Các nhân tố ảnh hưởng đên chất lượng tín dụng cá nhân

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng chi nhánh nam thành,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 29 - 35)

Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản của một ngân hàng, hoạt động tín dụng phát triển cũng kéo theo các hoạt động khác của ngân hàng phát triển. Nâng cao chất luợng tín dụng đã, đang, và sẽ là cái đích mà tất cả các ngân hàng thuơng mại huớng tới. Có nhiều nhân tố ảnh huởng đến chất luợng tín dụng. Bên cạnh các nhân tố từ chính ngân hàng, còn có những nhân tố từ khách hàng của ngân hàng và các nhân tố khách quan khác.

1.2.3.1. Các nhân tố từ phía Ngân hàng

- Chính sách tín dụng:

Tín dụng cá nhân là một bộ phận quan trọng trong hoạt động cho vay của ngân hàng nên việc xây dựng một chính sách riêng cho khoản mục này sẽ giúp ngân hàng xác định rõ hơn mục tiêu cần huớng tới cũng nhu phân bổ và sử dụng các nguồn lực bên trong một cách hợp lý và hiệu quả nhất.

Chính sách tín dụng có thể thay đổi khi các yếu tố xây dựng nên chính sách tín dụng như khả năng về vốn của ngân hàng và nhu cầu tín dụng của khách hàng thay đổi. Đối với mỗi khách hàng, ngân hàng có thể đưa ra các chính sách khác nhau cho phù hợp: Đối với các khách hàng có uy tín thì ngân hàng có thể cho vay không có tài sản đảm bảo, có hạn mức cao hơn, lãi suất ưu đãi hơn trong khi việc có tài sản đảm bảo là cần thiết đối với các khách hàng khác. Một chính sách tín dụng hợp lý, linh hoạt sẽ đáp ứng được nhu cầu đa dạng khác nhau của các khách hàng khác nhau và đảm bảo khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng cá nhân.

- Quy trình tín dụng: Sự kết hợp nhịp nhàng giữa các bước trong quy trình sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng phát hiện kịp thời các khuyết điểm, nắm được diễn biến các khoản tín dụng để có biện pháp điều chỉnh, can thiệp kịp thời, sớm ngăn ngừa hạn chế rủi ro có thể xảy ra. Thủ tục giải quyết nhanh, đơn giản, chính xác, thuận tiện sẽ tạo ấn tượng tốt với các khách hàng và ngày càng thu hút được khách hàng cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ của ngân hàng.

- Chất lượng thông tin tín dụng: Tác động trực tiếp đến quyết định cho vay hay không của ngân hàng, đặc biệt là trong hoạt động tín dụng cá nhân, việc thu thập đầy đủ và chính xác thông tin cá nhân và tình hình tài chính của khách hàng mang lại không ít khó khăn cho công tác thẩm định cho vay. Để cho vay có hiệu quả, ngân hàng phải chú trọng vào công tác thu thập thông tin như tư cách, uy tín, năng lực tài chính, kết quả kinh doanh, quan hệ xã hội, thông tin giá cả, thị trường của đối tượng cho vay... thông qua hồ sơ khách hàng, trung tâm tín dụng, các cơ quan quản lý Nhà nước. để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay, mang lại hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng.

- Công tác tổ chức ngân hàng: Tổ chức của ngân hàng cần cụ thể hoá và sắp xếp có khoa học, có tính linh hoạt trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc đã quy định. Ngân hàng được tổ chức một cách có khoa học sẽ đảm bảo được sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng ban, giữa các ngân hàng với nhau trong toàn hệ thống cũng như với các cơ quan liên quan khác. Qua đó sẽ tạo điều kiện đáp ứng kịp thời các yêu cầu của khách hàng, quản lý có hiệu quả các khoản vốn tín dụng,

phát hiện và giải quyết kịp thời các khoản tín dụng có vấn đề, từ đó nâng cao chất lượng tín dụng dành cho KHCN.

- Tình hình huy động vốn: Nguồn vốn đáp ứng hoạt động tín dụng dành cho KHCN ảnh hưởng lớn tới chất lượng của các khoản vay. Vốn huy động càng lớn, hiệu quả vốn huy động càng cao thì NHTM càng có khả năng mở rộng và phát triển tín dụng cá nhân. Để đảm bảo chất lượng các khoản vay, ngân hàng cần có sự điều chỉnh hợp lý về kỳ hạn giữa nguồn vốn huy động và cho vay để hạn chế rủi ro thanh khoản, đáp ứng tốt nhất nhu cầu tín dụng và tạo lập uy tín đối với khách hàng.

