THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CÁ

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng thực trạng và giải pháp,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 53)

DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM

THỊNH VƯỢNG

2.2.1 Các sản phẩm tín dụng cá nhân của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng

Thị trường ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam là một thị trường có nhiều tiềm năng nhờ bộ phận dân số trẻ và năng động chiếm tỷ lệ lớn, thu nhập ngày càng tăng, mong muốn cải thiện chất lượng và phong cách sống. Tuy nhiên, các sản phẩm và dịch vụ mà hệ thống ngân hàng đang cung cấp vẫn còn giản đơn và có tính năng giống nhau, không phù hợp với nhu cầu của từng phân khúc khách hàng cụ thể tại Việt Nam. Điều này đòi hỏi các ngân hàng phải linh hoạt triển khai một loạt các giải pháp thanh toán, đầu tư và cho vay mới một cách thuận tiện nhất để phù hợp với mọi nhu cầu của khách hàng. Đồng thời, ngân hàng cũng cần cải thiện các quy trình hoạt động và nền tảng công nghệ để phục vụ khách hàng tốt hơn. Nắm bắt được điều đó, VPBank luôn nỗ lực cung cấp nhiều sản phẩm cho vay tiện lợi để mua sắm tài sản, kinh doanh nhỏ lẻ hoặc các nhu cầu tiêu dùng, nhằm đẩy mạnh tín dụng cá nhân trong bối cảnh khó đẩy vốn vào khu vực DN.

2.2.1.1 Vay có tài sản đảm bảo * Thấu chi cầm cố sổ tiết kiệm online

Hình thức cấp tín dụng này áp dụng đối với các khách hàng cá nhân có tài khoản tiết kiệm online tại VPBank nhưng chưa đến hạn tất toán và không muốn mất đi khoản lãi vay ưu đãi của sổ tiết kiệm này nhưng lại đang cần gấp một khoản tiền để chi tiêu ngắn hạn.

Hạn mức cho vay: tối thiểu 10 triệu đồng, tối đa 500 triệu đồng và đảm bảo trong mọi trường hợp không vượt quá 80% tổng giá trị (các) khoản tiền gửi tiết kiệm online được cầm cố.

Tổng giá trị tài sản đảm bảo: tối thiểu 12,5 triệu đồng Thời gian cho vay: Tối thiểu 1 tháng, tối đa 12 tháng

trừ vào TK của khách hàng vào cuối tháng, gốc thu vào thời điểm kết thúc hạn mức thấu chi.

* Cho vay kinh doanh

Hình thức tín dụng này áp dụng đối với khách hàng có phuơng án kinh doanh hiệu quả nhung đang gặp vấn đề về vốn.

Hạn mức cho vay: tối đa 80% đối với cho vay vốn luu động và 90% đối với cho vay đầu tu TSCĐ.

Thời gian cho vay: tối đa 12 tháng đối với cho vay vốn luu động và tối đa 60 tháng đối với cho vay đầu tu TSCĐ

Phuơng thức trả nợ: cho vay theo món (lãi trả định kỳ, gốc trả định kỳ/cuối kỳ) hoặc cho vay theo hạn mức (lãi trả hàng tháng, gốc trả cuối kỳ)

* Cho vay kinh doanh bổ sung vốn lưu động trả góp

Hình thức tín dụng này áp dụng đối với Khách hàng thiếu hụt vốn kinh doanh hoặc có phuơng án tăng vốn luu động để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh;

Hạn mức cho vay: tối đa 90% đối với cho vay vốn luu động ; Thời gian cho vay: tối đa 48 tháng;

Phuơng thức trả nợ: cho vay theo món (lãi trả định kỳ hàng tháng, gốc trả định kỳ hàng tháng, 2 tháng hoặc 3 tháng).

* Cho vay mua nhà cá nhân

Hình thức tín dụng này do VPBank cung cấp, tạo ra cơ hội sở hữu ngôi nhà mơ uớc cho các KHCN. VPBank hỗ trợ cho vay khách hàng mua nhà đã có giấy tờ sở hữu và nhà ở các khu chung cu, đô thị mới chua có giấy tờ sở hữu;

Hạn mức cho vay: Tối đa 100% chi phí mua nhà/xây dựng/sửa chữa nhà nhung không vuợt quá tỷ lệ cho vay trên TSBĐ do VPBank quy định;

Thời gian cho vay: Tối đa 20 năm;

Phuơng thức trả nợ: Lãi trả hàng tháng, gốc trả hàng tháng hoặc cuối kỳ.

