Mức độ rủi ro làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng phụ thuộc vào chính khả năng ngăn ngừa và biện pháp khắc phục của mỗi ngân hàng. Trong đó, phân tán rủi ro là một trong các giải pháp có tính chủ động và ngăn ngừa tích cực những hậu quả lớn có thể xảy ra
đối với mỗi ngân hàng. Việc phân tán, chia sẻ rủi ro được thực hiện dưới hai hình thức:
Mot là, đa dang hoá đối tương tín dung: Muốn nâng cao chất lượng tín dụng, ngân hàng cần phân phối đầu tư vào nhiều khách hàng khác nhau. Như vậy, nếu có xảy ra rủi ro tại một lĩnh vực hay một khách hàng nào đó, ngân hàng vẫn có thể bù đắp vào những khách hàng hoặc lĩnh vực khác. Để thực hiện biện pháp này ngân hàng cần thực hiện hai vấn đề:
+ Cho vay nhiều đối tượng thuộc các loại hình sản xuất khác nhau, không cho vay quá nhiều để sản xuất kinh doanh một sản phẩm, hàng hoá.
+ Không nên đầu tư một số tiền lớn vào một khách hàng mà phải san sẻ ra nhiều khách hàng.
Hai là, liên kết đầu tư: Trong kinh doanh, có những doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn rất lớn mà một ngân hàng không thể đáp ứng được hoặc khó có thể xác định mức độ rủi ro có thể thì ngân hàng cần liên kết đầu tư với các ngân hàng khác. Theo cách này thì ngân hàng cũng đã tự phân tán rủi ro của mình cho các ngân hàng khác. Khi nền kinh tế càng phát triển thì đòi hỏi các ngân hàng càng phải hợp tác và liên kết chặt chẽ để hỗ trợ nhau và tăng cường khả năng cùng tồn tại và phát triển trong nền kinh tế. Đồng thời sự hợp tác, liên kết đó cũng chính là sự phân tán rủi ro, tránh tập trung rủi ro lớn vào một ngân hàng, làm cho ngân hàng đó có nguy cơ đổ vỡ và sẽ làm ảnh hưởng tới môi trường chung của nền kinh tế.