- Chất lượng của đội ngũ cán bộ

Trực tiếp tham gia vào mọi khâu của quy trình tín dụng và tạo nên hình ảnh cho ngân hàng, con người là nhân tố quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và trong hoạt động tín dụng nói riêng. Việc đánh giá nhân tố con người bao gồm: trình độ cán bộ, đạo đức nghề nghiệp, kinh nghiệm làm việc, cơ cấu nhân sự...

Một NHTM muốn hoạt động kinh doanh tốt trước hết ban lãnh đạo phải là người có chất xám, kinh nghiệm, phẩm chất đạo đức tốt và đặt lợi ích chung lên hàng đầu. Tiếp đến là đội ngũ CBTD giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm và quan trọng không kém là đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm trong công việc. Bên cạnh đó CBTD cần có sự hiểu biết rộng về pháp luật, môi trường kinh tế xã hội, đường lối phát triển của đất nước, sự thay đổi của thị trường. để dự đoán trước được những biến động có thể xảy ra từ đó tư vấn và xây dựng phương án kinh doanh cho phù hợp.

- Trình độ công nghệ và quản lý: Trình độ công nghệ áp dụng vào hoạt động tín dụng cũng có ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng dành cho KHCN. Nếu ngân hàng có trình độ công nghệ và quản lý hiện đại thì sẽ thúc đẩy hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng cá nhân nói riêng như rút ngắn thời gian cho vay đối với mỗi khách hàng, tạo được uy tín và sự tín nhiệm, thu hút ngày càng nhiều khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng.

- Kiểm tra, kiểm soát nội bộ: Hoạt động tín dụng rất phức tạp và nhạy cảm và đầy biến động. Trong khi đó, cán bộ ngân hàng thường làm theo thói quen nên việc kiểm tra, kiểm soát nội bộ giúp cho ngân hàng nhận ra những sai sót, nắm bắt kịp thời các khoản cho vay có vấn đề. Mặt khác, công tác kiểm soát nội bộ còn đóng vai trò là những hồi chuông nhắc nhở các phòng ban và CBTD trong việc chấp hành quy chế tín dụng, không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ để theo kịp trình độ phát triển của nền kinh tế, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng.

1.2.3.2. Các nhân tố từ phía khách hàng

Khách hàng là người lập phương án, dự án xin vay và sau khi được ngân hàng chấp nhận, khách hàng là người trực tiếp sử dụng vốn vay để kinh doanh. Vì vậy, khách hàng cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng:

- Tư cách đạo đức của khách hàng

Tư cách đạo đức của khách hàng quyết định hành vi trả nợ của khách hàng. Sự thiếu trung thực, thiện chí từ khách hàng có thể gây nên khó khăn trong việc phân tích, thẩm định, giám sát và thu hồi nợ của ngân hàng. Một số biểu hiện trực tiếp trong quan hệ tín dụng với ngân hàng:

Không sẵn sàng cung cấp đầy đủ thông tin, đưa thông ti n sai lệch: Gây khó khăn cho ngân hàng trong việc nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh cũng như việc quản lý vốn vay của khách hàng để qua đó có thể đưa ra quyết định cho vay đúng đắn.

Cố tình sử dụng vốn sai mục đích, sai đối tượng kinh doanh: Ảnh hưởng trực tiếp đến việc trả nợ đúng hạn, gây khó khăn cho việc thu hồi nợ, tác động xấu đến chất lượng tín dụng của ngân hàng.

- Năng lực tài chính của khách hàng: Nguồn trả nợ của KHCN chủ yếu phụ thuộc vào nguồn thu nhập của họ. Do vậy, việc xem xét năng lực tài chính có vai trò quan trọng quyết định cho vay đối với hoạt động tín dụng cá nhân. Những cá nhân có thu nhập cao và ổn định sẽ có ý thức cao và đủ khả năng để trả nợ cho ngân hàng, đảm bảo độ an toàn cho các các khoản tín dụng. Ngược lại, với những cá nhân có thu nhập thấp hoặc không ổn định sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn đúng

hạn của ngân hàng.

- Tính khả thi của dự án và tài sản đảm bảo: Là những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay KHCN. Việc xem xét tính khả thi của kế hoạch sản xuất kinh doanh của khách hàng sẽ giúp ngân hàng đánh giá khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng. Bên cạnh đó, tài sản đảm bảo được coi là nguồn thu nợ thứ hai cho ngân hàng khi khách hàng không trả nợ được cho ngân hàng, góp phần tăng tính an toàn cho các khoản vay. Tuy nhiên, do việc phát mại tài sản thế chấp đòi hỏi phải mất thời gian và các chi phí liên quan nên tài sản đảm bảo chỉ nhằm giảm tổn thất cho ngân hàng và là động lực thúc đẩy khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình.

