Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu 0212 giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay có bảo đảm bằng tài sản tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh hoàng mai luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 54 - 58)

1.3.1.1. Trình độ, năng lực cán bộ

Con người luôn là nhân tố trung tâm trong mọi hoạt động, là yếu tố quyết định sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cũng như hiệu quả của công tác bảo đảm tiền vay. Nhân tố con người trong ngân hàng chính là các cán bộ ngân hàng mà tiêu biểu là cán bộ tín dụng, là những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng vay vốn, là người thay mặt ngân hàng thẩm định đánh giá khách hàng để đưa ra các biện pháp bảo đảm tiền vay phù hợp với từng đối tượng khách hàng sau khi đã có sự điều tra, thẩm định về khách hàng. Trình độ của cán bộ tín dụng là rất quan trọng, nó có ảnh hưởng rất lớn đến việc cho vay có đạt hiệu quả hay không. Một ngân hàng mà có đội ngũ cán bộ tín dụng giỏi chuyên môn, có kiến thức và kinh nghiệm, am hiểu pháp luật thì sẽ có khả năng phân tích khách hàng một cách chính xác hơn. Trong trường hợp cho vay có bảo đảm bằng tài sản, việc đánh giá chính xác được giá trị tài sản bảo đảm, xác định được tài sản là có thực hay không, khách hàng vay có gian lận trong tài sản bảo đảm hay không là một vấn đề hết sức khó khăn đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ tín dụng chuyên môn giỏi. Còn đối với trường hợp cho vay dựa trên uy tín của khách hàng vay thì việc đánh giá chính xác được khách hàng vay cũng cần có các cán bộ tín dụng có kinh nghiệm và kiến thức thì mới có thể xác định được chính xác vấn đề. Tuy nhiên một đội ngũ cán bộ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm chưa phải là đủ mà bên cạnh đó còn cần phải có đạo đức nghề nghiệp. Như Bác Hồ đã nói “có tài mà không có đức là người vô dụng”. Trong hoạt động ngân hàng cũng vậy, tất cả mọi việc đều do con người

quyết định, nếu như những người làm tín dụng không có đạo đức nghề nghiệp thì rất dễ dẫn đến việc ra quyết định sai trái với những gì đã điều tra. Đối tượng kinh doanh của ngân hàng là tiền nên rất dễ làm những người thường xuyên trực tiếp làm việc với nó có những động cơ xấu, họ có thể móc nối với khách hàng để lừa đảo rút tiền ngân hàng. Trong thực tế đã xảy ra nhiều trường hợp như vậy. Các cán bộ tín dụng cố tình đánh giá sai giá trị tài sản bảo đảm để đưa ra mức cho vay cao hơn giá trị thật của nó, do đó gây ảnh hưởng rất lớn đên việc xử lý tài sản đảm bảo sau này khi mà khách hàng vay không có khả năng trả nợ. Vì vậy, các ngân hàng cần phải đào tạo một đội ngũ cán bộ đặc biệt là cán bộ tín dụng, những người trực tiếp ra quyết định vay không những có chuyên môn mà còn phải có cả đạo đức nghề nghiệp để có thể đưa ra những quyết định mang lại hiệu quả kinh tế cao đối với ngân hàng.

1.3.1.2. Chat lượng công tác trong quy trình bảo đảm tiền vay

Trước hết đó là chất lượng công tác thẩm định khách hàng của ngân hàng

Để có thể cho vay, dù một khoản vay nhỏ hay lớn đều cần qua các công đoạn cơ bản như: thẩm định, quyết định cho vay, giải ngân, theo dõi, kiểm tra trong quá trình sử dụng vốn vay đến khi thu hồi được nợ và lãi. Trong đó, có thể nói thẩm định là khâu quan trọng nhất, vì nó quyết định đến mức cho vay, phương thức vay, lãi suất, thời hạn, tài sản bảo đảm...Nếu không này thực hiện không tốt sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ hoạt động cho vay nói chung và hoạt động bảo đảm tiền vay nói riêng. Ví như, một khách hàng rất tốt lại được kết luận rằng khách hàng đó ở mức trung bình hoặc không tốt lắm, khi đó dẫn tới chính sách cho vay của ngân hàng trở lên khắt khe, gây mất thiện cảm của khách hàng đối với ngân hàng thậm chí có thể dẫn đến mất khách hàng tiềm năng. Ngược lại, có những khách hàng không tốt lại được đánh giá tốt, rất tốt dẫn đến giảm phòng ngừa rủi ro của ngân hàng, thậm chí ngân hàng cho vay không có tài sản bảo đảm, khả năng xảy ra tổn thất cho ngân hàng là rất lớn.

Để cạnh tranh, các ngân hàng không ngừng đưa ra nhiều chính sách ưu đãi, gói sản phẩm mới...một trong số đó là chính sách về tài sản bảo đảm - ngày càng đa dạng, phong phú hơn, với chính sách linh hoạt, thông thoáng hơn, đồng nghĩa với đó yêu cầu việc định giá tài sản bảo đảm phải được tiến hành cẩn thận, chính xác hơn. Vì bản thân tài sản bảo đảm đã rất khó định giá cùng với những diễn biến khó lường của thị trường thì công việc định giá lại trở lên khó khăn gấp bội. Nếu công việc định giá bảo đảm của ngân hàng không được thực hiện tốt, việc định giá cao hay thấp đều ảnh hưởng đến hoạt động bảo đảm tiền vay của ngân hàng. Nếu định giá tài sản bảo đảm cao hơn giá trị thực tế sẽ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng khi phải xử lý tài sản bảo đảm, ngược lại đánh giá thấp tài sản bảo đảm sẽ gây khó khăn cho khách hàng trong việc vay vốn, thậm chí là tâm lý e ngại không muốn vay vốn của khách hàng. Như vậy, để hoạt động bảo đảm tiền vay được thực hiện tốt, thì một trong những điều kiện không thể thiếu là thực hiện tốt công tác định giá tài sản bảo đảm.