* Cho vay cá nhân xây dựng/sửa chữa nhà

VPBank cung cấp hình thức tín dụng cá nhân nhằm nâng cao mức sống từ căn nhà mơ uớc của khách hàng;

Hạn mức cho vay: Tối đa 90% chi phí xây dựng/sửa chữa nhà nhưng không vượt quá tỷ lệ cho vay trên TSBĐ do VPBank quy định;

Thời gian cho vay: Tối đa 15 năm;

Phương thức trả nợ: Lãi trả hàng tháng, gốc trả hàng kỳ.

* Cho vay mua ô tô cá nhân

Sản phẩm tín dụng này hộ trợ tài chính cho cá nhân có nhu cầu mua ô tô phục vụ nhu cầu đi lại hoặc nhu cầu kinh doanh;

Hạn mức cho vay: Tối đa 100% giá trị xe nhưng không vượt quá tỷ lệ cho vay trên TSBĐ do VPBank quy định;

Thời gian cho vay: Tối đa 60 tháng đối với SP ô tô cá nhân thành đạt và tối đa 48 tháng đối với SP ô tô cá nhân kinh doanh;

Phương thức trả nợ: Lãi trả hàng tháng, gốc trả hàng tháng hoặc cuối kỳ.

* Cho vay cầm cố GTCG do VPBank phát hành

Đây là hình thức tín dụng cá nhân áp dụng đối với các đối tượng khách hàng tiền gửi tại VPBank có phát sinh nhu cầu vay vốn đột xuất;

Hình thức tín dụng cá nhân này, cho phép vay hạn mức vượt quá mệnh giá ghi trên sổ tiết kiệm miễn là đảm bảo gốc + lãi STK đến thời điểm đáo hạn đủ thanh toán gốc + lãi + phí của khoản vay; Cho phép sử dụng chính sổ tiết kiệm hoặc nguồn khác để trả nợ; Cho phép trả nợ bất kỳ lúc nào, tính lãi theo thời gian vay thực tế, không tính phí trả nợ trước hạn;

Hạn mức cho vay: Tối đa không vượt quá giá trị sổ tiết kiệm;

Thời gian cho vay: Tối đa không vượt quá thời điểm đáo hạn sổ tiết kiệm; Phương thức trả nợ: Gốc, lãi trả cuối kỳ.

* Cho vay hỗ trợ tài chính du học

Cho vay hỗ trợ tài chính du học, hỗ trợ chứng minh tài chính nhằm bổ túc hồ sơ du học và thanh toán chi phí đào tạo, chi phí sinh hoạt tại nước ngoài;

Hạn mức cho vay: Tối đa chi phí du học do cơ sở đào tạo cung cấp nhưng không vượt quá tỷ lệ cho vay trên TSBĐ do VPBank quy định;

Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng

Phương thức trả nợ: Lãi trả hàng tháng, gốc trả hàng tháng hoặc cuối kỳ.

2.2.1.2 Vay không có tài sản đảm bảo * Thấu chi online trên tài khoản lương

Sản phẩm thấu chi trực tuyến dành cho KH nhận lương qua tài khoản VPBank có nhu cầu chi tiêu vượt số tiền có trong tài khoản thanh toán;

Hạn mức cho vay từ 10 đến 20 triệu đồng; Thời gian cho vay: 12 tháng;

Phương thức trả nợ là lãi tính trên số tiền thấu chi và số ngày thấu chi thực tế, trừ vào tài khoản của khách hàng vào cuối tháng, gốc thu vào thời điểm kết thúc hạn mức thấu chi.

* Vay tiêu dùng tín chấp cá nhân

VPBank cung cấp dịch vụ cho vay tiêu dùng tín chấp cá nhân, để đáp ứng mọi nhu cầu chi tiêu nhanh chóng, thuận tiện và không cần tài sản bảo đảm;

Hạn mức cho vay đối với loại hình tín dụng này tối đa lên tới 10 tháng lương, không quá 500 triệu đồng;

Thời gian cho vay tối đa lên đến 48 tháng; số tiền trả hàng tháng bằng nhau, trong đó lãi theo dư nợ giảm dần.

* Thấu chi cá nhân tiêu dùng

Đây là hình thức TD với Hạn mức cho vay: tối đa 6 tháng lương, tối đa 200 triệu đối với hình thức tín chấp và tối đa 300 triệu đối với hình thức đảm bảo bằng tài sản;

Thời gian cho vay: tối đa 12 tháng;

Phương thức trả nợ: Lãi tính trên số tiền thấu chi và số ngày thấu chi thực tế, trừ vào TK của khách hàng vào cuối tháng.

Sản phẩm này cho phép KH có một nguồn tiền mặt sẵn sàng bất kỳ lúc nào.