1.2.3.3. Các nhân tố khác

- Môi trường kinh tế

Nen kinh tế là một hệ thống bao gồm các hoạt động của tất cả thành phần kinh tế phản ánh thông qua trình độ phát triển kinh tế, thu nhập quốc dân, thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, mức ổn định giá cả... Các yếu tố kinh tế này ảnh hưởng đến tâm lý và hành đi đi vay của KHCN. Trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng mạnh, người dân thường có tâm lý lạc quan về thu nhập trong tương lai và khả năng tạo ra lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ đủ trang trải chi phí các khoản vay; do đó nhu cầu tiêu dùng và mở rộng sản xuất kinh doanh của khu vực dân cư cũng tăng lên. Ngược lại khi nền kinh tế suy thoái, tình hình thất nghiệp gia tăng thì người dân sẽ có xu hướng hạn chế nhu cầu vay vốn, gia tăng tiết kiệm; các KHCN, hộ gia đình vay vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh dịch vụ cũng bị ảnh hưởng về thu nhập, ảnh hưởng tới khả năng thu nợ của ngân hàng. Vì vậy, sự ổn định hay mất ổn định của nền kinh tế sẽ có tác động mạnh mẽ đến hoạt động tín dụng dành cho KHCN của ngân hàng.

- Môi trường pháp lý

Trong nền kinh tế thị trường có điều tiết của Nhà nước, pháp luật có vai trò tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho các chủ thể kinh tế, Nhà nước, cá nhân. Hoạt động ngân hàng cũng không nằm ngoài hệ thống các văn bản pháp luật quy định phạm vi hoạt động của các cá nhân

cũng như các thành phần kinh tế khác.

Neu các quy định của pháp luật không đầy đủ, rõ ràng, thiếu tính đồng bộ và nhất quán sẽ gây khó khăn cho hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng dành cho KHCN nói riêng bởi nó tạo ra các khe hở trong quản lý tín dụng gây ra hành vi lừa đảo, chụp giật vốn vay của ngân hàng cũng như tạo ra những vướng mắc không cần thiết giữa ngân hàng và khách hàng trong quan hệ vay mượn. Mặt khác, hệ thống pháp luật và các quy định về hoạt động tín dụng đầy đủ, cụ thể, rõ ràng sẽ hấp dẫn được nhiều khách hàng tìm đến ngân hàng hơn, khuyến khích các ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng cho mảng KHCN.

- Môi trường chính trị: Sự ổn định của môi trường chính trị sẽ thu hút các nguồn đầu tư từ nhiều hướng khác nhau, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển và đảm bảo chất lượng cuộc sống của người dân. Từ đó, ngân hàng sẽ huy động được nhiều nguồn vốn khác nhau để tăng hiệu quả sử dụng nguồn vốn, tác động tích cực đến hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng cho KHCN nói riêng. Các yếu tố như tình hình trật tự an ninh và an toàn xã hội, trình độ dân trí, niểm tin tưởng lẫn nhau. cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với khách hàng.

- Môi trường văn hóa-xã hội: Bao gồm các yếu tố như thói quen tiêu dùng, phong tục tập quán, trình độ dân trí. sẽ tác động đến nhu cầu vay vốn của người dân trong xã hội, ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng dành cho KHCN của ngân hàng. Ở những khu vực tập trung dân cư có trình độ dân trí cao, có công việc ổn định, có lợi thế sản xuất, kinh doanh. thì nhu cầu vay để thỏa mãn mục đích tiêu dùng và mở rộng sản xuất, kinh doanh là rất lớn. Trong khi đó, bộ phận dân cư ở khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo có mức sống và trình độ dân trí còn thấp sẽ hạn chế nhu cầu vay vốn để tiêu dùng, mua sắm, sản xuất kinh doanh với quy mô lớn.

- Môi trường tự nhiên: Đây là những nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai,

hỏa hoạn, dịch bệnh. Những điều này xảy ra thường xuyên sẽ tác động gây hậu quả xấu đến cả ngân hàng và khách hàng, chất lượng tín dụng cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.

Tóm lại, qua các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, ngân hàng có thể phân tích đâu là nhân tố tốt, đâu là không tốt để có những biện pháp thích hợp tạo điều kiện cho những mặt tích cực phát huy và hạn chế mặt tiêu cực để nâng cao chất lượng tín dụng.

Từ góc độ lý luận những nội dung đã trình bày nêu trên, tác giả đã phân tích, làm sáng tỏ một số vấn đề về tín dụng và chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân. Đây là cơ sở lý luận quan trọng làm nền tảng cho việc đánh giá chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Nam Thành

1.3 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại một sốNHTM và bài học cho Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng chi nhánh nam thành,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w