Thách thức trong phát triển tín dụng cá nhân

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng thực trạng và giải pháp,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 85 - 86)

Các cơ hội mở ra đối với tín dụng cá nhân càng cao thì các thách thức cũng như rủi ro từ mảng dịch vụ này cũng càng lớn. Theo các chuyên gia tài chính, trong một môi trường lãi suất thấp, tín dụng cá nhân là kênh cho vay hấp dẫn đối với các NHTM do lợi suất cho vay cao; lạm phát của Việt Nam luôn được kiểm soát ở mức thấp và chính sách kích cầu tiếp tục được quan tâm, nên nhu về vốn tiêu dùng sẽ gia tăng. Tuy nhiên, rủi ro sẽ tăng dần nếu lạm phát tăng trở lại, lãi suất tăng ảnh hưởng đến khả năng trả nợ tại nhóm khách hàng này, do đó, các NHTM cũng cần phải thận trọng khi tập trung vào mảng tín dụng cá nhân.

Hiện nay, tín dụng tiêu dùng tín chấp đang được các công ty tài chính và ngân hàng đẩy mạnh là phương tiện hỗ trợ tài chính cho người tiêu dùng. Nhưng nếu chạy đua giành thị phần, mà không kiểm soát được rủi ro, sẽ dẫn đến nguy cơ “bong bóng” tín dụng tài chính cá nhân, khi nợ xấu trong hoạt động cho vay ngày một gia tăng. Chính vì thế, vấn đề quản lý rủi ro để hạn chế nợ xấu là hết sức quan trọng. Việc kiểm soát nợ xấu luôn nhờ vào cơ chế quản trị rủi ro chặt chẽ. Do đó, công ty tài chính, ngân hàng phải đầu tư đúng chỗ, phát triển bền vững tín dụng tiêu dùng, thay vì chấp nhận rủi ro, khó kiểm soát vốn, dẫn đến gây nguy hại cho sự phát triển của Ngành.

Việc các Ngân hàng gia tăng tập trung vào nhóm khách hàng cá nhân đã tạo áp lực cạnh tranh về thị phần rất lớn giữa các Ngân hàng nói chung và VPBank nói riêng. Với mục tiêu phân tán rủi ro trong hoạt động cho vay, các NH đang tập trung dịch chuyển tín dụng sang nhóm khách hàng cá nhân. Hiện một nhóm NH đang tập trung khai thác khách hàng khu vực thành thị, tích cực săn lùng những khách hàng có thu nhập ổn định có nhu cầu mua sắm, tiêu dùng cao, đồng thời bám sát nhu cầu

mua nhà để ở, chính sách nhà ở cho người có thu nhập thấp để tăng trưởng tín dụng. Một nhóm khác lại có xu hướng tiến về khu vực nông thôn theo chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp nông thôn để tăng cường hỗ trợ vốn cho vay nông nghiệp.

Hình thức cho vay đối với khách hàng cá nhân cũng được áp dụng linh hoạt, có khách hàng cần tài sản đảm bảo mới được vay vốn nhưng có khách hàng cũng được vay tín chấp, đồng thời không áp dụng một khung lãi suất cố định mà lãi suất cao hay thấp tùy thuộc vào mức độ rủi ro của khoản vay. Các NHTM cần tạo ra các sản phẩm dịch vụ có tính cạnh tranh hơn nữa về sự tiện ích, đa dạng, phù hợp với nhu cầu cũng như khả năng của mọi đối tượng khách hàng.

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng thực trạng và giải pháp,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w