2.2.2Thực trạng chất lượng tín dụng cá nhân

2.2.2.1 Tình hình dư nợ đối với khách hàng cá nhân

Hoạt động tín dụng vẫn luôn là hoạt động chủ yếu đem lại nguồn thu cho Ngân hàng. Sự chuyển hóa từ gửi tiền sang vốn tín dụng để bổ sung cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế không chỉ có ý nghĩa đối với nền kinh tế mà còn đối với bản thân Ngân hàng. Vì thế việc chú trọng tăng trưởng và phát triển hoạt động tín dụng luôn được VPBank chú trọng với nhiều biện pháp như tăng cường đào tạo nhân viên, nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường quảng bá hình ảnh, uy tín...nên trong những năm vừa qua VPBank đã đạt được những mức tăng trưởng tương đối khả quan.

Bảng 2.4: Tình hình dư nợ đối với KHCN theo thời gian cho vay ban đầu

8 5 3 Nợ ngắn hạn 11.54 1 32 17.31 5 28 26.09 2 29 Nợ trung hạn 17.30 2 48 30.128 48 30.59 1 34 Nợ dài hạn 7.46 5 20 2 14.79 24 0 33.29 37

VPBank trên hành trình tr ở thành một trong 3 ngân hàng TMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam vào năm 2017. Theo dõi bảng trên ta thấy, dư nợ KHCN năm 2016 so với năm 2014 tăng 147,81%; Tỷ trọng dư nợ KHCN so với tổng dư nợ cho vay KH năm 2014 - 2016 lần lượt là 46,32%, 53,28% và 62,19%; điều này có thể thấy VPBank định hướng khách hàng cá nhân là phân khúc khách hàng tiềm năng của VPBank.

Trong giai đoạn 2014 - 2016, tỷ trọng cho vay ngắn hạn của VPBank giảm mạnh trong năm 2015 còn 28% so với 32% của năm 2014. Kết thúc năm 2016, tỷ trọng này tăng khiêm tốn lên mức 29% so với năm 2015.

Tỷ trọng cho vay trung hạn đối với KHCN trong giai đoạn này, được giữ vững ở mức khá cao 48% trong năm 2014 và 2015. Tuy nhiên, sang năm 2016,

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Dư nợ cho vay KHCN 36.308 62.235 89.97

3

Cho vay kinh doanh 5.44

6 15% 6.20 5 10% 8.99 7 10% Cho vay mua bất động sản 6.35

0 17,50% 11.825 19% 614.39 16%

Cho vay mua ô tô 7.98

8 22% 14.936 24% 419.79 22%

Cho vay tiêu dùng 16.524 45,50% 29.269 47% 46.78

6

52%

tỷ trọng này lại giảm mạnh xuống còn 34%.

Giai đoạn năm 2014-2016, tỷ trọng cho vay dài hạn đối với KHCN lại có xu huớng tăng mạnh qua các năm. Cụ thể, năm 2015, tỷ trọng này ở mức 24%, tăng 7.327 tỷ so với năm 2014. Năm 2016, tỷ trọng này tăng mạnh lên mức 37%, tuơng đuơng tăng 18.498 tỷ.

Biểu đồ 2.3: Dư nợ cá nhân tại VPBank theo kỳ hạn từ năm 2014 - 2016

Đơn vị: Tỷ đồng

Quan sát biểu đồ, ta có thể thấy rõ tốc độ tăng truởng của du nợ cá nhân dài hạn tăng mạnh giai đoạn năm 2014 - 2016, cụ thể tăng từ 7.465 tỷ đồng lên 33.290 tỷ đồng, tuơng đuơng tăng 346%. Điều này chỉ ra rằng, nhu cầu khách hàng vay trong thời gian dài ngày càng nhiều, cho thấy xu huớng khách hàng đầu tu cho tuơng lai nhiều hơn. VPBank nên chú trọng phát triển những sản phẩm dài hạn hơn nữa đồng thời nghiên cứu các biện pháp giảm thiểu rủi ro vì đây là những sản phẩm đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng, song hành là mức rủi ro cũng cao.

Việc cho vay dài hạn ở phân khúc KHCN sẽ giúp các NH có đuợc biên độ lãi suất

cao hơn, nhất là ở mảng cho vay tiêu dùng. Rủi ro tín dụng cũng sẽ đuợc phân tán thay vì

tập trung cho vay ở các KHDN lớn. Trong khi du nợ dài hạn làm tăng rủi ro cho các phẩm khác như huy động vốn, dịch vụ thanh toán tự động, chuyển tiền, phát hành thẻ nhằm tăng nguồn thu ngoài lãi, do đó ngân hàng nào cũng ưa thích.

Với tiềm năng dân số trẻ và thu nhập đầu người ngày càng cải thiện, cơ cấu tầng lớp trung lưu tăng lên thì việc hướng đến các sản phẩm dịch vụ bán lẻ trở thành cuộc đua quyết liệt trong thời gian gần đây, trong đó những NH có truyền thống bán buôn cũng đã chuyển định hướng sang mảng bán lẻ và cạnh tranh gay gắt.