Ba là, chất lượng công tác quản lý tài sản bảo đảm

Tài sản đảm bảo ngày càng đa dạng và phong phú, mỗi loại có những đặc thù riêng, những thay đổi nhỏ của các biến số kinh tế vĩ mô cũng như những thay đổi của trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng có thể làm thay đổi giá trị của tài sản bảo đảm. Vì vậy, để bảo đảm những tài sản luôn nằm trong tình trạng bình thường và phát hiện kịp thời những sự cố liên quan làm giảm giá trị tài sản bảo đảm so với định giá ban đầu, ngân hàng phải thực hiện tốt khâu quản lý tài sản bảo đảm. Quản lý tài sản bảo đảm chính là việc theo dõi, kiểm tra, đánh giá lại tài sản bảo đảm. Nếu công tác này không được thực hiện định kỳ và thường xuyên sẽ không phát hiện được những thay đổi về giá trị tài sản bảo đảm trước những sự biến động chủ quan hay khách quan.... khi đó ngân hàng sẽ không thể phản ứng kịp dẫn đến những rủi ro khi phải xử lý tài sản bảo đảm. Chính vì vậy, việc thực hiện tốt công tác quản lý tài sản bảo đảm một cách có kế hoạch sẽ giúp ngân hàng tránh khỏi những rủi ro không đáng có, giảm thiểu được tổn thất cho ngân hàng.

Phải xử lý tài sản bảo đảm tiền vay, là điều không mong muốn đối với ngân hàng, song khi khách hàng hoặc bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện một phần nghĩa vụ trả nợ, buộc ngân hàng phải thực hiện biện pháp cuối cùng đó là xử lý tài sản bảo đảm. Việc xử lý tài sản bảo đảm sẽ tuân theo thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng tín dụng hoặc hợp đồng bảo đảm. Trong trường hợp không xử lý được theo thỏa thuận thì ngân hàng có quyền chủ động áp dụng các phương pháp xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật.

Xử lý tài sản đảm bảo tiền vay nếu được thực hiện một cách đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng, đảm bảo được quyền và lợi ích giữa các bên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng thu được nợ mà tiết kiệm được thời gian và chi phí và ngược lại, sẽ gây ra tranh chấp nếu việc xử lý tài sản không thỏa đáng cho các bên, thậm chí làm lãng phí thời gian, chi phí cho ngân hàng. Vì vậy việc cần thực hiện tốt khâu xử lý tài sản bảo đảm nợ vay - đó là điều kiện cần để có thể thực hiện tốt hoạt động bảo đảm tiền vay.

1.3.1.3. Chính sách tín dụng thực hiện bảo đảm tín dụng tại từng Ngân hàng

Chính sách tín dụng của từng ngân hàng khác nhau cũng là nhân tố ảnh hưởng đến quy trình bảo đảm tín dụng cũng như là giá trị của TSBĐ. Cụ thể đó là quy định về tỷ lệ cho vay tối đa trên giá trị TSBĐ, chính sách tăng trưởng tín dụng, quy trình cho vay, công tác tổ chức hoạt động ngân hàng .. .Nếu ngân hàng có quy định về tỷ lệ cho vay tối đa trên giá trị TSBĐ, chính sách tăng trưởng tín dụng hợp lý thì sẽ giảm bớt được những rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh. Nếu những quy định, chính sách đó không phù hợp dẫn đến việc xem nhẹ bảo đảm bằng tài sản, thiếu kiểm tra giám sát khiến những TSBĐ thiếu thủ tục pháp lý vẫn được chấp nhận sẽ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng.

Chất lượng thẩm định và quy trình cho vay: Quá trình cho khách hàng vay được bắt đầu từ khi thẩm định cho vay, phát tiền vay, kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay đến khi thu hồi được nợ. Trong đó, thẩm định là khâu quan trọng nhất, đây là khâu đưa ra quyết định để cho vay, thời gian, số tiền vay và hình thức bảo đảm. Khâu này được làm tốt sẽ tăng khả năng thu hồi cả gốc và lãi khi đến hạn thanh

toán, tạo điều kiện cho vốn tín dụng luân chuyển nhanh. Khi quyết định cho vay, ngân hàng phải tính toán đảm bảo theo quy định tín dụng hiện hành và khi ký duyệt phải tính đến sự an toàn, khả năng hoàn trả và sinh lời của khoản vay. Thực hiện tốt quy trình cho vay sẽ hạn chế được nhiều bất lợi và đảm bảo được độ an toàn của vốn.

1.3.1.4. Chiến lược kinh doanh, mục tiêu của ngân hàng trong từng thời kỳ.

Trong mỗi giai đoạn, ngân hàng thương mại đều có những chính sách cho vay cụ thể, có thể là mở rộng hay thắt chặt. Đây là một nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động bảo đảm tiền vay. Nếu ngân hàng muốn đẩy mạnh hoạt động tín dụng, sẽ mở rộng danh mục tài sản bảo đảm, cũng như linh hoạt hoạt hơn trong công tác bảo đảm tiền vay nhưng vẫn phải bảo đảm an toàn. Ngược lại, khi ngân hàng muốn thu hẹp quy mô tín dụng, ngoài công cụ là chính sách lãi suất, thì sử việc ra những quy định khắt khe hơn về tài sản bảo đảm cũng là một công cụ sử dụng vô cùng hiệu quả.

Một phần của tài liệu 0212 giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay có bảo đảm bằng tài sản tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh hoàng mai luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(137 trang)
w