Các NHTM Việt Nam đã và đang phát triển dịch vụ tín dụng khách hàng cá nhân, đây là xu thế tất yếu, phù hợp với xu huớng chung của các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới.
Việt Nam là nuớc có thị truờng khách hàng cá nhân đầy tiềm năng với gần 90 triệu dân, GDP đầu nguời tăng lên đều đặn nên tỷ trọng tiết kiệm ngày càng tăng lên trong tỷ trọng tổng thu nhập của cả hộ gia đình. Đây là tiền đề để các ngân hàng chú trọng trong công tác huy động vốn dân cu, tăng nguồn cho ngân hàng. Bên cạnh đó trình độ dân trí cao hơn dẫn đến xu huớng sử dụng nhiều hơn và khả năng tiếp cận dễ dàng hơn tới các phuơng tiện hiện đại nhu Internet, Mobile phone, ATM, ... chính là cơ sở để các ngân hàng ngày càng mở rộng các dịch vụ dựa trên các phuơng tiện này.
Ngoài ra, thời gian qua hoạt động dịch vụ tín dụng KHCN đã ngày càng gia tăng tỷ trọng đóng góp trong lợi nhuận của các ngân hàng. Có nhiều yếu tố dẫn đến các ngân hàng có xu thế phát triển các dịch vụ tín dụng KHCN nhung chung quy lại với vai trò to lớn của nó nhu đã đề cập ở chuơng 1 thì các ngân hàng, cũng nhu Nhà Nuớc sẽ tập trung chú trọng phát triển dịch vụ tín dụng KHCN. Xu thế đó có thể điểm qua một số biểu hiện nhu sau:
Thứ nhất, các ngân hàng về ngắn hạn và dài hạn phần lớn đều đặt mục tiêu phát triển dịch vụ tín dụng KHCN. Ví dụ nhu : Ngân hàng thuơng mại cổ phần Hàng Hải (MaritimeBank) định huớng: phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng đa dạng, đa tiện ích đuợc định huớng theo nhu cầu của nền kinh tế trên cơ sở tiếp tục nâng cao chất luợng và hiệu quả các dịch vụ ngân hàng truyền thống, đồng thời tiếp cận nhanh hoạt động ngân hàng hiện đại và dịch vụ tài chính ngân hàng mới có hàm luợng công nghệ cao để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của nền kinh tế và tối đa hoá các giá trị gia tăng.
Thứ hai, sự gia tăng các kênh phân phối áp dụng hình thức giao dịch mới nhu giao dịch qua ATM, mobile-banking, phone-banking, internet- banking,.. .một cách nhanh chóng trong thời gian qua là buớc đánh dấu của sự tập trung vào dịch vụ tín dụng KHCN của các ngân hàng.
Thứ ba, các dịch vụ huy động vốn dân cu, tín dụng thể nhân và chuyển tiền kiều hối đuợc các ngân hàng đua nhau đua ra các hình thức uu đãi khuyến mại, giành
giật thị phần cũng là những dấu hiệu cho thấy các ngân hàng thuơng mại trong nuớc cũng nhu nuớc ngoài đang cạnh tranh khốc liệt trong dịch vụ tín dụng KHCN.
Truớc đây động lực thúc đẩy tăng truởng kinh tế là đầu tu nhung do sự chuyển đổi của nền kinh tế, vài năm gần đây, động lực thúc đẩy tăng truởng chính là tiêu dùng dân cu.
Năm 2015, tăng truởng kinh tế cải thiện nhờ vào tăng tiêu dùng, năm 2016 tăng truởng chậm lại cũng do tiêu dùng. Cấu trúc này cũng phù hợp của chuyển biến hiện nay Việt Nam đã trở thành nền kinh tế trung bình thấp. Trong các nền kinh tế trung bình thấp, tiêu dùng là động lực thúc đẩy tăng truởng và nhu cầu tiêu dùng đến từ tầng lớp trung luu trung bình thấp và trung luu trung bình cao.
Hiện nay, tiêu dùng đóng góp 6,5% vào GDP của Việt Nam, đây là mức cao so với các nuớc khác trong khu vực và tiềm năng tăng truởng của tiêu dùng vẫn còn rất lớn. Truớc đây các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo phục vụ xuất khẩu tăng truởng nhanh thì hiện tại nhóm ngành có biên lợi nhuận cao và hấp dẫn với các nhà đầu tu trên thị truờng chứng khoán lại là ngành công nghiệp chế biến và dịch vụ
phục vụ tiêu dùng trong nước hướng đến nhóm khách hàng tiêu dùng, lao động ở tầng lớp trung lưu. Trong bối cảnh đó, các NH chuyển dịch cơ cấu cho vay, trong tăng trưởng tín dụng, phần tăng mạnh nhất là tín dụng tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu từ xuất phát điểm rất thấp nhưng cũng phù hợp với xu hướng hướng tới nền kinh tế tiêu dùng.