2.2.2.2 Doanh số cho vay theo mục đích

Sau những nghiên cứu về những nhu cầu vay vốn khác nhau của KHCN, VPBank đã triển khai những SP cho vay của mình theo những mục đích sau: Cho vay kinh doanh, Cho vay mua BĐS, cho vay mua ô tô và cho vay tiêu dùng.

Bảng 2.5: Doanh số cho vay theo mục đích

có nhu cầu vay vốn để kinh doanh. Năm 2014, hoạt động này chiếm 15% dư nợ cho vay

KHCN và tốc độ tăng trưởng thời điểm này là 58,2%. Đến năm 2015, cho vay hộ kinh doanh là 6.205 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 10% và giữ vững tỷ trọng này trong năm 2016. Nhu cầu vay vốn của hộ kinh doanh vẫn luôn được duy trì qua các năm, tỷ trọng cho vay

kinh doanh luôn ổn định từ 10% - 15% dư nợ cho vay khách hàng cá nhân.

50% ________45.5% % ... 30% 22% 24% 22% 22% 20% 17 ∙5% 19%---∙ 16 % 10% 15 % 10% 10%

Đến năm 2015, sự ấm lên của thị trường BĐS cũng kéo theo tỷ trọng cho vay mua BĐS tăng lên 19%. Hàng loạt dự án xây dựng chung cư và khu căn hộ dành cho các đối tượng khác nhau đồng loạt được tiến hành, từ dành cho đối tượng khách hàng có thu nhập thấp đến khách hàng trung, thượng lưu vì cùng với mức sống ngày càng tăng cao, nhu cầu mua nhà của người dân phục vụ cho việc ăn ở giai đoạn này cao. Năm 2016, VPBank cẩn trọng hơn trong việc cho vay mua BĐS và điều chỉnh theo hướng giảm tỷ trọng đáng kể còn 16%, do thị trường này luôn chứa đựng nhiều rủi ro và biến động lớn.

Theo như cách phân loại phổ biến hiện tại, cho vay mua nhà lần đầu được xếp vào cho vay tiêu dùng mà không phải là cho vay bất động sản, nên cho vay bất động sản trên báo cáo tài chính của ngân hàng vẫn chưa phản ánh hết toàn bộ dư nợ cho vay thị trường bất động sản.

Bên cạnh đó, nhu cầu vay mua ô tô của người dân cũng phản ánh đúng với tình hình xã hội hiện nay khi xã hội ngày càng phát triển, việc thể hiện đẳng cấp không còn nằm ở chiếc xe máy mà ở xe ô tô. Để sở hữu một chiếc xe ô tô cũng không quá khó với những người có thu nhập khá trở lên, một chiếc xe ô tô hiện nay không chỉ để thể hiện đẳng cấp mà còn có thể dùng để đi du lịch, đi chở hàng...Tỷ trọng của cho vay mua ô tô giai đoạn năm 2014 - 2016 luôn được giữ ổn định ở mức 22% - 24%.

Cho vay tiêu dùng cũng là một sản phẩm nòng cốt của hoạt động tín dụng VPBank. Với sản phẩm này, khách hàng có thể vay với nhiều mục đích khác nhau như đi du lịch, mua sắm nội thất, vay để chuẩn bị đám cưới...vì thế khách hàng chọn sản phẩm này khá nhiều. Đặc điểm của hoạt động này là các khoản vay quy mô nhỏ nhưng số lượng nhiều. Minh chứng cho điều này là tỷ trọng cho vay tiêu dùng trong giai đoạn năm 2014 - 2016 ngày càng tăng, chiếm 45% - 52% cơ cấu cho vay. Tốc độ tăng trưởng ở hoạt động này là nhanh nhất, 77,23% năm 2015 so với năm 2014 tương đương tăng 12.745 tỷ đồng. Năm 2016 cho vay tiêu dùng tăng 17.517 tỷ đồng, tương đương tốc độ tăng trưởng là 60%.

Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng cho vay KHCN theo mục đích

8 5 3 Nợ đủ tiêu chuẩn 34.38 4 56.85 7 82.41 0 Nợ cần chú ý 1.001 3.70 0 4.947 Nợ dưới tiêu chuẩn 35

6 67 6 1.45 2 Nợ nghi ngờ 32 8 278 606 Nợ có khả năng mất vốn 23 9 724 557 Nợ quá hạn 1.924 5.37 8 7.56 2 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 5,30 % % 8,64 % 8,41 Nợ xấu 92 3 1.678 2.615 Tỷ lệ nợ xấu 2,54 % 2,69 % 2,91 %

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng thực trạng và giải pháp,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w