❖ Tăng cường và cần chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ cán bộ quản lý. Đào tạo, trước hết là đào tạo cán bộ chủ chốt không chỉ kiến thức chuyên môn mà phải bồi dưỡng cả những kiến thức quản trị kinh doanh, quản trị nhân lực, khả năng truyền đạt, hướng dẫn nhân viên. Bên cạnh đó chú trọng đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm, tinh thần yêu ngành yêu nghề, để làm gương, tạo hình ảnh tốt cho đội ngũ cán bộ công nhân viên...Có chính sách và kế hoạch đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ Ngân hàng cơ sở, cán bộ tác nghiệp trên các lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ, nhất là nghiệp vụ thẩm định, định giá tài sản nói chung, TSBĐ nói riêng. Có chính sách thu hút các chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực này về công tác tại Ngân hàng. Bên cạnh đó, NH cần phải xây dựng quy
chế trách nhiệm gắn với hoạt động tín dụng vào toàn Ngân hàng để nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ lãnh đạo, nhân viên
❖ Cần có quy định và thực hiện nghiêm túc việc đánh giá lại giá trị TSBĐ, ít nhất phải 3 tháng/lần, trường hợp giá tài sản bảo đảm biến động bất thường có thể làm ảnh hưởng đến việc bảo đảm của khoản vay thì phải đánh giá liên tục, yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản bảo đảm và/hoặc trả nợ trước hạn tương ứng với giá trị tài sản bị giảm sút sau khi đánh giá lại và trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ.
❖ Thường xuyên theo dõi, nắm bắt những diễn biến của thị trường, như thị trường chững khoán, thị trường bất động sản, thị trường vàng, thị trường ngoại hối...nâng cao khả năng phân tích, dự báo diến biến của thị trường để từ đó có chỉ đạo, định hướng kịp thời hoạt động và bảo đảm tài sản tại Chi nhánh.
❖ Tăng cường ứng dụng các tiện ích có sẵn của hệ thống công nghệ Ngân hàng. Khai thác tối đa nguồn dữ liệu thông tin, phục vụ công tác báo cáo, kiểm kê, đánh giá, phân loại tài sản, cũng như từ xa việc thực hiện đảm bảo tài sản tại các Chi nhánh. Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện quy trình xuất nhập TSBĐ trên hệ thống công nghệ Ngân hàng bảo đảm tính thống nhất và tăng cường công tác kiểm soát.
❖ Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành các quy định về hoạt động tín dụng nói chung, quy định về bảo đảm tài sản nói riêng trong việc thẩm định tài sản bảo đảm, đánh giá tài sản bảo đảm, các đối tượng áp dụng, căn cứ pháp lý....kiểm tra việc ghi chép, theo dõi, quản lý lưu trữ trong kho quỹ. Đặc biệt là kiểm tra việc hạch toán, xuất nhập, phong toả tài sản bảo đảm trên hệ thống.
❖ Nghiên cứu thành lập các trung tâm đầu mối định giá tài sản (tập hợp các chuyên gia giỏi trong lĩnh vực định giá tài sản) tại các khu vực trọng điểm nhằm đảm bảo tính khách quan và tăng hiệu quả trong việc định giá tài sản bảo đảm.
❖ Có cơ chế hoạt động rõ ràng đối với công ty quản lý nợ và khai thác tài sản. Đầu tư thêm nhân lực, cơ chế chính sách, phát huy nền tảng và cơ sở sẵn có trong việc xử lý tài sản thu hồi vốn. Hiện tại nhiều tài sản bàn giao từ việc thu hồi nợ, đối trừ nợ chưa được khai thác một cách hiệu quả.
❖ Hoàn thiện hệ thống thông tin về bảo đảm tín dụng
Một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro cho ngành NH là "thông tin không cân xứng". Neu thông tin không đầy đủ, thông tin không chính xác,.. điều này sẽ khiến NH đánh giá sai về khách hàng có thể bị khách hàng qua mặt cũng có thể bỏ lỡ cơ hội có được một khách hàng tin cậy...
