với cho vay có TSBĐ và các chi phí ngoài lãi khác (hoa hồng môi giới...).
c/ Tỷ lệ lãi cận biên (NIM - Net Interest Margin)
NIM là chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động tín dụng trên một đơn vị tiền tệ cho vay. NIM được tính bằng chênh lệch giữa lãi thu được trên một đơn vị tiền tệ cho vay và chi phí bỏ ra để huy động 1 đơn vị đó. Nếu NIM tăng thì hiệu quả cho vay tính trên một đơn vị tiền tệ tăng và ngược lại. Ở cấp độ bài viết, tác giả sẽ chỉ
tính đến NIM ở cấp độ đơn vị kinh doanh (cấp độ chi nhánh).
NIM có NIM danh nghĩa và NIM thực tế: NIM danh nghĩa là NIM không tính đến rủi ro tín dụng (không loại trừ các khoản lãi không thu được), là căn cứ để Trụ sở chính giao kế hoạch kinh doanh cho chi nhánh. NIM thực tế là NIM có tính đến rủi ro tín dụng (đã loại trừ các khoản lãi không thu được). Đây là NIM mà thực tế chi nhánh đạt được và nó quyết định thu nhập ròng của hoạt động cho vay có TSBĐ.
Đối với hoạt động cho vay có TSBĐ, trụ sở chính sẽ thực hiện bán vốn cho chi nhánh, và chi nhánh lấy chênh lệch phần lãi suất cho vay cho có TSBĐ. Từ đó, xác định được thu nhập, chi phí của từng chi nhánh thông qua chênh lệch mua bán vốn với trụ sở chính. Ở giới hạn và góc độ bài viết, tác giả sẽ sử dụng cơ chế điều chỉnh vốn này để xác định chỉ tiêu NIM, cụ thể:
NIM = FTP bán vốn - FTP mua vốn
Trong đó:
+ FTP bán vốn: lãi suất cho vay đối với có TSBĐ
+ FTP mua vốn: lãi suất mua vốn từ trụ sở chính qua cơ chế quản lý vốn tập trung để thực hiện hoạt động cho vay đối với khách hàng
NIM tín dụng có thể được tính trên từng khoản vay, từng khách hàng. Thông thường người ta tính NIM của năm tài chính để biết được mức chênh lệch lãi của năm đó.
Như vậy, để các chi nhánh có thể đạt được kế hoạch lợi nhuận đề ra, nâng cao hiệu quả cho vay, bên cạnh việc tăng quy mô dư nợ cần chú trong tăng NIM tín dụng.
1.2.3.3. Một số chỉ tiêu khác
Ngoài các chỉ tiêu cơ bản trên đây còn có một số chỉ tiêu khác cũng đánh giá chất lượng bảo đảm bằng tài sản của NHTM như chỉ tiêu về xếp hạng tín dụng