Chủ động giải quyết nợ có vấn đề

Một phần của tài liệu 0212 giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay có bảo đảm bằng tài sản tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh hoàng mai luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 126 - 128)

Để nhận biết những khoản vay có vấn đề ta thường dựa vào các dấu hiệu như: - Khách hàng trả gốc, lãi chậm.

- Khách hàng có ý lảng tránh tiếp xúc với cán bộ tín dụng.

- Ngân hàng không nhận được Báo cáo tài chính từ khách hàng kịp thời. - Hàng tồn kho tăng lên đáng kể.

- Doanh số bán hàng giảm.

- Khách hàng thay đổi về phạm vi kinh doanh. - Hoạt động kinh doanh có dấu hiệu xuất hiện lỗ.

- Việc thanh toán các khoản nợ của người bán gặp khó khăn. - Các vụ kiện tụng, thiếu nợ thuế xảy ra.

- Số dư tài khoản tiền gửi tại ngân hàng giảm. - . . .

Khi phát hiện khoản vay có vấn đề, cán bộ tín dụng có trách nhiệm phải thực hiện hành động khắc phục kịp thời để ngăn chặn sự suy giảm tiếp tục và giảm thiểu tổn thất tiềm tàng.

Trước hết, cán bộ tín dụng phải lập tức kiểm tra hồ sơ khoản vay để chắc chắn rằng:

• Hồ sơ khoản vay mà ngân hàng đang lưu giữ là cập nhật nhất, đầy đủ nhất, nguyên vẹn và đúng cách thức, không có điều gì trong hồ sơ có thể gây nguy hại

cho ngân hàng. Cán bộ tín dụng phải đảm bảo rằng các hồ sơ là đầy đủ, chặt chẽ, đảm bảo quyền lợi và sự an toàn của ngân hàng.

• Tất cả những giấy tờ liên quan đến TSBĐ là hoàn chỉnh và đầy đủ tính pháp lý, có đủ tính cưỡng chế và ngân hàng có thể nắm giữ được những tài sản mình yêu cầu. Đồng thời, cán bộ tín dụng phải tiến hành định giá lại TSBĐ nhằm xác định lại giá trị của TSBĐ.

Thứ hai, gặp gỡ và thảo luận với khách hàng: Tuỳ theo đặc điểm và tính cách của khách hàng, trình độ của cán bộ tín dụng, ngân hàng có thể cử riêng cán bộ tín dụng; hoặc Trưởng/ Phó phòng tín dụng; hoặc Trưởng/ phó phòng tín dụng cùng cán bộ tín dụng làm đại diện ngân hàng cho vay trực tiếp gặp gỡ và thảo luận với khách hàng.

• Đại diện ngân hàng cho vay phải thông báo cho khách hàng biết nguyên nhân sâu xa của khoản vay có vấn đề mà ngân hàng xem xét có thể ảnh hưởng đến mức độ an toàn về hạn mức rủi ro của ngân hàng; đàm phán yêu cầu khách hàng phải có kế hoạch và biện pháp cụ thể bằng văn bản nhằm khắc phục tình hình. Ngân hàng cho vay có thể yêu cầu khách hàng cho vay thực hiện một số biện pháp như bổ sung TSBĐ vốn vay đối với số nợ không có khả năng thanh toán, ...

• Cán bộ tín dụng yêu cầu khách hàng cung cấp những thông tin cần thiết như báo cáo tài chính hiện hành, dự báo về doanh số bán hàng và khả năng sinh lời, dự báo tình hình kinh doanh cho 12 tháng tới.

Thứ ba, tuỳ theo tình hình hiện tại và những dấu hiệu có thể xảy ra đối với khách hàng, cán bộ tín dụng phải xây dựng được một kế hoạch hành động cụ thể. Kế hoạch hành động phải được bàn bạc, trao đổi giữa cán bộ tín dụng và Trưởng/ phó phòng tín dụng. Khi thực hiện kế hoạch, cán bộ tín dụng cần tiến hành gặp gỡ khách hàng để thông báo với khách hàng mục đích của kế hoạch, lịch trình hoàn thành kế hoạch, những mục tiêu giảm nợ (nếu có) là gì,. Để hỗ trợ cho việc thực hiện kế hoạch, cán bộ tín dụng cũng cần tư vấn cho khách hàng nhằm tháo gỡ khó khăn trong kinh doanh.

Thứ tư, trong trường hợp kế hoạch thực hiện không đạt những mục tiêu đã đề ra như mong muốn thì ngân hàng cần đưa ra các biện pháp xử lý nợ có vấn đề:

• Cho vay thêm: Trường hợp phương án, dự án đầu tư của khách hàng đang gặp khó khăn, có thể ảnh hưởng đến việc thu nợ và nguyên nhân chủ yếu là thiếu vốn và ngân hàng xét thấy khả năng phương án, dự án đó có thể phát triển tốt được nếu được đầu tư thêm vốn thì có thể xem xét cho vay thêm. Lưu ý, cán bộ tín dụng phải thẩm định khách hàng và phương án, dự án vay vốn thật kỹ lưỡng, phải nêu phương án trả nợ cụ thể có tính khả thi, đồng thời phải kiểm tra giám sát chặt chẽ, tránh tình trạng lợi dụng cho vay đảo nợ, vay nợ mới trả nợ cũ che dấu nợ xấu tiềm ẩn.

• Chuyển nợ quá hạn: Nếu cán bộ tín dụng xác minh những lý do xin gia hạn nợ của khách hàng là không hợp lý hoặc nếu gia hạn nợ thì khách hàng vẫn không có khả năng trả nợ thì phải chuyển sang nợ quá hạn, đồng thời bám sát các nguồn thu để trả nợ như yêu cầu người bảo lãnh trả thay, phát mại TSBĐ, thực hiện các biện pháp khác để thu hồi nợ.

• Thanh lý: là biện pháp ngân hàng ép người vay tuân thủ các điều khoản của hợp đồng vay, áp dụng và thực hiện tất cả các biện pháp pháp lý để đạt được mục tiêu.

Việc xử lý các khoản nợ có vấn đề tuỳ từng khách hàng mà áp dụng biện pháp khác nhau. Nếu khách hàng thành thật và có mong muốn trả nợ thì áp dụng biện pháp khai thác (cho vay bổ sung, chuyển nợ quá hạn). Trái lại, nếu khách hàng có dấu hiệu dối trá, lừa đảo, vỡ nợ, phá sản thì áp dụng biện pháp thanh lý.

Một phần của tài liệu 0212 giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay có bảo đảm bằng tài sản tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh hoàng mai luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 126 - 128)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(137 trang)
w