Thông tin tín dụng có thể thu thập được từ các cơ quan chuyên cung cấp thông tin như trung tâm thông tin tín dụng CIC, từ TCTD khác, từ các nguồn thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Hiện nay, ngành NH đã và đang ứng dụng công nghệ thông tin nhiều nhất để đơn giản hoá hoạt động của mình. Việc ứng dụng công nghệ trong mọi khâu, đặc biệt với việc thu thập thông tin phục vụ cho vay và đảm bảo khoản cho vay đang được tất cả các NH chú trọng. Cũng với công nghệ Ngân hàng thì việc quản lý nội bộ, việc kiểm tra, kiểm soát khách hàng cũng sẽ được nâng cao.
Để phục vụ cho công tác định giá BĐS, Chi nhánh nên phát triển một nhánh thông tin con trong website nội bộ Ngân hàng. Trong đó chứa đựng thông tin thị trường nhà đất, các dự án, thông tin quy hoạch của Nhà nước.
Bên cạnh đó NH nên chủ động trong việc khai thác và sử dụng thông tin bằng cách thiết lập mối quan hệ tốt với chính quyền, cơ quan chức năng, hiệp hội ngành nghề. Có như vậy thì việc thẩm định và đánh giá giá trị tài sản của NH mới thực sự hiệu quả.
❖ Hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng, thiết lập hệ thống lưu trữ và cung cấp thông tin
- Hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng
Áp dụng công nghệ hiện đại là xu thế tất yếu trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng. Việc áp dụng công nghệ hiện đại trước hết là để tập hợp và lưu giữ các thông tin về thị trường, giá cả, làm dữ liệu cho các lần phân tích so sánh để định giá. Thu thập các thông tin liên quan qua các kênh thông tin như internet, thư điện tử.
Áp dụng công nghệ thông tin hiện đại vào việc theo dõi và quản lý hồ sơ TSBĐ, kết nối hệ thống giữa bộ phận thẩm định, tín dụng và kho quỹ, xây dựng cơ chế cung cấp thông tin, kiểm soát và quy trình nhập xuất tài sản trên hệ thống máy tính đảm bảo việc theo dõi sát sao tài sản.
Từng bước nghiên cứu xây dựng các chương trình định giá tài sản bảo đảm trên hệ thống máy tính. Có thể những thông tin và tính toán của chương trình máy tính sẽ không đủ chính xác so với cơ sở thực tế, nhưng ít nhất nó cũng đưa ra những tính toán, so sánh khách quan và thống nhất, dùng để tham khảo có giá trị. Đặc biệt khi định giá giá trị cổ phiếu, trái phiếu, các loại giấy tờ có giá....
- Thiết lập hệ thống lưu trữ và cung cấp thông tin
Thông tin được coi là nguồn “nguyên liệu” đầu vào quan trọng cho quá trình phân tích tín dụng trong hoạt động NH, bao gồm thông tin về khách hàng, thông tin về thị trường, thông tin về các văn bản...Thông tin càng đảm bảo chất lượng, có độ tin cậy cao, góp phần hỗ trợ cho quá trình xét duyệt khoản vay được nhanh chóng, ít tốn kém về chi phí đồng thời nâng cao chất lượng khoản vay. Do đó,thiết lập một hệ thống thông tin đầy đủ, chính xác là yêu cầu tất yếu, nhất thiết cẩn được quan tâm đúng mức. Để có hệ thống lưu trữ và cung cấp thông tin chính xác, phong phú, Chi nhánh cần xây dựng hệ thống thông tin này dưới dạng một thư viện điện tử bao gồm nhiều mảng (như ngành nghề kinh doanh, về khách hàng, về TSBĐ, về văn bản pháp luật...) và có tính cập nhật thường xuyên, nhằm hỗ trợ cho CBTD có thể truy cập, tìm kiếm nhanh chóng những dữ liệu mà mình cần.